ETSI tìm giải pháp thay thế bộ giao thức TCP/IP cho mạng 5G
Viện các Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu ( ETSI: European Telecommunication Standards Institute) đã thành lập Nhóm Đặc tả Công nghiệp (ISG) mới nhằm xác định một giải pháp thay thế bộ giao thức TCP/IP cho mạng 5G.
TCP/IP là một bộ giao thức trao đổi thông tin được sử dụng để truyền tải và kết nối các thiết bị trong mạng internet hiện nay được phát triển lần đầu tiên vào cuối những năm 1970 trước khi áp dụng rộng rãi hơn vào những năm 1980. Bộ giao thức này cung cấp giao tiếp dữ liệu đầu cuối nhằm xác định dữ liệu nên được đóng gói, xác nhận, truyền, định tuyến và nhận như thế nào.
Với một thế hệ mạng di động mới như 5G, ETSI muốn tìm ra một giải pháp tối ưu hơn thay thế cho bộ giao thức TCP/IP tương đối cổ xưa này.
ETSI tìm giải pháp thay thế bộ giao thức TCP/IP cho mạng 5G
Kevin Smith, Phó Chủ tịch Nhóm đặc tả công nghiệp về mạng không IP (ISG NIN), giải thích: “Không thể phủ nhận khả năng cho phép kết nối toàn cầu của chồng giao thức internet và mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở (OSI) nhưng vì chúng bắt nguồn từ những năm 1970, thiết kế của chúng phản ánh nhu cầu và khả năng của thời kỳ đó. Việc đánh giá lại các nguyên tắc thiết kế cơ bản của các giao thức mạng mang lại cơ hội để tăng hiệu suất, tính bảo mật và hiệu quả cho các mạng truy cập trong những năm 2020 và áp dụng vào thực tế bằng các giải pháp đơn giản hơn thay vì phải bổ sung các tiện ích đắt tiền”.
Một số hạn chế mà bộ giao thức TCP/IP mắc phải đã được biết đến trong thời gian qua. Trước đó, vào năm 2015, một số nhà khai thác di động đã nhận ra một số vấn đề với giao thức TCP / IP trong mạng 4G và yêu cầu bổ sung thêm tính di động, bảo mật, chất lượng dịch vụ và các tính năng khác vào giao thức TCP/IP vì những tính năng này chưa bao giờ được thiết kế cho nó. Việc bổ sung thêm các tính năng này nhằm khắc phục các vấn đề tăng chi phí, độ trễ và tiêu thụ điện năng.
Hai trong số các ưu điểm lớn nhất từ việc triển khai mạng 5G đó là sẽ được giảm độ trễ và mức tiêu thụ điện năng. Tìm ra một giải pháp thay thế giao thức TCP / IP sẽ giúp đạt được các mục tiêu này và mở ra toàn bộ tiềm năng của 5G cho các trường hợp sử dụng mới.
Video đang HOT
ETSI đã thành lập ISG vào năm 2015 để tìm kiếm các giao thức thế hệ tiếp theo và xác định các giải pháp mới này sẽ vẫn tương thích với các công nghệ internet hiện tại và trong tương lai đồng thời làm giảm đáng kể kích thước header, xử lý dữ liệu trên mỗi gói và độ trễ.
Nhóm ISG NIN là một sự phát triển của nhóm ISG được thành lập vào năm 2015 và đặc biệt tập trung vào nghiên cứu các giao thức tối ưu cho 5G.
John Grant, Chủ tịch ISG NIN nói: “Việc tìm kiếm các giao thức mới cho internet phù hợp hơn với thời đại 5G là rất cần thiết. Dữ liệu lớn và các hệ thống quan trọng cho nhiệm vụ như điều khiển công nghiệp, phương tiện thông minh và y tế từ xa không thể được giải quyết theo cách tốt nhất với mạng dựa trên giao thức TCP/IP hiện tại”.
Công việc của nhóm nghiên cứu về mạng không IP (NIN) dự kiến sẽ được triển khai đầu tiên trong các mạng di động tư nhân, như tự động hóa nhà máy, trước khi triển khai các mạng công cộng (cả trong mạng lõi và cuối cùng là thiết bị đầu cuối, bao gồm cả các yếu tố vô tuyến).
Một báo cáo sẽ sớm được NIN công bố, trong đó nêu ra những thiếu sót của giao thức TCP/IP hiện tại và cách thức thay thế được đề xuất sẽ khắc phục chúng. Hơn nữa, nhóm sẽ thiết lập một khuôn khổ để kiểm tra tính hiệu quả của các giao thức mới.
Phan Văn Hòa
Canada và Pháp khẳng định số khẩu trang viện trợ của Huawei không ảnh hưởng đến quyết định chọn hãng nào xây dựng mạng 5G
Canada và Pháp tuần này đã phủ nhận cáo buộc cho rằng, việc Huawei quyên góp khẩu trang cho hai quốc gia này nhằm mục đích lấy lòng và đạt được lợi ích trong việc cung cấp mạng 5G.
Huawei đang chịu nhiều cáo buộc từ phía một số nghị sỹ Mỹ về việc hãng này tặng khẩu trang cho một số quốc gia như Pháp và Canada nhằm mục đích lấy lòng và kiếm hợp đồng xây dựng mạng 5G tại các quốc gia này.
Tuy nhiên phía Canada và Pháp đã phủ nhận các cáo buộc trên. Đồng thời hai quốc gia này cũng khẳng định việc Huawei quyên góp khẩu trang không làm ảnh hưởng đến quyết định của họ về việc có cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G hay không.
Trước đó Huawei đã tặng khoảng 6 triệu khẩu trang cùng các thiết bị bảo hộ cho Canada. Ngoài ra Huawei cũng đang tìm kiếm sự chấp thuận của liên bang để tham gia xây dựng mạng 5G tại Canada. Thủ tướng Canada, Justin Trudeau sau đó cũng xác nhận việc quyên tặng khẩu trang của Huawei không ảnh hưởng đến các quyết định xây dựng mạng 5G.
Hiện tại giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu vẫn đang bị giam giữ tại Canada và có nguy cơ sẽ bị dẫn độ về Mỹ để xét xử.
Không chỉ tặng khẩu trang cho Canada và Pháp, Huawei trước đó còn tặng hàng trăm ngàn khẩu trang cho Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý và khoảng 12 ngàn khẩu trang cho Ba Lan và Politico.
Phía Mỹ từ trước đến nay vẫn luôn coi Huawei là một rủi ro an ninh quốc gia, thậm chí khẳng định Huawei là "tay trong" của chính phủ Trung Quốc khi cho rằng, Huawei đang lợi dụng công nghệ viễn thông để do thám Mỹ. Nước Mỹ cũng đã ra sức thuyết phục nhiều đồng minh và các quốc gia phương Tây cấm không cho Huawei tham gia xây dựng mạng 5G để tránh rủi ro an ninh và lộ bí mật đồng minh.
Tuy nhiên bất chấp những lời kêu gọi của Mỹ, các quốc gia như V.Q Anh đã bắt tay với Huawei hoặc có kế hoạch chọn Huawei. Trong khi đó một số quốc gia đồng minh khác của Mỹ như Úc, Nhật Bản đã quyết định loại bỏ Huawei.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Fox News mới đây, dân biểu Mark Green tiết lộ, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã yêu cầu chủ tịch Tập Cận Bình cung cấp cho Pháp khoảng 1 tỷ khẩu trang. Green cũng cáo buộc rằng ông Tập đã đặt điều kiện về việc nếu Trung Quốc gửi cho Pháp khẩu trang, họ sẽ phải sử dụng công nghệ mạng 5G của Huawei.
Nhưng sau tuyên bố của Green, đại sứ quán Pháp tại Mỹ đã phủ nhận ông Tập có thảo luận về vấn đề khẩu trang với ông Emmanuel Macron. Hiện chưa rõ liệu việc Huawei tặng khẩu trang cho Pháp có phải là cách để lấy lòng Pháp hay không.
Cả phía Pháp và Huawei đều chưa đưa bình luận nào về vấn đề trên.
Chia sẻ với CNBC, ông Cameron Fergus Ryan, một nhà phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) cho rằng: "Sẽ thật ngây thơ khi nghĩ rằng những trợ giúp này hoàn toàn mang ý nghĩa nhân đạo. Chắc chắn các tập đoàn lớn của Trung Quốc giống như bất kỳ các tập đoàn lớn từ các quốc gia khác sẽ tận dụng động thái này để thực hiện hóa mục tiêu thương mại".
Ryan cũng cho rằng, việc Huawei tặng khẩu trang cho Hà Lan cũng là một cách để tiếp cận thị trường này, bởi Hà Lan dự kiến sẽ tổ chức đấu giá chọn nhà thầu xây dựng mạng 5G vào tháng 6 tới.
Tại Ba Lan, Huawei muốn hành động hỗ trợ khẩu trang của họ sẽ giúp hãng lấy lại hình ảnh với giới chức nước này sau khi một giám đốc bán hàng của công ty bị bắt vì tội danh gián điệp.
Một số chính trị gia cao cấp tại Châu Âu cũng đồng tình cho rằng, động thái giúp đỡ của Huawei mang động cơ riêng nhiều hơn. Trước Châu Âu, Huawei cũng đã âm thầm tặng khẩu trang và các thiết bị y tế cho New York, bang chịu thiệt hại nặng nề nhất vì Covid-19 tại Mỹ mặc dù Huawei vẫn đang bị cấm tại Mỹ.
Huawei không phải là công ty công nghệ duy nhất của Trung Quốc tặng thiết bị bảo hộ y tế. Quỹ Jack Ma và Quỹ Alibaba đã quyên góp khoảng 7 triệu khẩu trang cho gần 2 chục quốc gia Châu Á và hàng trăm ngàn bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 và đồ bảo hộ,
Thiên Long
Công nghệ thực tế ảo sẽ phát triển mạnh trong kỷ nguyên 5G tại Nhật Bản Lợi thế của 5G như truyền tải dữ liệu tốc độ cao với độ trễ thấp sẽ giúp phổ biến công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường tại Nhật Bản. Thực tế ảo (VR-Virtual Reality) là công nghệ giúp con người có thể cảm nhận được không gian ảo một cách chân thực nhất nhờ vào các thiết bị đeo...