Ethylene oxide nguy hiểm thế nào?
Nhiều người thắc mắc Ethylene oxide là chất gì và nó gây nguy hiểm cho sức khỏe con người thế nào.
Ethylene oxide (ETO) có công thức hóa học là C₂H₄O, còn được gọi với tên Etylen oxit hay Oxiran. Ở nhiệt độ thường, Ethylene oxide là chất khí không màu, dễ cháy, có mùi ngọt.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, ethylene oxide không dùng trong thực phẩm, bởi không phải chất phụ gia. Ethylene oxide có tác dụng khử trùng tốt, thường để diệt các loại vi khuẩn gây ẩm mốc và khử trùng triệt để dụng cụ y tế. Tuy nhiên, quá trình này có thể còn tồn dư một lượng ethylene oxide.
Đây là chất độc và ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng hàm lượng ethylene oxide bao nhiêu chưa được nhắc tới. Dù vậy nếu ăn sản phẩm chứa ethylene oxide, PGS Thịnh lo ngại nguy cơ ngộ độc trường diễn, âm thầm tích tụ trong cư thể có thể gây bệnh cho người ăn nhất là người già, trẻ nhỏ.
Theo bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội, ethylene oxide là hợp chất hữu cơ có mùi thơm, cấu trúc phân tử C2H4O – tính chất khử khuẩn ở phổ rộng. Vì lý do này mà trên thế giới người ta cho phép sử dụng chúng cho mục tiêu để khử khuẩn. Khi dùng trong thời gian quá dài, hàm lượng đưa vào trong cơ thể quá nhiều, đến ngưỡng nhất định có thể gây biến chứng ung thư.
Trên thế giới ghi nhận nhiều vụ phát hiện thực phẩm chứa ethylene oxide vượt quá mức cho phép. (Ảnh: Freepik)
Video đang HOT
Tháng 12/2016, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế Mỹ (IARC) phân loại ETO là chất gây ung thư. Theo Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), phơi nhiễm Ethylene oxide qua đường hô hấp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như bạch cầu lymphocytic, u tủy và u lympho không Hodgkin.
Một số nghiên cứu cho thấy, hít phải nồng độ cao Ethylene oxide trong thời gian ngắn có thể gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, ho, khó thở. Trong một số trường hợp có thể dẫn tới nôn mửa và các dạng suy tiêu hóa khác.
Báo cáo Đánh giá Độc tố Không khí Quốc gia Mỹ về các tiêu chuẩn khí thải nêu rõ khi hít phải hoặc tiêu thụ ETO, khí độc sẽ phân phối ra khắp cơ thể. Trường hợp phơi nhiễm ETO do nuốt phải nó ở dạng lỏng có thể gây nôn mửa hoặc các chứng rối loạn tiêu hóa khác.
Tiếp xúc Ethylene oxide qua da gây ra nhiều vấn đề về da liễu, gây rộp, bỏng nhiệt, viêm da, phù nề, mụn nước… ETO dưới dạng lỏng bắn có thể gây tổn thương giác mạc.
Báo cáo Đánh giá Độc tố Không khí Quốc gia Mỹ nhấn mạnh, việc tiếp xúc với ETO trong thời gian ngắn có thể gây ra những tác động bất lợi nghiêm trọng đến cơ thể. Trong khi đó, phơi nhiễm thời gian dài có thể gây các bệnh mãn tính.
Tiếp xúc với ETO ở cả dạng lỏng và khí đều có thể làm suy giảm các chức năng vận động và cảm giác, dẫn đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng đe dọa tính mạng, bao gồm cả chứng teo cơ.
Từ tháng 9/2020, hàng nghìn thực phẩm ở châu Âu bị thu hồi sau khi bị phát hiện có chứa ETO.
Tháng 6/2021, Foodwatch – một nhóm vận động châu Âu gửi thư lên Ủy ban châu Âu cáo buộc việc một số nước EU không tuân thủ việc loại bỏ các thực phẩm có chứa ETO khỏi thị trường.
Đài Loan nói mì ăn liền Omachi nhập từ Việt Nam có chất cấm, tiêu hủy lô hàng 1.440kg
Sau vụ chặn đứng mì ăn liền nhập khẩu từ Indonesia, Philippines và các nơi khác, Đài Loan mới đây nói rằng họ phát hiện lô mì ăn liền Omachi có chất cấm ethylene oxide nhập từ Việt Nam và phải tiêu hủy.
Bản tin của Hãng tin CNA (Đài Loan) về việc lô mì ăn liền Omachi có chất cấm ethylene oxide - Ảnh chụp màn hình
Hôm 23-8, Hãng tin CNA (Đài Loan) đưa tin Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm thuộc Cơ quan Y tế và phúc lợi Đài Loan phát hiện mì ăn liền Omachi có chất cấm ethylene oxide xuất xứ từ Việt Nam. Cụ thể, lô mì ăn liền hương vị tôm chua cay Omachi nhập khẩu từ Việt Nam có chất bảo vệ thực vật ethylene oxide chưa được cấp phép sử dụng tại vùng lãnh thổ này.
Theo danh sách vi phạm kiểm tra biên giới mới nhất do Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm nói trên công bố ngày 23-8, có tổng cộng 19 loại thực phẩm bị trả lại hoặc tiêu hủy.
Trong đó, với lô mì ăn liền hương vị tôm chua cay do Công ty TNHH Qianyu (Thiên Du) nhập khẩu từ Việt Nam, có 0,195 mg/kg chất ethylene oxide chưa cấp phép được phát hiện trong gói gia vị. Tổng khối lượng lô mì ăn liền Omachi có chất cấm ethylene oxide là 1.440kg bị trả về và tiêu hủy (tương đương 600 thùng mì 30 gói, mỗi gói 80 gam).
Ông Trần Khánh Dụ, người đứng đầu Trung tâm quản lý khu vực phía Bắc thuộc Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm nói trên, cho biết đây là lần đầu tiên doanh nghiệp Qianyu vi phạm các quy định. Tuy nhiên, ông cho biết các vụ vi phạm trước đây liên quan tới mì ăn liền nhập khẩu từ Indonesia còn nghiêm trọng hơn.
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan thông tin thêm nhiều loại nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Canada, Chile và các nước khác bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tất cả số hàng này đều bị trả về để tiêu hủy.
Hồi tháng 5, Hãng tin CNA cũng tường thuật một lô mì ăn liền nặng 1.400kg nhập khẩu từ Hàn Quốc đã bị chặn lại, sau khi bị phát hiện có chứa chất ethylene oxide. Một số lô mì ăn liền từ Indonesia, Philippines và Nhật Bản cũng bị chặn lại vì chứa các chất không an toàn.
Theo CNA, ethylene oxide hiện bị cấm sử dụng trong thực phẩm ở Đài Loan và nhiều nền kinh tế khác, vì chất này được phân loại là chất gây ung thư cấp một. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan nói rằng việc phơi nhiễm lâu dài với chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư và gây ra bệnh thần kinh trung ương hoặc thần kinh ngoại biên.
Liên quan đến sản phẩm mì ăn liền thương hiệu Omachi bị tiêu hủy ở Đài Loan, đại diện Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan - nhà sản xuất thương hiệu mì trên - cho biết doanh nghiệp cũng vừa nhận thông tin này và đang tiến hành các bước xác minh cần thiết trước khi có phản hồi chính thức và đầy đủ đến báo chí.
Bước đầu khẳng định Masan Consumer không bán hoặc xuất khẩu sản phẩm mì Omachi cho nhà nhập khẩu Qianyu Co., Ltd, có trụ sở tại Đài Loan. Phía nhà sản xuất Việt Nam cũng khẳng định các sản phẩm xuất khẩu của Masan Consumer đều đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng của các nước sở tại.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin vào tháng 7-2022, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết ethylene oxide (EO) là chất không dùng trong thực phẩm bởi đây không phải là chất phụ gia. Các nhà sản xuất thường sử dụng chất EO trong khử trùng sản phẩm.
EO có tác dụng khử trùng rất tốt, thường để diệt các loại vi khuẩn gây ẩm mốc và khử trùng triệt để các dụng cụ y tế. Tuy nhiên, trong quá trình khử trùng sẽ có thể còn tồn dư lại một lượng EO.
Theo ông Thịnh, EO là chất độc và có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng hiện nay các nhà khoa học chưa có nghiên cứu hàm lượng EO bao nhiêu thì ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng theo các nhà y học, nếu chất EO tích lũy dần trong cơ thể con người, tùy theo từng thể trạng (người già, người trẻ, phụ nữ...) sẽ gây ảnh hưởng đến gan, thận... ( DƯƠNG LIỄU - N.AN)
Nhiều loại mỳ ăn liền từ Việt Nam bị EU cảnh báo, nghi chứa ethylene oxide Một số nước Liên minh Châu Âu (EU) gửi cảnh báo, thu hồi hoặc trả lại sản phẩm mỳ ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam, do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của EU. Thông tin được ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh dịch tễ...