Ethiopia: Trẻ có nhận thức yếu được quan tâm đầu tư
Kết quả từ một nghiên cứu được thực hiện trên 1.400 trẻ em Ethiopia cho thấy, đối với những gia đình có 2 con trở lên, các bậc phụ huynh sẽ chú trọng đầu tư cho đứa trẻ có khả năng nhận thức kém hơn.
Tại Ethiopia, lượng mưa có tác động lớn đến khả năng học tập của trẻ
Đầu tư nhiều hơn cho trẻ có nhận thức kém
Theo ông James Heckman, người từng được nhận giải Nobel về kinh tế, việc đầu tư cho trẻ nhỏ từ thời thơ ấu sẽ mang tới những ảnh hưởng tích cực kéo dài cả đời. Đặc biệt, nếu đầu tư càng sớm, hiệu quả sẽ càng cao. Ngược lại, những cú sốc mà trẻ gặp khi đang trong quá trình phát triển cũng có thể có những ảnh hưởng nghiêm trọng suốt đời.
Khi thực hiện đánh giá những tác động lâu dài của hoàn cảnh đầu đời, các chuyên gia đặt ra câu hỏi: Tại sao trẻ em lại không thể bắt kịp sau những cú sốc mà chúng gặp phải trong độ tuổi đang phát triển? Liệu cha mẹ có góp phần tạo nên sự khác biệt, hay là cố gắng bù đắp cho con trẻ?
Để trả lời câu hỏi này, mới đây, các chuyên gia đã thực hiện một nghiên cứu nhằm xem xét cách các bậc cha mẹ đến từ những gia đình còn hạn chế về nguồn lực tài chính phản ứng với sự khác biệt về khả năng của con cái. Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ dự án nghiên cứu quốc tế về nghèo đói thời thơ ấu Young Lives tạiEthiopia .
Theo đó, khả năng của 1.400 trẻ nhỏ 5 – 8 tuổi được đánh giá dựa trên số điểm các em đạt được trong bài kiểm tra từ vựng. Yếu tố đặc biệt là, các em nhỏ tham gia khảo sát đều được chia thành các cặp là anh chị em trong nhà.
Các chuyên gia sẽ so sánh điểm số mà những trẻ trong cùng một gia đình đạt được và từ đó cân nhắc mối quan hệ cũng như sự khác biệt trong việc phụ huynh đầu tư cho việc học của mỗi trẻ. Kết quả cho thấy, hầu hết các bậc cha mẹ đều có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào đứa trẻ có thành tích học tập kém và nhận thức chậm hơn so với người con còn lại. Bởi vậy, phụ huynh không ngần ngại dốc hết kinh tế để cải thiện kết quả học tập của con.
Tuy nhiên, sau 3 năm, mặc cho những nỗ lực đầu tư từ cha mẹ, nhưng khoảng cách trong khả năng học tập giữa hai anh chị em trong cùng một gia đình vẫn không có sự thay đổi. Do đó, các nhà nghiên cứu nhận định, khoảng cách thành tích ở những đứa trẻ bị ảnh hưởng xấu trong giai đoạn đầu đời là do các quá trình sinh học, bất kể cha mẹ chúng có cố gắng giúp đỡ thế nào.
Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa
Nhiều khả năng nguyên nhân của sự khác biệt về điểm số trong bài kiểm tra của trẻ do cha mẹ có sự đầu tư khác nhau cho mỗi trẻ tính đến thời điểm chúng làm bài. Đây được coi là một vấn đề phổ biến của các nghiên cứu thuộc loại này. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tách những khác biệt trong phát triển nhận thức do các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của gia đình.
Các chuyên gia đã cân nhắc dựa trên sự khác biệt về lượng mưa trong thời thơ ấu của hai anh chị em trong cùng một nhà. Tại Ethiopia, lượng mưa có sự tương quan cao với thu nhập và khả năng đầu tư của cha mẹ trong các hộ gia đình nghèo. Những đứa trẻ trải qua giai đoạn đầu đời với khí hậu nhiều mưa sẽ bị tác động đến khả năng đạt được trình độ học vấn cao. Đây được coi là bằng chứng về việc các hộ nghèo đang cố gắng cải thiện cơ hội sống của tất cả trẻ em trong gia đình.
Cũng trong nghiên cứu này, các chuyên gia đã nêu ra lý thuyết kinh tế về cách cha mẹ phân bổ nguồn lực tài chính trong gia đình. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, cha mẹ nên đầu tư vào việc học cho đứa trẻ có khả năng cao hơn. Trái lại, một lý thuyết khác lại cho thấy, các bậc phụ huynh không thích tạo ra sự bất bình đẳng giữa các con trong gia đình. Thay vào đó, họ sẽ bù đắp cho mọi sự khác biệt giữa những đứa trẻ.
Tại các nước phát triển có thu nhập cao và chính phủ đóng vai trò mạnh mẽ hơn, việc bắt buộc trẻ em tới trường, miễn phí cho nền giáo dục công lập và cấm trẻ em làm việc toàn thời gian được thực thi mạnh mẽ. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhiều cha mẹ nghèo phải đối mặt với những hạn chế tài chính, dẫn đến tỷ lệ lao động ở trẻ em ngày càng cao. Không ít bậc cha mẹ tại Ethiopia thường phân vân giữa hai lựa chọn: Đầu tư vào con cái để bảo đảm một tương lai tươi sáng hơn, thịnh vượng hơn, hay dùng thời gian để lao động và nuôi sống gia đình?
Video đang HOT
Nền kinh tế Ethiopia đã phát triển nhanh chóng trong 10 năm qua và mạng lưới xã hội cũng được mở rộng. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình tại đây vẫn phải sống trong hoàn cảnh khó khăn và phụ thuộc vào các hoạt động canh tác dựa vào lượng mưa. Bên cạnh đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Ethiopia vẫn còn cao. Do đó, việc mở rộng tiếp cận giáo dục vẫn chưa thể mang lại sự chuyển biến tích cực trong việc cải thiện kết quả học tập ở trẻ.
Kết luận nghiên cứu, các chuyên gia nhận định, việc bảo vệ trẻ em khỏi các sự kiện bất lợi trong thời thơ ấu sẽ là nhiệm vụ có vai trò ngày càng quan trọng hơn vì châu Phi sẽ phải đối mặt với hậu quả của biến đổi khí hậu. Do vậy, những hành động hỗ trợ từ chính phủ Ethiopia nhằm giúp cha mẹ trong việc giáo dục trẻ nhỏ là điều vô cùng cần thiết.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, chính phủ nên có các biện pháp bảo trợ xã hội, bao gồm các biện pháp can thiệp như bảo hiểm lượng mưa và thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp các bậc phụ huynh tại đây có thể mang lại điều tốt nhất cho con em mình.
Vân Huyền
Theo The Conversation/GDTĐ
Những vấn đề khiến trẻ thiếu hụt năng lượng trong độ tuổi đến trường
Dinh dưỡng kém làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng nhận thức và học tập của trẻ trong độ tuổi đến trường.
Trẻ em cần nhiều năng lượng cho hoạt động học tập và vui chơi mỗi ngày. Ở từng độ tuổi, giới tính, trẻ cần mức năng lượng khác nhau. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết trẻ sẽ tiêu tốn bao nhiêu năng lượng và bạn có cung cấp đủ cho con hay không.
Trẻ 6-12 tuổi đang trong giai đoạn phát triển nên cần nhiều năng lượng để giúp cơ thể cao lớn và khỏe mạnh. Thông thường, trẻ từ 6 tuổi trở lên có nhu cầu năng lượng khác nhau theo mức độ hoạt động.
Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, đối với trẻ em tiểu học 6-11 tuổi, mức năng lượng khuyến nghị như sau:
Trẻ nam 6-7 tuổi cần 1.570 calo/ngày, ở độ tuổi 8-9 là 1.820 calo và 2.150 calo với trẻ 9-11 tuổi. Tương tự, nhu cầu dinh dưỡng với trẻ nữ ở 3 nhóm tuổi trên là 1.460 calo, 1.730 calo và 1.980 calo/ngày.
Theo Mayo Clinic, dinh dưỡng cho trẻ em dựa trên các nguyên tắc giống như người lớn. Ở bất cứ giai đoạn nào, chúng ta cũng cần bổ sung đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, carbohydrates, protein và chất béo.
Dinh dưỡng kém làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng nhận thức, học tập của trẻ trong độ tuổi đi học. Trẻ đạt dinh dưỡng tối ưu bao gồm 3 bữa ăn một ngày và 1-2 bữa ăn nhẹ bổ dưỡng.
Theo kết quả của Tổng điều tra năm 2010, trích từ cuốn Dinh dưỡng hợp lý trong trường học - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - 2018, trẻ 5-19 tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 24,2% và thể thấp còi 23,4%. Trong đó, 8,5% trẻ bị thừa cân và béo phì (2,5% trẻ bị béo phì).
Suy dinh dưỡng ở trẻ em 5-19 tuổi trên 20% là mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới.
Về tình trạng thiếu máu, kết quả điều tra cho thấy có 29,2% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu. 14,2% trẻ em bị thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng (2009-2010). Tỷ lệ bướu cổ ở học sinh đã giảm xuống rõ rệt, từ 22,4% (năm 1993) xuống 3,6% (năm 2005), nhưng số trẻ thiếu hụt i-ốt vẫn cao tương ứng là 22,9% và 5% ở mức trung bình, nặng.
Bệnh cạnh đó, mức đáp ứng nhu cầu các vi chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và học tập của các em như vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin A, vitamin D, canxi, phốt pho, sắt, kẽm đều thấp hơn khuyến nghị.
Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, thực trạng trẻ bị đói khi đến trường hiện nay vẫn tồn tại. Dù số trẻ tới trường hàng ngày bị đói chưa được xác định rõ, đây là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang phát triển.
Vấn đề này xảy ra khi trẻ đến trường không ăn sáng. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết bữa sáng cung cấp năng lượng cho ngày mới, giúp duy trì cân nặng hợp lý, bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa, tăng cường hoạt động não bộ, miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Một bữa sáng cân bằng cần cung cấp 25-30% năng lượng cho cả ngày.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở Việt Nam, bữa sáng cho trẻ chỉ cung cấp khoảng 23% năng lượng cả ngày. Cuộc sống bận rộn thường khiến các bà mẹ có rất ít thời gian để chuẩn bị bữa ăn sáng chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Những bữa sáng với đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, rán, bánh mì kẹp thịt, bánh ngọt, chứa nhiều tinh bột, no bụng nhưng không đủ chất dinh dưỡng. Thậm chí, chúng chứa hàm lượng chất béo khá cao, có thể làm hao hụt năng lượng của trẻ.
Bỏ qua bữa sáng hay ăn sáng không đủ sẽ làm giảm sự chú ý, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Ngược lại, một số nghiên cứu đã chứng minh hành vi của trẻ được cải thiện rõ rệt và tức thời sau khi được ăn hoặc uống giữa giờ.
Ở Việt Nam, các số liệu nghiên cứu trong thập kỷ qua đến gần đây cho thấy bữa ăn của trẻ lứa tuổi học đường phụ thuộc vào thực đơn gia đình. Gần 80% dân số nước ta sống ở nông thôn, nơi chưa có mạng lưới nhà ăn học đường cho bậc học này.
Hiện nay, bữa ăn của người dân vùng nông thôn đã có chiều hướng cải thiện hơn về chất lượng, song thực phẩm chủ yếu vẫn là gạo, thức ăn động vật còn thấp, lượng sữa chưa đáng kể, rau củ theo mùa, quả chín tiêu thụ hàng ngày cho bữa ăn rất ít.
Cũng theo số liệu từ Bộ Y tế, bữa ăn gia đình mới đạt khoảng 84% nhu cầu năng lượng và 87% protein, đặc biệt, chất béo ở vùng nông thôn rất thấp (chỉ 6-8% năng lượng khẩu phần, trong khi yêu cầu chiếm từ 20-25%). Trẻ em bị thiếu hụt năng lượng khi đến trường là một vấn đề cần được quan tâm.
Chúng ta cùng một lúc phải giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng và thừa cân - béo phì, một số bệnh mạn tính không lây liên quan đang có xu hướng gia tăng.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tác động của quá trình toàn cầu hóa, sự đa dạng phong phú các loại thực phẩm chế biến sẵn, tính tò mò, đến tuổi đủ năng lực độc lập trong ăn uống là những yếu tố khiến thói quen ăn uống của học sinh thay đổi.
Bác sĩ Tiến chỉ ra một số xu hướng ăn uống của học sinh hiện nay như tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, chế biến sẵn ít có lợi cho sức khỏe; uống nước ngọt có ga, nước tăng lực; ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; khẩu phần quá lớn; dùng nhiều chất đạm (chủ yếu là thịt) so với nhu cầu; ít ăn rau, trái cây; sử dụng chưa đủ nhu cầu về sữa và sản phẩm từ sữa; bỏ hoặc ăn sáng qua loa, nạp quá nhiều thức ăn vào buổi chiều, tối; dùng bữa không đúng giờ giấc.
Những thay đổi về thói quen ăn uống này là một trong các nguyên nhân dẫn đến rối loạn dinh dưỡng ở trẻ em tuổi học đường. Việc hướng các em xây dựng và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh là điều quan trọng trong chặng đường nâng cao sức khỏe cho trẻ em Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến cho hay tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tiểu học sẽ giúp cha mẹ, nhà trường xây dựng bữa ăn học đường hợp lý cho con.
"Không có thực phẩm nào là tốt hay xấu và hoàn thiện, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mỗi loại thực phẩm chứa một số loại chất dinh dưỡng ở tỷ lệ khác nhau. Vì vậy, bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm (10-15 loại thực phẩm) từ 4 nhóm chính", bác sĩ Tiến nhấn mạnh.
Chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm này sẽ bổ sung cho nhau. Bữa ăn hợp lý là cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể, ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại từ 4 nhóm thực phẩm: Glucid, Protein, Lipid, Vitamin và khoáng chất.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo trẻ tiểu học ở trường không ăn bán trú hoặc ăn bán trú không có bữa phụ cần đảm bảo cung cấp đủ 3 bữa chính. Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không để trẻ nhịn ăn sáng đi học. Đây là thời điểm bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng, không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ. Bởi, sau một đêm, bộ não nhạy cảm của trẻ tiêu thụ rất nhiều năng lượng khi ngủ, thậm chí cao hơn người làm việc nặng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không dưới 70% trường hợp trẻ bị bệnh là hệ quả đáng tiếc của việc ăn sáng không đều đặn.
Để tiếp sức cho trẻ học tập, vui chơi hiệu quả hơn, cha mẹ có thể tiếp thêm năng lượng bằng chế độ ăn uống đầy đủ chất, có bổ sung thực phẩm hỗ trợ:
- Bí đỏ: Hàm lượng vitamin A trong bí đỏ giúp mắt trẻ tránh mệt mỏi do phải đọc nhiều. Ruột và hạt bí đỏ có chứa nhiều vitamin E, giúp trẻ củng cố hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tim mạch.
- Cá: Đây là loại thực phẩm có chứa omega-3, một axit béo rất có lợi cho cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng omega-3 là hợp chất quan trọng cho việc truyền nhận tín hiệu giữa các tế bào, cần thiết để giúp trẻ tập trung hiệu quả và tăng cường trí nhớ.
- Nấm: Loại thực phẩm này cung cấp đạm thực vật, chất xơ, vitamin và nhiều chất vi lượng. Ngoài ra, nấm chứa nhiều kali giúp cơ tim khỏe mạnh để trẻ có thể tha hồ vận động cùng bạn bè sau thời gian tập trung học, căng thẳng.
- Ngũ cốc: Thực đơn gồm nhiều loại ngũ cốc mỗi ngày là cách đơn giản để mẹ cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ học tập và vui chơi. Từ nghiên cứu về tác dụng của 30 loại ngũ cốc thông dụng đối với sức khỏe con người, các nhà khoa học phát hiện trong chúng có chứa một lượng lớn polyphenol, giúp đẩy lùi các căn bệnh nguy hiểm về tim mạch và ung thư.
Theo Zing
Hết tiền khiến bạn nhanh già và giảm trí thông minh Các nhà khoa học đã chỉ ra sự liên kết giữa tiền bạc và tuổi tác. Một người khi còn trẻ sống trong "nghèo nàn" thì ở tuổi trung niên sẽ bị lão hoá sớm. Khi còn trẻ, nếu như bạn luôn sống trong cảnh túng thiếu, hết tiền thì chắc chắn rằng đến lúc tuổi trung niên ập tới, bạn sẽ lão...