Ethiopia tăng cường kiểm tra y tế tại các cửa khẩu để ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 15/8, Bộ Y tế Ethiopia thông báo các biện pháp kiểm tra y tế đang được tăng cưởng khắp các cửa khẩu và sân bay quốc tế của nước này trong bối cảnh bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát mạnh tại châu Phi.
Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trong một tuyên bố, bộ trên cho biết nhà chức trách Ethiopia đang tiến hành các biện pháp theo dõi và kiểm tra y tế nghiêm ngặt, đặc biệt chú trọng các chốt kiểm soát dọc theo 3 vùng của Ethiopia gồm Oromia, Somali và Nam Ethiopia. Các biện pháp tương tự cũng được triển khai tại sân bay quốc tế Bole ở Addis Ababa, cửa ngõ quốc tế chủ chốt của quốc gia Đông Phi này và là trung tâm trung chuyển chính của du khách châu Phi.
Động thái trên diễn ra một ngày sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi ban bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng do sự bùng phát ngày càng nghiêm trọng của dịch bệnh đậu mùa khỉ trên khắp châu lục này. Kenya, quốc gia láng giềng của Ethiopia, đã báo cáo các ca mắc đậu mùa khỉ kể từ giữa tháng 7 vừa qua.
Video đang HOT
Trước đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Kenya cùng với một số quốc gia khác ở châu Phi như Burundi, Rwanda và Uganda chưa bị ảnh bởi dịch đậu mùa khỉ.
Theo Bộ Y tế Ethiopia, đến nay nước này chưa xác nhận ca mắc đậu mùa khỉ hoặc nghi mắc. Bộ đã thành lập Trung tâm điều phối và ứng phó với thảm họa y tế công cộng để hỗ trợ các biện pháp chuẩn bị, giám sát và ứng phó ở cấp quốc gia. Bộ cũng khuyến cáo người dân báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất nếu họ có các triệu chứng bệnh.
Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm, lần đầu tiên được xác định ở người vào năm 1970 tại Congo. Bệnh này đã xuất hiện trong nhiều năm ở một số quốc gia Tây và Trung Phi, khi virus lây truyền từ động vật bị nhiễm bệnh sang người.
Bệnh có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng với một số người khác bệnh có triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Triệu chứng điển hình về bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu giật, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, tăng bạch huyết.
Ngày 14/8, WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) vì bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi. Trước đó, WHO tuyên bố PHEIC kéo dài từ tháng 7/2022 – tháng 5/2023 đối với căn bệnh này.
CDC châu Phi kêu gọi hành động khẩn cấp ngăn bệnh đậu mùa khỉ lây lan
Ngày 8/8, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi đã kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn "sự lây lan đáng lo ngại" của bệnh đậu mùa khỉ trên khắp lục địa.
Em nhỏ mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại Lobaya, CH Trung Phi. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo về sự bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi, Tổng Giám đốc CDC châu Phi Jean Kaseya cho biết tính đến nay đã có ít nhất 16 quốc gia châu Phi ghi nhận ca bệnh. Kể từ tháng 1/2022, khoảng 38.465 ca nhiễm và 1.456 ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ đã được ghi nhận. Đặc biệt, trong tuần trước, số ca bệnh mới tiếp tục tăng với 887 trường hợp và 5 ca tử vong.
Dữ liệu từ CDC châu Phi cho thấy trong 10 ngày qua, có thêm 6 quốc gia ở châu Phi ghi nhận sự bùng phát bệnh đậu mùa khỉ, trong khi căn bệnh này có nguy cơ lây lan tại 18 nước khác trong khu vực. Lưu ý rằng số ca bệnh đậu mùa khỉ mới được báo cáo trong năm nay tăng 160% so với cùng kỳ năm 2023, ông Kaseya bày tỏ lo ngại về cách thức lây truyền bệnh, chủ yếu lây lan qua đường tình dục. Ông cũng lưu ý việc phát hiện muộn và sự chậm trễ trong việc đưa ra các biện pháp đối phó ở các quốc gia có ca nhiễm là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh lây lan nhanh, bên cạnh các yếu tố như khủng hoảng xã hội và chính trị cũng như biến đổi khí hậu.
Trước tình hình này, Tổng Giám đốc Kaseya nhấn mạnh cần triển khai những biện pháp khẩn cấp và quyết liệt nhằm ngăn chặn sự lây lan hiện nay của căn bệnh nguy hiểm này ở châu Phi. Ông cũng lưu ý Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) từ tháng 7/2022 đến tháng 5/2023. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất mà WHO đưa ra đối với một dịch bệnh.
Bàn tay của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm, lần đầu tiên được xác định ở người vào năm 1970 tại Congo. Bệnh này đã xuất hiện trong nhiều năm ở một số quốc gia Tây và Trung Phi, khi virus lây truyền từ động vật bị nhiễm bệnh sang người.
Bệnh có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng với một số người khác bệnh có triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Triệu chứng điển hình về bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu giật, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, tăng bạch huyết.
Uganda ghi nhận 2 trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ Ngày 3/8, Bộ Y tế Uganda thông báo đã phát hiện 2 trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo bộ trên, 2 ca bệnh được phát hiện ở huyện biên giới Kasese, miền Tây nước này. Giới chức Uganda xác nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ không phải lây lan trong nước mà từ nước láng giềng Cộng hòa...