Ethiopia, nơi sở hữu vùng trũng thế giới với nền nhiệt 50 độ C
Kinh tế chưa phát triển nhưng Ethiopia thu hút du khách nhờ khung cảnh thiên nhiên ấn tượng và nền văn hóa độc đáo. Đây được xem là điểm đến nổi bật ở khu vực Sừng châu Phi.
Vùng trũng Danakil: Nằm giữa Ethiopia và Eritrea, vùng trũng Danakil là một trong những nơi khô và nóng nhất Trái Đất với nhiệt độ thường xuyên lên tới 50 độ C. Khu vực siêu thực này có các núi lửa hoạt động, đồng bằng muối, suối nước nóng và hồ nham thạch. Tất cả tạo nên khung cảnh như đang ở một thế giới khác. Đây cũng là điểm thấp nhất châu Phi và thấp thứ hai thế giới (chỉ sau Biển Chết). Ảnh: Adventure.
Lalibela: Khu định cư có lịch sử từ thời trung cổ này được thiết kế để trở thành Jerusalem thứ hai. Người dân nơi đây ngày nay vẫn tự hào về điều này. Lalibela có 11 nhà thờ do vua Lalibela xây dựng từ thế kỷ 12. Tất cả đều hình thành nhờ việc đào sâu vào lòng đá, trong đó nổi tiếng nhất là thánh đường St George. Ảnh: Vogue.
Harar: Thành cổ thiêng liêng này có hệ thống đường phố chằng chịt như mạng nhện. Đây từng là đường thương mại nối châu Phi và Trung Đông. Ngày nay, Harar là điểm du lịch quyến rũ với tường thành ấn tượng, các công trình cổ và gần 100 nhà thờ Hồi giáo. Một hoạt động thú vị ở đây là tour cho linh cẩu ăn ở ngoại thành, truyền thống đã kéo dài nhiều thế hệ và du khách có thể tham gia nếu đủ can đảm. Ảnh: Reuters.
Khu bảo tồn voi Babile: Ethiopia giờ chỉ còn khoảng 1.000 con voi, trong đó đàn lớn nhất sống ở khu bảo tồn Babile. Cách Harar không xa, Babile còn có nhiều động vật hoang dã ấn tượng, từ linh dương, sư tử, báo tới các loài chim. Khoảng 400 con voi sống ở đây và bạn có thể đăng ký tour đi bộ được tổ chức hàng ngày để ngắm nhìn chúng. Ảnh: Conservation Action Trust.
Thung lũng Rift: Thung lũng này được hình thành từ chuỗi 7 hồ nước. Du khách và người địa phương thường đến đây để tắm suối nước nóng. Ngoài ra, du khách còn được chiêu đãi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và ngắm nhìn những động vật hoang dã trên chuyến đi dọc chiều dài thung lũng. Ảnh: Fklm-tours.
Thác Blue Nile: Sông Nile, con sông dài nhất châu Phi, có hai nhánh là White Nile và Blue Nile. Nhánh Blue Nile bắt đầu từ Ethiopia và dọc theo đó, bạn sẽ tìm thấy thác Blue Nile với vẻ ngoạn mục có thể sánh ngang Niagara. Được người địa phương gọi nơi này là Tis Abbay – “đám khói lớn”, thác nước cao tới 45 m vào mùa mưa. Cách đó không xa là cây cầu đá đầu tiên của Ethiopia, được xây dựng vào thế kỷ 17. Ảnh: Ctsnow.
Video đang HOT
Thung lũng Omo: Tới đây, du khách sẽ có cơ hội tiếp xúc với các bộ tộc bản địa của Ethiopia. Các bản làng ở Hạ Omo chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống hiện đại. Ở làng Daasanach, bạn sẽ thấy những người Mursi với chiếc đĩa truyền thống được lồng vào vành môi, hay lễ nhảy bò của người Hammer. Khu vực này còn có cảnh quan tươi đẹp, với đồng cỏ rộng lớn dẫn tới những khu rừng trên đồi. Ảnh: The New York Times.
Gondar: Lâu đài do Hoàng đế Fasiladas xây dựng vào thế kỷ 18 được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới với quy mô lớn và các công trình phô diễn sự giàu có. Du khách có thể đi bộ ở đây, tự mình khám phá và ngắm nhìn dấu ấn thời gian còn lưu lại. Ảnh: Backpackerlee.
Aksum: Aksum được cho là nhà của Nữ hoàng Sheba và nơi nằm đặt Chiếc hòm giao ước. Thành phố thuộc hàng cổ nhất châu Phi này có nhiều điều cho bạn khám phá, từ khu nhà thờ St. Mary of Zion, tháp Aksum, tới các tu viện trên núi hay lăng mộ ngầm dưới lòng đất. Ảnh: Everything Everywhere.
Addis Ababa: Dù là một thành phố lớn với hơi thở hiện đại, xe cổ ở Addis Ababa vẫn phải nhường đường cho những đàn gia súc. Tới đây, bạn có thể ghé thăm khu chợ lớn nhất châu Phi, những thánh đường lộng lẫy, nhà thờ và bảo tàng ấn tượng. Addis Ababa có sự pha trộn hoàn hảo giữa nét truyền thống và hiện đại của Ethiopia. Ảnh: HandZaround.
Theo zing
Ai Cập: từ mảng tĩnh mịch bên rìa Địa Trung Hải đến ngai vàng tráng lệ bị cát Sahara vùi lấp
Mặc cho những bất ổn chính trị, Ai Cập vẫn trở thành điểm đến trong mơ của hàng triệu tín đồ du lịch, những kẻ mơ ước một lần được chạm đến kim tự tháp sừng sững giữa sa mạc mênh mông, bước đi trên sa mạc cát vàng lắng đọng hàng ngàn năm lịch sử.
Ai Cập tựa như một giấc mơ với những đôi chân nghiện xê dịch, Ai Cập như một kho báu với những kẻ lạ lùng muốn khám phá vùng đất cổ xưa đầy lời nguyền và thần tích, cái nôi rực rỡ của văn minh nhân loại. Ai Cập, vùng đất của những cuộc di dời lịch sử, chìa khóa của tôn giáo và tri thức đạt đến đỉnh cao nhân loại. Và đặc biệt hơn, Ai Cập tựa như miền đất hứa với mọi tín đồ du lịch, miền đất đẹp lộng lẫy giữa bụi bặm sa mạc, khi thần Ra chiếu tia nắng ban mai đầu tiên xuống sông Nile huyền hoặc, khi thần Bastet buông ánh hoàng hôn nhuộm đỏ kim tự tháp huyền bí sừng sững...
Ai Cập đẹp như một thần tích
Ai Cập và sự yên tĩnh vô hạn bên rìa Địa Trung Hải
Ai Cập không dành cho những kẻ thích check-in sang chảnh trong một quán cafe giữa lòng Paris phồn hoa, ngồi đọc sách và thưởng thức trà nóng giữa lòng nước Ý. Ai Cập cũng không phải điểm đến lý tưởng với những người ưa sự xa hoa hoàn mỹ, vì cái đẹp ở đây phủ hàng ngàn lớp bụi sa mạc, bụi thời gian.
Thời gian hoàn hảo mà tín đồ du lịch chọn lựa đặt chân đến Ai Cập là tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, khi thời tiết mát mẻ, nắng nhẹ nhàng và cát Sahara không bỏng cháy. Đây cũng là mùa đẹp nhất của sông Nile, khi dòng chảy còn hiền hòa soi bóng những làng mạc nhỏ xinh, ồn ã. Đừng quên mang theo áo gió, khăn choàng, kính râm và kem chống nắng đến đất nước sa mạc này nhé, và nhớ là hãy mặc đơn giản, kín đáo nhất có thể.
Sa mạc không chỉ là những cồn cát khô cằn trải dài vô tận. Sa mạc còn là vũ điệu lãng mạn trong những con mắt nghệ sĩ và những đôi chân thèm xê dịch
Mấy ngàn năm về trước, Ai Cập cổ đại trở thành trung tâm văn hóa - kinh tế của phương Đông. Mẹ sông Nile trù phú mang đến phù sa, sự màu mỡ và vô số sản vật cho người Ai Cập. Những phát minh vĩ đại trên đủ mọi lĩnh vực khoa học: từ y học, số học, thiên văn học...cho đến các công trình kiến trúc nghệ thuật khiến nhân loại hiện đại sững sờ nghiêng mình kính phục đều bắt nguồn từ đây. Trong suốt hàng ngàn năm, thần Amun bảo hộ Thebes đã đưa các vương triều Ai Cập lên đỉnh cao quyền lực, chứng kiến người Ai Cập dựng hàng trăm, hàng ngàn lăng mộ, kim tự tháp vẫn còn là bí ẩn cho tới ngày nay.
Ai Cập, đất nước sa mạc hay kho báu trí tuệ nhân loại bị vùi lấp?
Nhưng lịch sử là vậy. Dòng chảy thời gian đã mang những vương triều vàng son ấy vào dĩ vãng, bước chân thần chiến tranh Anhur khiến lịch sử sang trang. Ai Cập giờ đây chỉ còn là một mảng tĩnh mịch bên rìa Địa Trung Hải, nơi mẹ sông Nile vẫn thì thầm kể những thần tích đã qua cả thiên niên kỷ, còn kim tự tháp đứng trầm ngâm thinh lặng soi bóng xuống sa mạc nắng cháy.
Mặc cho bụi sa mạc, bụi thời gian dần che lấp những phồn hoa quá khứ, Ai Cập vẫn đẹp đến ngỡ ngàng. Người ta đến đất nước Bắc Phi này, bước trên những cung đường sa mạc khô cằn mà hoài niệm đến con đường tơ lụa vĩ đại, ngồi trên lưng lạc đà mà tưởng nghe văng vẳng tiếng đoàn thương gia vượt ngàn dặm từ Trung Quốc, mang tơ lụa sang tít vùng đất Pharaoh vậy. Những vì sao vằng vặc trong vắt trên nền trời sa mạc, những tàn tích đền đài của thần Isis, Anubis còn nguyên nét thần bí và siêu thực. Sự choáng ngợp trước thiên nhiên và trí tuệ siêu việt hòa quyện trong sự kính cẩn trước đấng thần linh nơi mảnh đất này tạo cho người ta một trải nghiệm đặc biệt ấn tượng và có chút lạ lùng.
Ai Cập và sự kỳ vĩ thách thức thời gian
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, có một sự vật nhân tạo (dù chỉ là tương đối) nằm ngoài vòng xói mòn của thời gian biến thiên. Sừng sững giữa gió bụi sa mạc suốt mấy ngàn năm lịch sử, kim tự tháp vẫn thế, trầm ngâm và tĩnh lặng. Có chăng, chỉ là chiếc bóng in xuống sa mạc bỗng có vẻ tang thương, hoài niệm trước thời thế vật đổi sao dời.
Trong lòng Kim tự tháp huyền bí
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, kim tự tháp cổ nhất Ai Cập là Djoser đã được xây dựng cách đây 4.700 năm. Còn Kim tự tháp lớn nhất Giza là nơi được du khách ghé thăm nhiều nhất. Những kiến trúc đá được bảo tồn gần như nguyên vẹn sau gần 5 thiên niên kỷ đằng đẵng, thấp thoáng bóng vô số bức tượng điêu khắc các vụ thần hoặc Pharaoh sừng sững trang nghiêm. Giữa các hành lang, lối vào kim tự tháp là những dòng ký tự Ai Cập cổ đại huyền bí, nửa như kể lại những kỳ công huy hoàng của tiền nhân, nửa như thách thức người hiện đại đặt chân vào cạm bẫy.
Những đền đài sừng sững giữa sa mạc, trang nghiêm như chính linh hồn Ai Cập bất tử
Tượng nhân sư vẫn ở đó, thách thức nhân loại tìm ra tầng tầng ẩn số đằng sau kim tự tháp và trí tuệ người cổ đại. Thung lũng các vị vua vẫn ẩn giấu những bí mật lịch sử chấn động nhân loại: vì sao người Ai Cập cổ tin vào thần linh, thế giới bên kia và sự hồi sinh? Họ đã xây dựng kim tự tháp với hàng triệu khối đá hoa cương nặng vài chục tấn như thế nào với các công cụ thô sơ ngày ấy? Họ đã ướp xác ra sao để những thi hài vẫn nguyên vẹn như đang ngủ say sau hàng ngàn năm ròng rã?
Ai Cập ở đó, do you travel?
Hành trình khám phá Ai Cập tựa như một cuộc hành hương, một cuộc viễn du tìm kiếm những hạt ngọc trong cát, rèn giũa bản thân bằng nắng gió Địa Trung Hải và cát bụi Bắc Phi vậy. Và khi ấy, linh hồn Ai Cập hiện lên rất khác: bí ẩn, tráng lệ và say mê.
Theo TTVH
Loạt điểm đến rực rỡ sắc màu khiến bạn thoạt nhìn cứ ngỡ tranh vẽ Từ trên cao nhìn xuống, khung cảnh các địa điểm độc đáo này như những bức tranh rực rỡ, sống động, đem đến cảm hứng sáng tác cho nhiều tín đồ du lịch mê nhiếp ảnh khắp thế giới. Hồ nước nóng Grand Prismatic Spring (Mỹ): Thuộc Vườn quốc gia Yellowstone nổi tiếng của Mỹ, hồ nước nóng Grand Prismatic Spring là một...