Ethiopia nâng cấp tên lửa SA-2 rất đơn giản, Việt Nam có thể làm?
Phương án nâng cấp tên lửa SA-2 của Ethiopia chủ yếu là tăng cơ động cho tổ hợp bằng việc đưa bệ phóng lên khung gầm xe bọc thép.
Jane”s Defence Weekly cho biết, một bức ảnh chụp bệ phóng tên lửa SA-2
lắp trên khung gầm tăng T-54/55 xuất hiện trên trang mạng Garowe Oline của Somali hôm 19/4 đi cùng câu chuyện Tổng thống Somali viếng thăm tổ hợp công nghiệp vũ khí Gafat của Ethiopia. Nói đơn giản hơn, Ethiopia có thể đã tự nâng cấp tên lửa phòng không SA-2 huyền thoại mà nước này trong trang bị.
Tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) là thế hệ tên lửa đất đối không có điều khiển huyền thoại của Liên Xô. Ethiopia đã mua chúng từ những năm 1970 và vẫn còn sử dụng tới tận ngày nay. Ít nhất có đến ba trận địa SA-2 nằm ở Addis Ababa.
Nguyên bản tổ hợp tên lửa SA-2, các bệ phóng đạn là kiểu bệ cố định SM-90. Việc triển khai thu hồi rất mất thời gian, với những nơi có điều kiện giao thông kém thì lại càng khó khăn hơn.
Video đang HOT
Thế nên, một số quốc gia trên thế giới hiện nay như Cuba, Ethiopia đã tiến hành nâng cấp đưa bệ phóng SM-90 lên khung bệ các loại xe tăng, phổ biến nhất là dùng loại T-54/55 để tăng tính cơ động.
Phương án cải tiến SA-2 này được đánh giá là cho phép cơ động nhanh hơn, xa hơn, đặc biệt ở các khu vực có giao thông kém. Chúng tỏ ra hiệu quả hơn so với bệ phóng ban đầu, phải vận chuyển bằng xe cơ giới tới vị trí trận địa, rồi sau đó nạp tên lửa lên bệ.
Việc sửa đổi bệ phóng tên lửa SA-2 được coi là công việc phức tạp nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Ethiopia từ trước tới nay.
Hiện Việt Nam cũng đang sử dụng số lượng lớn tên lửa phòng không SA-2 dùng bệ cố định khiến thời gian triển khai – thu hồi rất lâu, không phù hợp với chiến tranh hiện đại. Việc đưa bệ lên xe tăng là giải pháp mà chúng ta nên tham khảo.
Hiện Việt Nam sử dụng phiên bản cải tiến S-75M Volga (NATO gọi là SAM-2M Volga) có tầm bắn 45km, độ cao bắn hạ mục tiêu lên tới 25km.
Theo_Kiến Thức
Nga phát triển đạn mới cho tổ hợp tên lửa Iskander-M
Không dừng lại ở những gì mà tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander M làm được, Nga sẽ tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện loại vũ khí đặc biệt này.
Không dừng lại ở những gì mà tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander-M làm được, Nga sẽ tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện loại vũ khí đặc biệt này.
Trong một buổi phỏng vấn với một đài phát thanh địa phương, Phó tư lệnh Bộ đội tên lửa chiến lược Nga Aleksandr Dragovalovsky cho biết, Nga đang tiến hành phát triển mẫu đạn mới có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân dành cho tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander-M.
Tuy nhiên Dragovalovsky lại không tiết lộ thông tin về loại đạn tên lửa mới sẽ được trang bị cho Iskander-M. Trước đó, Cục thiết kế KBM cho biết, hiện tại cục này đang phát triển mới ít nhất 4 mẫu tên lửa đạn đạo và 1 mẫu tên lửa hành trình dành cho Quân đội Nga.
Quân đội Nga tiếp tục nâng cấp Iskander-M là tin không mấy dễ chịu đối Phương tây.
"Nếu đưa vào trang bị loại tên lửa đạn đạo mới, các tổ hợp Iskander-M của Nga sẽ được hiện đại hóa đáng kể, và đây là một phần của chương trình hiện đại hóa vũ khí và các loại tên lửa đặc biệt của Quân đội Nga," Drugalovsky nói.
Vào hôm 19/11, Quân đội Nga cũng đã lần đầu tiên phóng thử nghiệm một tên lửa đạn đạo Iskander-M vào ban đêm.
Ngoài việc phát triển biến thể tên lửa đạn đạo mới dành cho Iskander-M, Nga cũng đang tìm một mẫu khung gầm mới đáng tin cậy hơn dành cho tổ hợp này, nhằm duy trì thời gian hoạt động liên tục đối với các tổ hợp vũ khí đặc biệt như Iskander-M.
Ngoài ra Drugalovky cũng tiết lộ rằng tổ hợp pháo phản lực phóng loạt 9K98 Smerch và biến thể hiện đại hóa của nó là Tornado-S sẽ sớm được trang bị các loại đạn rocket dẫn đường tiên tiến với tầm bắn lên tới 120km.
Iskander-M là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn tiên tiến nhất của Quân đội Nga hiện nay, nó được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trọng yếu của đối phương ở khoảng cách lên tới 500km. Đặc biệt là các mục tiêu có quy mô nhỏ như hệ thống tên lửa phòng thủ, căn cứ tên lửa đạn đạo liên lục địa, trận địa pháo hay các căn cứ quân sự.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Soi dàn vũ khí "khủng" tương lai của lính dù Nga Từ nay tới 2020, lực lượng đổ bộ đường không Nga (VDV) sẽ nhận hàng loạt công nghệ vũ khí tối tân gồm pháo tự hành, xe bọc thép chiến đấu. Tư lệnh Lực lượng Đổ bộ đường không Nga (VDV) Vladimir Shamanov tuyên bố, việc tái trang bị vũ khí mới cho VDV là một trong những ưu tiên trong chương trình...