Ethiopia-Eritrea ký hiệp ước hòa bình, chấm dứt cuộc chiến 20 năm
Ngày 16/9, Ethiopia và Eritrea đã ký kết một hiệp ước hòa bình tại Jeddah, Saudi Arabia, qua đó chính thức đánh dấu việc chấm dứt cuộc chiến kéo dài suốt 20 năm qua giữa hai quốc gia châu Phi này.
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed (trái) và Thủ tướng Eritrea Isaias Afwerki (phải) tại lễ mở lại Đại sứ quán Eritrea ở Ethiopia ngày 16/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông- Bắc Phi, Quốc vương Saudi Arabia Salman cùng với Hoàng Thái tử Mohammed bin Salman đã chủ trì và chứng kiến lễ ký kết hiệp ước hòa bình giữa Tổng thống Eritrea Isaias Afwerki và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed.
Hiện các điều khoản của thỏa thuận này chưa được công bố. Phía Bộ Ngoại giao Ethiopia cho hay đây là một thỏa thuận 7 điểm, trong khi phía Eritrea không cho biết thêm chi biết.
Về phần mình, nhà chức trách Saudi Arabia cho hay thỏa thuận Jeddah này là kết quả của việc khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước, dựa trên sự gần gũi về địa lý, lịch sử và văn hóa giữa đất nước và nhân dân hai nước.
Video đang HOT
Cũng phát biểu tại sự kiện này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã khẳng định hiệp ước hòa bình giữa Ethiopia và Eritrea có ý nghĩa lịch sử, và “ngọn gió hy vọng đang thổi qua khu vực Sừng châu Phi.”
Dự kiến Tổng thống Eritrea và Tổng thống Djibouti cũng sẽ gặp nhau tại Saudi Arabia sau khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ hồi đầu tháng này.
Đây là hiệp ước hòa bình thứ 2 giữa Ethopia và Eritrea sau khi hai bên đã ký kết một thỏa thuận hồi tháng Bảy vừa qua có tên “Tuyên bố chung về hòa bình và hữu nghị” chính thức khôi phục quan hệ ngoại giao song phương.
Hai nước cũng đã mở cửa biên giới trên bộ với nhau từ ngày 11/9, đồng thời cho phép nối lại các tuyến hàng không, mở cửa Đại sứ quán tại thủ đô mỗi nước cũng như tái khởi động hợp tác thương mại./.
Theo vietnamplus
Trung Quốc đưa quân tới căn cứ nước ngoài đầu tiên
Tàu chở binh sĩ Trung Quốc đang trên đường tới Djibouti, quốc gia Sừng châu Phi, để thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở nước ngoài.
Reuters hôm 11-7 cho biết Trung Quốc xây dựng cơ sở hậu cần ở Djibouti hồi năm ngoái nhằm hỗ trợ các tàu hải quân nước này đang tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình và nhân đạo ngoài khơi bờ biển Yemen và Somalia.
Căn cứ thiết lập tại Djibouti sẽ là căn cứ hải quân đầu tiên ở nước ngoài của Trung Quốc mặc dù Bắc Kinh nói rằng đó chỉ là một cơ sở hậu cần.
Theo hãng tin Tân Hoa Xã, các tàu chở nhân viên quân sự thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã khởi hành từ TP Trạm Giang, miền Nam Trung Quốc, để tới Djibouti. Tư lệnh hải quân Trung Quốc Shen Jinlong là người thông báo kế hoạch xây dựng căn cứ ở quốc gia Sừng châu Phi này. Chưa rõ căn cứ sẽ đi vào hoạt động khi nào.
Tàu chở nhân viên quân sự thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã khởi hành từ TP Trạm Giang. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Tân Hoa Xã cho biết việc thiết lập căn cứ ở Djibouti là quyết định được hai nước đồng ý sau quá trình đàm phán "thân thiện và phù hợp với lợi ích chung của nhân dân hai nước". "Căn cứ này sẽ giúp hỗ trợ các sứ mệnh của Trung Quốc như hộ tống, gìn giữ hòa bình và viện trợ nhân đạo ở châu Phi và Tây Á" - Tân Hoa Xã đưa tin.
Thêm vào đó, căn cứ ở Djibouti cũng giúp ích cho các nhiệm vụ ở nước ngoài của Bắc Kinh như hợp tác quân sự, tập trận chung, sơ tán, cứu hộ và duy trì an ninh hàng hải.
Lãnh thổ Djibouti rộng tương đương xứ Wales của Anh, tọa lạc ở lối vào phía Nam của biển Đỏ trên tuyến hàng hải đến kênh đào Suez. Quốc gia nhỏ bé, khô cằn kẹp giữa Ethiopia, Eritrea và Somalia này cũng là nơi Mỹ, Nhật Bản và Pháp đặt căn cứ quân sự.
Do Djibouti có vị trí chiến lược (nằm ở rìa Tây Bắc Ấn Độ Dương) nên Ấn Độ lo ngại hành động thiết lập căn cứ quân sự của Trung Quốc tại đây sẽ giúp Bắc Kinh gây ảnh hưởng lên New Delhi cùng một loạt nước khác bao gồm Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka.
Trung Quốc cũng được cho là đang lên kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự ở Pakistan.
Phạm Nghĩa (Theo Reuters, AP)
Thủ tướng Nhật nêu điều kiện tiên quyết để ký hiệp ước hòa bình với Nga Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng lập trường của Nhật Bản về vấn đề lãnh thổ vẫn không thay đổi: việc tranh chấp phải được giải quyết trước khi ký kết hiệp ước hòa bình với Moskva. Ông tuyên bố điều này trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CHK. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Sputnik "Nguyên...