Ethiopia có tân Tổng thống
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 7/10, hai viện của Quốc hội Ethiopia đã bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao Taye Atske Selassie làm Tổng thống mới của nước này.
Việc bổ nhiệm diễn ra sau khi nhiệm kỳ của bà Sahle-Work Zewde kết thúc sau 6 năm phục vụ với tư cách là nguyên thủ quốc gia.
Ông Taye Atske Selassie. Ảnh: ebc.et
Ngay sau khi được bổ nhiệm, ông Atske Selassie đã tuyên thệ nhậm chức trước các thành viên của Viện Đại biểu Nhân dân (Hạ viện) và Viện Liên bang Ethiopia (Thượng viện) với tư cách là Tổng thống mới của Ethiopia.
Trước khi trở thành nguyên thủ, ông Atske Selassie đã có sự nghiệp ngoại giao kéo dài 3 thập kỷ trên các cương vị khác nhau, trong đó có việc làm đại diện thường trực của Ethiopia tại Liên hợp quốc và Bộ trưởng Ngoại giao (từ tháng 2 vừa qua).
Cùng ngày, Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki Mahamat đã chúc mừng ông Atske Selassie trên cương vị mới, đồng thời ca ngợi bà Zewde, nữ Tổng thống đầu tiên của Ethiopia từ tháng 10/2018, vì đã lãnh đạo Ethiopia trong suốt thời gian đương nhiệm. Ngoài ra, ông Faki Mahamat cũng tái khẳng định sự ủng hộ của AU đối với hành trình của Ethiopia hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Chức vụ tổng thống ở Ethiopia hoàn toàn mang tính danh dự. Viện Đại biểu Nhân dân (Hạ viện) đề cử ứng cử viên cho vị trí này và lưỡng viện bỏ phiếu bầu trong kỳ họp chung. Ethiopia không có Phó Tổng thống.
Ethiopia, Somalia tìm cách giảm bớt căng thẳng ngoại giao
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/7, truyền thông Somalia đưa tin Bộ trưởng Ngoại giao nước này, ông Ahmed Moallim Fiqi, và người đồng cấp Ethiopia, ông Taye Atske Selassie, đã có mặt tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết và tìm khả năng giảm bớt căng thẳng ngoại giao đang diễn ra giữa hai quốc gia này.
Bộ Ngoại giao Somalia ban đầu gọi cuộc gặp là "đàm phán" trong một bài đăng trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), nhưng thuật ngữ này sau đó đã bị xóa, điều thể hiện tính chất tế nhị của sự kiện này.
Cuộc gặp diễn ra sau khi Biên bản ghi nhớ (MoU) được ký vào ngày 1/1/2024 giữa Ethiopia và Somaliland gây ra nhiều tranh cãi và quan hệ căng thẳng giữa Ethiopia và Somalia.
Theo Biên bản ghi nhớ này, Ethiopia được tiếp quản một căn cứ hải quân lớn trong 50 năm để đổi lấy sự công nhận về mặt ngoại giao đối với Somaliland, nguồn gốc gây tranh cãi, đặc biệt đối với Somalia, quốc gia không công nhận Somaliland là một quốc gia độc lập. Thỏa thuận này đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước láng giềng, đòi hỏi phải can thiệp ngoại giao.
Cuộc gặp ở Thổ Nhĩ Kỳ được coi là cơ hội để cả hai bên bày tỏ mối quan ngại của mình, khám phá điểm chung và hướng tới một giải pháp cùng có lợi. Kết quả cuộc gặp này được đánh giá có thể có ý nghĩa sâu rộng đối với sự ổn định và hợp tác ở vùng Sừng châu Phi.
AU tái khẳng định giải pháp hai nhà nước cho vấn đề Israel - Palestine Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 15/1, phiên họp thường kỳ lần thứ 47 Ủy ban đại diện thường trực (PRC) của Liên minh châu Phi (AU) đã khai mạc tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia. Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống Khan Younis, Dải Gaza, ngày 13/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN Trong phiên họp, Chủ tịch Ủy...