Ethereum sẽ phá cản 2.800 USD nhờ bản cập nhật London?
2.800 USD có khả năng trở thành vùng kháng cự mới, khi đồng tiền ảo Ethereum vừa hoàn thành bản cập nhật khá quan trọng mang tên London.
London là gì?
Cũng như phần mềm, các đồng tiền ảo được xây dựng dựa trên công nghệ chuỗi khối ( blockchain) cần phải được cập nhật liên tục theo thời gian.
Các cập nhật bắt buộc mà làm thay đổi vĩnh viễn cấu trúc, thuật toán của blockchain được gọi bằng thuật ngữ hard fork, bên cạnh các bản cập nhật không bắt buộc và ít thay đổi hơn gọi là soft fork.
Thông thường, các hard fork sẽ khiến cho tiền ảo gặp biến động giá mạnh. Thậm chí trong một số trường hợp, hard fork còn tạo ra một đồng tiền ảo mới chạy song song với đồng cũ.
Ethereum đã có hai tháng giảm sâu do lệnh cấm đào tiền ảo từ Trung Quốc, nhưng tín hiệu tích cực đã trở lại từ đầu tháng 8.
Trong quá khứ, các lần hard fork của Bitcoin lẫn Ethereum đều gây ra biến động lớn cho thị trường, tác động lên cả nhà đầu tư lẫn các thợ đào. Bởi các cập nhật là quan trọng và không ai muốn bị bỏ lỡ sự thay đổi thông tin.
Để tạo thêm sự chú ý, những năm gần đây, đội ngũ phát triển Ethereum đặt tên cho mỗi đợt hard fork này theo tên của một thành phố. Đợt cập nhật tháng 4 có tên gọi Berlin và đợt cập nhật gần nhất này là London, đã được kích hoạt ở khối Ethereum thứ 12.965.000 hôm 5/8 vừa qua.
Video đang HOT
Tác động của London
Bên cạnh hard fork, Ethereum có một khái niệm riêng gọi là đề xuất cải tiến Ethereum (EIP). Và ở bản cập nhật London này, Ethereum đã đưa vào EIP-1559, một đề xuất quan trọng với tất cả người dùng.
Trước kia, để các đồng tiền ảo Ethereum được giao dịch trên thị trường, hệ thống sẽ tự tính toán và đưa ra một mức phí (gọi là phí gas) khá đắt đỏ. Phí gas này sẽ được trả cho các thợ đào, tức những người xử lý giao dịch.
Phí gas sẽ bị tiêu hủy giúp giá trị của đồng Ethereum tăng lên khi giảm phát xuất hiện.
Cộng với trữ lượng không hạn chế của Ethereum, việc làm này khiến cho nhà đầu tư lo ngại lạm phát sẽ xảy ra với đồng này, khi tiền ảo cứ thế sinh ra mà không bị mất đi.
Nhưng với EIP-1559, thuật toán mới đưa ra là thiết lập đấu giá gas để tìm kiếm thợ đào nào nhận công thấp nhất. Đồng thời, phí gas sẽ được tiêu hủy sau đó tạo ra sự giảm phát cho đồng Ethereum.
Kết quả là cứ mỗi phút có 3 Ethereum bị tiêu hủy và tổng cộng đã có hơn 5.100 Ethereum bị tiêu hủy, theo dữ liệu phân tích chuỗi khối từ Etherchain. Con số này tương đương 13 triệu USD đã bị tiêu hủy với giá trung bình mỗi Ethereum là 2.700 USD.
Vùng kháng cự 2.800 USD
Kể từ khi Trung Quốc trấn áp hoạt động đào tiền ảo đến nay, Ethereum vẫn chưa thể nào phá vỡ được vùng kháng cự 2.800 USD, thậm chí có thời điểm gây ra sự hoảng loạn khi về ngưỡng 1.700 USD.
Tuy nhiên, cùng với sự tăng giá ổn định trở lại của Bitcoin ở vùng kháng cự 40.000 USD, Ethereum đã lấy lại được sự hồi phục. Giá trị của đồng này đã tăng 5% sau bản cập nhật London dù sau đó giảm nhẹ. Tuy nhiên, vùng giá 2.700 USD sẽ là một bước đệm quan trọng để Ethereum bật tăng trở lại.
Sự tăng giá của Ethereum và giảm phí giao dịch sẽ là vô cùng quan trọng, bởi vô số các đồng tiền ảo thứ cấp (token) đang chạy trên mạng lưới này, tiêu biểu có thể kể tới hiện tượng Axie Infinity của Việt Nam.
Dẫu vậy, mốc kháng cự này có được xác lập hay không sẽ cần thời gian chờ đợi cho đến đầu tuần sau, thời điểm thị trường tiền ảo sẽ có nhiều biến động khi các quyền chọn mua và bán đáo hạn.
Dogecoin bị vượt mặt bất chấp nỗ lực 'bơm thổi' của Elon Musk
Dogecoin đã không còn tạo ra cơn sốt như hồi đầu tháng này, dù tỷ phú Elon Musk vẫn nhiệt tình bơm thổi tin tức tốt cho đồng tiền ảo châm biếm này.
Sáng 17/5, CEO Elon Musk tiếp tục có dòng tweet khiến thị trường tiền ảo chao đảo. Dòng tweet vỏn vẹn một chữ "Indeed" (đương nhiên) đã khiến thị trường bốc hơi thêm 10% vốn hóa.
Tính từ cú tweet lật kèo hôm 13/5, Elon Musk đã khiến thị trường tiền ảo bốc hơi 500 tỷ vốn hóa vì những tuyên bố mâu thuẫn về Bitcoin. Hồi tháng 2, Tesla của Elon Musk đã mua vào số Bitcoin trị giá 1,5 tỷ USD để rồi không chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền mã hóa này.
Tiếp đến, Elon Musk lấp lửng rằng Tesla đã bán hết số Bitcoin đang có, để rồi sau đó lại trả lời người hâm mộ là Tesla vẫn chưa bán bất kỳ Bitcoin nào.
ADA là một trong số ít những đồng tiền ảo được hưởng lợi từ sự bơm thổi của Elon Musk.
Động cơ ẩn đằng sau hành động này của Elon Musk được cho là để giúp sức cho Dogecoin, đồng tiền ảo châm biếm được tỷ phú gốc Nam Phi này ủng hộ mạnh mẽ suốt từ đầu năm đến giờ.
Nhưng dù đã liên tục được tỷ phú Elon Musk bơm thổi bằng các tin tức tốt như đưa đồng tiền châm biếm này lên mặt trăng, làm việc với đội ngũ phát triển để cải tiến đồng tiền... Tuy nhiên, Dogecoin lại đang bị một đồng tiền ảo khác vượt mặt, bất chấp đà giảm của toàn bộ thị trường.
Đó là đồng ADA trên hệ sinh thái Cardano. Có thời điểm, ADA đã chạm đỉnh 2,4 USD với vốn hóa 77 tỷ USD. Giá trị này đẩy Dogecoin xuống thứ 5 toàn thị trường tiền mã hóa khi chỉ còn được giao dịch quanh ngưỡng 0,5 USD với vốn hóa khoảng 64 tỷ USD, giảm mạnh so với thời điểm lập đỉnh 0,71 USD với vốn hóa 90 tỷ USD hồi đầu tháng 5 này.
Điều hài hước là đà tăng giá của ADA đến từ... chính Elon Musk. Bởi trước đó, CEO của Tesla và SpaceX đã gợi ý về việc Tesla sẽ chấp nhận thanh toán một đồng tiền xanh, tiêu tốn ít năng lượng nhất có thể.
Chỉ trong một ngày, Elon Musk liên tục có những tweet khiến thị trường tiền mã hóa chao đảo.
Bitcoin và Ethereum chắc chắn bị loại đầu tiên khỏi danh sách khi hai đồng tiền này luôn nằm trong top đầu ngốn điện năng bởi sử dụng thuật toán bằng chứng công việc (Proof-of-Work) hay còn hiểu là phải dùng máy móc để đào ra.
Các đồng tiền thân thiện hơn, tức sử dụng thuật toán bằng chứng cổ phần (Proof-of-Stake) như ADA đương nhiên được chú ý đến hơn cả. Đồng tiền này có giá khá rẻ, trữ lượng 45 tỷ đồng và hiện đã khai thác được gần 32 tỷ đồng. Cơ hội để người mua kiếm thêm là vẫn còn chỉ bằng cách mua và gửi tiết kiệm đồng này (staking).
Vì lẽ đó, ADA chứ không phải Dogecoin mới đang nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư dù không ai biết khi nào đà tăng này bị chặn đứng bởi một dòng tweet của Elon Musk. Hiện ADA có giá trị 2,23 USD, vốn hóa 70 tỷ USD, đứng thứ 4 toàn thị trường tiền mã hóa.
Lợi thế của Ethereum trước Bitcoin Ether được ví như smartphone với nhiều ứng dụng cho người dùng, trong khi Bitcoin được mô tả như máy tính số bỏ túi và không có nhiều tác dụng. Ether (ETH), loại tiền ảo lớn thứ hai thế giới, đang giành sự chú ý của người chơi khỏi Bitcoin. Đồng tiền này vừa lập kỷ lục khi vượt mức 4.000 USD đổi...