Estonia và Latvia rút khỏi khuôn khổ hợp tác ‘16+1′ với Trung Quốc ở Trung, Đông Âu
Các quốc gia vùng Baltic cho rằng họ khó có thể hợp tác với Trung Quốc hơn khi nước này thể hiện tình hữu nghị “không có giới hạn” với Nga.
Động thái của Estonia dược đưa ra sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Urmas Reinsalu trở lại nắm quyền. Ảnh: AFP
Theo trang tin Politico.eu, trong một động thái được cho là giáng mạnh vào các nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc ở châu Âu, Estonia và Latvia ngày 11/8 rút khỏi khuôn khổ hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Trung, Đông Âu, được gọi là Định dạng ‘16 1″, trong bối cảnh lo ngại sâu sắc hơn về mối quan hệ của Bắc Kinh với Moskva.
Tuyên bố của Trung Quốc về tình hữu nghị “không có giới hạn” với Nga là một nguyên nhân dẫn đến hành động trên của các quốc gia Baltic, vốn lo ngại rằng chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine là tín hiệu báo trước cho một nỗ lực rộng lớn hơn của Nga.
Litva là nước đầu tiên rút khỏi khuông khổ hợp tác trên vào năm ngoái. Động thái mới nhất của Tallinn và Riga đã khiến Định dạng trên trở thành “14 1″.
Trong trường hợp của Litva, Chính phủ nước này đã chọn theo đuổi chính sách hợp tác ngoại giao sâu hơn với Đài Loan, vốn đã gây ra cuộc tranh chấp thương mại của EU, khi Trung Quốc bắt đầu chặn hàng hóa của Litva tại hải quan.
Bắc Kinh chưa đưa ra bình luận về việc Tallinn và Riga rút khỏi khuôn khổ hợp tác. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Trung, Đông Âu đang chịu áp lực ngày càng lớn, với việc Trung Quốc bị chỉ trích liên quan đến việc “chia để trị” trong EU và các nước khu vực Trung, Đông Âu đặt câu hỏi về lợi ích kinh tế.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố ngày 11/8, chính quyền ở Tallinn cho biết: “Estonia quyết định sẽ không tham gia vào nền tảng hợp tác giữa các nước Trung và Đông Âu với Trung Quốc nữa. Estonia sẽ tiếp tục hướng tới các mối quan hệ mang tính xây dựng và thực dụng với Trung Quốc, trong đó có việc thúc đẩy quan hệ EU – Trung Quốc phù hợp với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và các giá trị như nhân quyền”.
Chính phủ Estonia cho biết thêm rằng nước này đã “không tham dự bất kỳ cuộc họp nào theo định dạng trên sau hội nghị thượng đỉnh vào tháng 2 năm ngoái”.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Latvia cũng tuyên bố tương tự: “Theo các ưu tiên hiện tại của chính sách đối ngoại và thương mại của Latvia, chúng tôi đã quyết định ngừng tham gia vào khuôn khổ hợp tác của các nước Trung và Đông Âu và Trung Quốc. Latvia sẽ tiếp tục phấn đấu cho các mối quan hệ mang tính xây dựng và thực dụng với Trung Quốc cả song phương, cũng như thông qua hợp tác giữa EU và Trung Quốc dựa trên lợi ích chung, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhân quyền và trật tự dựa trên luật lệ quốc tế”.
Với việc rút khỏi khuôn khổ hợp tác “16 1″, Định dạng này hiện chỉ còn 9 trong số 27 quốc gia EU gồm Bulgaria, Croatia, Séc, Hy Lạp, Hungary, Ba Lan, Romania, Slovakia và Slovenia, cùng với 5 quốc gia không thuộc EU: Albania, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Bắc Macedonia và Serbia.
Trung Quốc cử đặc phái viên tới Brussels, cứu vãn quan hệ với châu Âu
Trung Quốc sẽ cử một đặc phái viên cấp cao đến Brussels vào tuần tới, trong bối cảnh nước này tìm cách hàn gắn mối quan hệ đang trên đà rạn nứt với Liên minh châu Âu (EU).
Ông Wu Hongbo trước đó có chuyến thăm châu Âu lần cuối vào tháng 11/2021. Ảnh: SCMP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), ông Wu Hongbo, đại diện của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại châu Âu, sẽ gặp các quan chức để thảo luận về những bất đồng từ hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc trực tuyến tổ chức vào tháng trước.
"Ông sẽ dự các cuộc họp trong Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu, thảo luận về mối quan hệ EU-Trung Quốc sau hội nghị", nguồn tin EU tiết lộ.
Trước đó, hội nghị thượng đỉnh tổ chức ngày 1/4 đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu không hài lòng với thái độ không đổi của Bắc Kinh trước chiến dịch hoạt động quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Vài ngày sau khi hội nghị kết thúc, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell miêu tả hội nghị là "cuộc đối thoại của những người điếc".
"Trung Quốc muốn gạt những khác biệt về quan điểm đối với Ukraine sang một bên, họ không muốn nói về Ukraine, họ không muốn nói về nhân quyền hay những thứ tương tự mà chỉ tập trung vào những điều tích cực", Đại diện Borrel nói trong một cuộc tranh luận nảy lửa về Trung Quốc tại Quốc hội châu Âu ở Strasbourg.
Trong chuyến đi lần này, ông Wu sẽ dẫn đầu một phái đoàn, trong đó có Shi Mingde - cựu đại sứ Trung Quốc tại Berlin - tới một vài thành phố châu Âu.
Tại đây, họ sẽ gặp các quan chức và những người đứng đầu doanh nghiệp, cũng như những cá nhân nằm trong danh sách trừng phạt của Trung Quốc như thành viên quốc hội châu Âu Reinhard Buetikofer .
Mục tiêu hàng đầu của chuyến thăm này sẽ là loại bỏ các lệnh trừng phạt trả đũa lẫn nhau trước đó đã dẫn đến đàm phán thất bại về một thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc.
Chuyến thăm của đặc phái viên Wu nối tiếp chuyến công du khu vực dài ngày của Huo Yuzhen, đặc phái viên của Bắc Kinh tại Trung và Đông Âu. Bà Huo đã đến thăm Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Croatia, Slovenia, Estonia, Latvia và Ba Lan.
Theo các báo cáo, bà đã tìm cách trấn an các nước Trung và Đông Âu rằng Trung Quốc không phải là đồng minh của Nga và đưa ra ý tưởng hạ cấp nhóm 16 1 xuống cấp các bộ trưởng ngoại giao. Trước đó, nền tảng ban đầu "17 1" của Trung Quốc - nỗ lực kéo dài 10 năm của nước này trong việc xây dựng quan hệ với các nước Trung và Đông Âu - gặp trở ngại vào năm ngoái khi Lítva trở thành quốc gia đầu tiên rút khỏi nhóm với lý do lợi ích thương mại không được lớn như kỳ vọng.
Tờ Politico của Mỹ đưa tin đặc phái viên về khí hậu của Trung Quốc Xie Zhenhua cũng đang có kế hoạch đến thăm châu Âu vào cuối tháng này.
Trong khi đó, Brussels tiếp tục gây dựng mối quan hệ với một số đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc, bao gồm việc thiết lập "quan hệ đối tác kỹ thuật số" với Nhật Bản và đồng ý nâng cấp quan hệ thương mại với Đài Loan (Trung Quốc).
Tuần trước, EU đã ký một tuyên bố nhóm G7 lên án Trung Quốc liên quan đến các vấn đề, từ Ukraine đến "hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ" và "các chính sách kinh tế cưỡng chế".
"Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc không hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột tại Ukraine, không làm suy yếu các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga, không biện minh cho hành động của Nga ở Ukraine và không can dự, thao túng thông tin, hay đưa ra các thông tin sai lệch để hợp pháp hóa cuộc chiến tại Ukrain", thông cáo viết.
Ông Buetikofer nhận định đặc phái viên Wu vẫn sẽ tiếp tục phải xử lý hai vấn đề quan trọng, Ukraine và Litva, trong chuyến đi lần này.
Phương Tây bộc lộ những 'bất cập' sau cuộc xung đột Nga - Ukraine Các nước phương Tây đã đặt cược vào sự suy yếu của Nga sau chiến dịch quân sự ở Ukraine. Cho đến nay, điều này vẫn chưa xảy ra. Các binh sĩ Đức tham gia một sứ mệnh của NATO. Ảnh: DPA Đó là nhận định của ông Marco Carnelos, cựu nhà ngoại giao Italy từng công tác tại Somalia, Australia và Liên...