Estonia cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine từ tháng 4
Giới chức Estonia cho biết nước này dự định bắt đầu cấp chứng nhận điện tử về tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân từ tháng 4 tới.
Theo ông Kalle Killar, quan chức phụ trách công nghệ của Bộ Y tế Estonia, bộ này đang phối hợp với đối tác Guardtime để chuẩn bị cho việc cấp chứng nhận điện tử từ tháng 4 tới.
Quan chức này nêu rõ chứng nhận điện tử sẽ tiện lợi cho người dân sử dụng khi muốn đi du lịch hoặc trong các hoạt động hằng ngày vì vừa dễ xác nhận vừa có tính bảo mật cao hơn chứng nhận giấy.
Ông cũng cho biết Chính phủ Estonia đang làm việc với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc cấp chứng nhận quốc tế đối với việc tiêm vaccine nhưng chương trình này có thể phải mất vài năm để phát triển và hoàn thiện.
Estonia, với 1,3 triệu dân, hiện là quốc gia có tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất tại châu Âu nhưng cũng nằm trong số các nước có tỷ lệ tiêm chủng vaccine cao nhất tại châu lục này. Người dân quốc gia vùng Baltic này cũng thuộc nhóm cập nhật công nghệ nhanh nhất.
Video đang HOT
Việc cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine để tạo thuận lợi cho các kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế sau thời gian hạn chế vì đại dịch COVID-19 đang được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu triển khai. Liên minh châu Âu (EU) cũng đã công bố các kế hoạch cấp chứng nhận tiêm chủng điện tử trước mùa hè này để tạo điều kiện khôi phục ngành du lịch.
* Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 24/3 cũng đề cập vấn đề cấp chứng nhận tiêm chủng cho người dân trong một cuộc họp với các nghị sĩ nước này, dù trước đó ông từng loại trừ phương án này.
Phát biểu với các nghị sĩ, Thủ tướng Johnson cho rằng việc cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine không phải là điều xa lạ ở Anh, theo đó ông dẫn chứng việc các bác sĩ phẫu thuật phải có chứng nhận tiêm phòng viêm gan B.
Trả lời câu hỏi liệu người dân đến các quán bar có cần xuất trình chứng tiêm vaccine hay không, ông Johnson cho rằng đây có thể là một biện pháp thực hiện tùy thuộc chủ quán.
Một trung tâm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trên đánh dấu sự thay đổi trong quan điểm của nhà lãnh đạo Anh vì trong kế hoạch đưa xứ England ra khỏi tình trạng phong tỏa công bố hồi tháng trước, ông Johnson từng loại trừ khả năng chính phủ chủ trì xây dựng một cơ chế cấp “hộ chiếu vaccine” dù một số bộ trưởng từng nhắc đến các loại chứng nhận cần thiết cho hoạt động du lịch quốc tế. Tuy nhiên, sau đó ông Johnson đã giao cho Bộ trưởng Văn phòng Nội các Michael Gove nghiên cứu vai trò của chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, đặc biệt trong hỗ trợ khôi phục hoạt động của lĩnh vực du lịch và lưu trú.
Là quốc gia triển khai tiêm chủng ngừa COVID-19 nhanh nhất tại châu Âu, tới nay gần 29 triệu người dân ở nước này đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên. Dựa trên thành công của chương trình tiêm chủng toàn quốc, ngày càng nhiều người kêu gọi Chính phủ Anh đẩy nhanh kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế.
Triển vọng hồi phục của ngành hàng không châu Âu thêm mịt mờ
Triển vọng phục hồi đối với các hãng hàng không châu Âu đang chuyển từ xấu xuống tồi tệ, khi nhiều nước tại đây đang cân nhắc thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát hoạt động du lịch ngay cả với các quốc gia Liên minh châu Âu (EU).
Hành khách xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại nhà ga số 2 của Sân bay Heathrow, London, Anh ngày 18/1/2021. Ảnh: Reuters
Theo giới quan sát, kỳ nghỉ lễ Phục Sinh năm nay (rơi vào ngày 4/4) gần như vô vọng đối với ngành hàng không châu Âu.
Tại Vương quốc Anh, Bộ trưởng phụ trách triển khai vaccine ngừa COVID-19 Nadhim Zahawi khuyến cáo người dân nên ngừng đặt phòng trước các kỳ nghỉ. Ông cho hay hiện vẫn còn 37.000 người đang nằm viện vì COVID-19 và còn quá sớm để chính phủ cân nhắc đến mùa nghỉ Hè năm nay.
Hôm 26/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói với các nhà lập pháp rằng không nên diễn ra bất cứ hoạt động du lịch nào giữa lúc chính phủ của bà đang cân nhắc các biện pháp cứng rắn hơn.
Trong suốt cuộc khủng hoảng, các chính phủ đã cố gắng duy trì hoạt động đi lại giữa các quốc gia EU và Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA). Tuy nhiên, vào cuối tuần qua, Thụy Điển đã chính thức cấm hoạt động du lịch từ nước láng giềng Na Uy, trong khi Bỉ đã cấm các chuyến du lịch không thiết yếu.
Nhà phân tích Mark Manduca của công ty dịch vụ tài chính Citi cảnh báo rằng việc gia tăng các hạn chế đi lại và yêu cầu hành khách xét nghiệm đe dọa triển vọng của ngành hàng không trong suốt mùa Hè. Đà phục hồi nhu cầu cũng sẽ yếu ớt hơn so với dự kiến của các nhà đầu tư.
Các hãng hàng không và sân bay của Anh cảnh báo rằng việc hạn chế đi lại hơn nữa sẽ trở thành "thảm họa", đồng thời kêu gọi một gói hỗ trợ riêng để giúp họ sống sót qua cuộc khủng hoảng kéo dài. Họ cũng cảnh báo các lệnh phong tỏa mới đe dọa việc làm và hoạt động vận tải hàng hóa thiết yếu, bao gồm các thiết bị y tế.
Cổ phiếu của hãng hàng không vốn đã tăng giá kể từ khi vaccine ngừa COVID-19 chính thức xuất hiện vào tháng 11/2020. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu trên đã chịu nhiều áp lực trong tuần này do lo ngại rằng các biến thể virus SARS-CoV-2 mới cùng các lệnh phong tỏa để chống dịch đang đe dọa mùa du lịch Hè rất quan trọng của ngành.
Theo giới phân tích, trong khi các hãng hàng không lớn đã đảm bảo có đủ thanh khoản để sống sót qua đợt sụt giảm dự kiến còn kéo dài trong nhiều tháng nữa, những diễn biến mới của đại dịch có thể buộc một số hãng tìm kiếm nguồn vốn mới để tồn tại tới mùa Đông năm sau. Trong khi đó, những hãng hàng không yếu hơn có thể bị phá sản.
Vaccine của Pfizer có thể chống lại biến chủng mới Thông tin được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích, so sánh mẫu máu của người đã tiêm vaccine mà Pfizer/BioNTech sản xuất. Mới đây, các chuyên gia y tế tại Pfizer/BioNTech phối hợp nhóm nhà khoa học Đại học Y, Đại học Texas, Mỹ, nghiên cứu về khả năng bất hoạt virus của vaccine ngừa Covid-19 mà đơn vị này...