Estonia bác bỏ việc gửi binh sỹ hỗ trợ Ukraine đối phó Nga
Bộ trưởng quốc phòng Estonia Pevkur cảnh báo rằng việc đưa quân đội nước ngoài vào Ukraine tiềm ẩn rủi ro lớn hơn lợi ích.
Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, Hanno Pevkur. Ảnh: Kyivindependent
Trả lời phỏng vấn tờ The Hill khi tham dự diễn đàn an ninh quốc tế Halifax cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, Hanno Pevkur, nhấn mạnh Ukraine cần nguồn tài chính để đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng của chính mình, thay vì nhận sự hỗ trợ từ binh sỹ nước ngoài.
Trong bối cảnh xung đột với Nga bước sang năm thứ ba, Ukraine đối mặt với thách thức duy trì nhuệ khí và lực lượng. Mặc dù Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dỡ bỏ một số hạn chế, cho phép các nhà thầu quân sự Mỹ đến Ukraine hỗ trợ bảo trì thiết bị, các lãnh đạo châu Âu đang tranh luận liệu có nên đưa quân vào Ukraine để huấn luyện và hỗ trợ hay không. Đặc biệt, Pháp không loại trừ khả năng cử quân tham chiến.
Tuy nhiên, ông Pevkur cảnh báo rằng việc đưa quân đội nước ngoài vào Ukraine tiềm ẩn rủi ro lớn hơn lợi ích. “Theo như tôi biết, người Ukraine có thể tự xử lý mọi việc nếu chúng ta cung cấp đầy đủ những gì họ cần để đối đầu với Nga”, ông nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông Pevkur kêu gọi phương Tây tăng cường hỗ trợ tài chính để Ukraine tự phát triển công nghiệp quốc phòng, nhấn mạnh rằng quốc gia này hiện sản xuất từ 6 đến 7 lần số lượng pháo so với Pháp.
“Công nghiệp quốc phòng của Ukraine đang tăng tốc sản xuất một cách mạnh mẽ,” ông nói, ước tính nước này có khả năng sản xuất thiết bị quân sự trị giá khoảng 30 tỷ USD mỗi năm nhưng hiện chỉ có 15 tỷ USD để đầu tư.
Từ tháng 8 năm nay, cuộc tấ.n côn.g bất ngờ của Ukraine vào khu vực Kursk (Nga) được coi là một cơ hội bị bỏ lỡ. “Khi đó, Ukraine không có đủ thiết bị và hỏa lực để đẩy mạnh tiến công. Đây là cơ hội mà cả Ukraine và phương Tây đều đã bỏ lỡ”, ông Pevkur chia sẻ, đồng thời kêu gọi phương Tây cần quyết tâm hỗ trợ Ukraine không chỉ để chiến đấu mà là để giành chiến thắng.
Việc hỗ trợ tài chính và vũ khí cho Ukraine đã trở thành nội dung tranh cãi tại Mỹ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump ch.ỉ tríc.h chi tiêu của Mỹ cho Ukraine.
Trong cuộc trò chuyện với The Hill, ông Pevkur cảnh báo rằng giai đoạn chuyển giao chính trị tại Mỹ và châu Âu trong 6 tháng tới là cơ hội để các đối thủ như Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên tận dụng. Ông nhấn mạnh: “Thời điểm này, các nước này có thể thực hiện những bước đi mới. Chúng ta đang chứng kiến Tổng thống Putin đẩy mạnh chiến dịch tại Ukraine”.
Ông nhận định, việc Nga gần đây thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) tại Ukraine là một động thái chính trị phản ứng với việc Mỹ “bật đèn xanh” cho Ukraine sử dụng tên lửa phương Tây tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, ông Pevkur cũng nhấn mạnh rằng phương Tây cần phản ứng một cách bình tĩnh và không thái quá.
Estonia, quốc gia láng giềng của Nga, đang cảnh giác cao độ với các cuộc tấ.n côn.g kiểu “chiến tranh hỗn hợp” mà các nước có thể sử dụng. Vì vậy, việc ngăn chặn và phản ứng trước các cuộc tấ.n côn.g này là rất quan trọng,” ông Pevkur nhấn mạnh.
Với những thách thức từ Nga và những bất ổn chính trị tại phương Tây, ông Pevkur khẳng định rằng chiến lược tốt nhất để hỗ trợ Ukraine là tăng cường năng lực tự vệ của nước này thay vì triển khai binh sĩ nước ngoài.
Trước đó, hồi tháng 10, ông Hanno Pevkur cho biết Estonia đang xem xét khả năng cử binh sỹ tới miền Tây Ukraine để thực hiện các nhiệm vụ phi chiến đấu. Bộ trưởng Quốc phòng Estonia cũng nhấn mạnh rằng quyết định gửi quân đến Ukraine phải được thống nhất giữa các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời cần tính đến tất cả các chi tiết trong các biện pháp bảo vệ binh sỹ cũng như hậu cần.
Mỹ triển khai binh sỹ áp sát biên giới Nga
Bộ Quốc phòng Estonia ngày 16/12 cho biết, một đại đội bộ binh của Mỹ đã đến Estonia trong tuần này, trong khuôn khổ nỗ lực của NATO nhằm củng cố biên giới phía Đông của liên minh quân sự, nhằm đối phó với mối đ.e dọ.a từ Nga.
Tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Estonia nêu rõ, các binh sỹ Mỹ hiện đang đóng quân tại căn cứ Taara ở thị trấn Voru, cách biên giới Nga khoảng 20 km.
Binh sỹ Mỹ tại Estonia. Nguồn: Getty
Đán.h giá về sự triển khai của các quân nhân Mỹ, Đại tá Mati Tikerpuu, chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh số 2 của Lực lượng Phòng vệ Estonia, cho biết ông hy vọng có thể "phối hợp với các đồng minh ở cấp độ lữ đoàn và có thêm một đơn vị cơ động".
Đại tá Richard Ikena, Chỉ huy trưởng Pháo binh Sư đoàn Bộ binh số 1 Mỹ, nói rằng quân đội Mỹ "rất vui mừng được đến Estonia" và "mong được kề vai sát cánh cùng các đồng minh".
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Estonia cho biết thêm, Mỹ dự kiến sẽ triển khai một trung đội pháo HIMARS tới Estonia màn theo trang thiết bị và hệ thống chỉ huy và kiểm soát liên quan. Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur cho biết, điều này sẽ cho phép quân đội Estonia "tìm hiểu kỹ năng" vận hành các hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS trước khi tiếp nhận hệ thống này từ Mỹ vào năm 2025. Estonia khẳng định, sự hiện diện của các binh sỹ sẽ là bằng chứng cho thấy "những giá trị và lợi ích chung" của Washington và Tallinn, đồng thời củng cố mối quan hệ an ninh, quốc phòng giữa hai quốc gia.
Các quan chức quân sự Estonia cho rằng sở dĩ nước này mong muốn tăng cường sự hiện diện của NATO là do "môi trường an ninh đang xấu đi" ở châu Âu và "hành vi gây hấn" của Nga ở Ukraine.
Trong khi đó, Moscow đã nhiều lần lên án việc NATO triển khai lực lượng tới khu vực biên giới với nước này cũng như vận chuyển vũ khí vào Ukraine, cho rằng điều đó sẽ chỉ khiến xung đột kéo dài thêm./.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đán.h thuế Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đán.h thuế...