Esper nói bị sa thải vì không chịu ‘nhún mình’ trước Trump
Esper tuyên bố không muốn trở thành “kẻ không dám phản bác” các yêu cầu không hợp lý của Trump, điều khiến ông bị sa thải.
“Tôi có thể chiến đấu về bất cứ thứ gì, biến nó thành một trận chiến lớn và sống chết vì nó. Vì sao ư? Ai sẽ là người thay thế tôi? Đó sẽ là một người ‘chỉ biết gật đầu’ đích thực”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Military Times hôm 4/11.
Cuộc phỏng vấn chỉ được đăng vào ngày 9/11, sau khi Tổng thống Donald Trump thông báo quyết định sa thải “ngay lập tức” Esper, dù ông có thể chỉ còn công tác tại Lầu Năm Góc hơn hai tháng nữa trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden dự kiến nhậm chức tháng 1/2021.
Bài phỏng vấn của Esper được coi là một động thái “phòng ngừa”, khi ông dự cảm được mình trước sau cũng bị Trump sa thải vì không phải là một người “cái gì cũng gật” với Tổng thống. “Những gì tôi đang cố làm là chia sẻ quan điểm và thế giới quan của mình khi chúng vẫn còn nóng hổi”, Esper nói.
Việc Trump sa thải Esper được dự đoán từ nhiều tháng trước, khi căng thẳng giữa Lầu Năm Góc và Nhà Trắng bùng phát. Truyền thông Mỹ từng dự đoán Esper sẽ nộp đơn từ chức trước khi bị sa thải, song khi cuộc bầu cử đang đến gần, không bên nào chủ động ra tay trước.
Esper gần như “ẩn mình” trong thời gian trước Ngày Bầu cử. Lần cuối ông chủ trì cuộc họp giao ban của Lầu Năm Góc là vào cuối tháng 7. Esper tiếp tục đi công du trong và ngoài nước cùng các phóng viên, song từ chối tham gia các cuộc ghi hình phỏng vấn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (hàng đầu, bên trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper (bên phải, sau Trump) đi tới Nhà thờ St. John’s Episcopal, ngày 2/6. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Trong cuộc phỏng vấn, Esper tỏ ra bực tức với những lời chỉ trích rằng ông cũng là một quan chức “nhất mực vâng lời” Trump. “Trong 18 thành viên Nội các, hãy chỉ tên người từng chống lại Tổng thống xem nào”, Esper nói. “Các bạn đã từng thấy tôi đứng trên sân khấu và nói ‘dưới sự lãnh đạo phi thường của ABC, chúng tôi đã XYZ không?”
Esper dành nhiều thời gian trong cuộc phỏng vấn để chia sẻ về Chiến lược Quốc phòng (NDS), điều mà ông đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để xây dựng trong quá trình lãnh đạo Lầu Năm Góc.
“Dù trải qua nhiều khủng hoảng, xung đột và đôi khi là căng thẳng với Nhà Trắng, tôi nghĩ chúng tôi thành công trong việc thay đổi Bộ Quốc phòng, thực hiện NDS như ưu tiên hàng đầu và bảo vệ tổ chức, điều thực sự quan trọng với tôi”, Esper nói. “Điều quan trọng tiếp theo là giữ gìn sự nhất quán của bản thân trong quá trình này”.
Nhiệm kỳ của Esper kết thúc với thay đổi lịch sử của Lầu Năm Góc về các ưu tiên tử cuộc chiến chống khủng bố kéo dài hàng thập kỷ sang “kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực lớn”. Giai đoạn này được nhận định là cuộc Chiến tranh Lạnh mới, liên quan đến Triều Tiên, Nga và đặc biệt là Trung Quốc.
NDS được Esper coi như “đứa con tinh thần” và cựu bộ trưởng sẵn sàng dốc toàn lực để bảo vệ. “Mọi người đều đồng lòng, cho tới khi nói về tiền bạc và nhân sự”, Esper cho hay. “Rồi sau đó mọi người rơi rụng cả, phải không?”.
Điều này càng trở nên rõ ràng vào cuối tháng 7, khi Esper công bố kế hoạch rút 12.000 quân khỏi Đức. Cựu bộ trưởng quốc phòng cho hay chính Trump đã yêu cầu thực hiện lệnh rút quân này.
“Tôi không thể kiểm soát được tình hình, tôi chỉ có thể kiểm soát những gì mình làm”, Esper nói. “Tổng thống sẽ làm, ông ấy rất rõ ràng về những gì mình muốn. Ông ấy rất rõ ràng về quan điểm. Tôi không cố gắng làm hài lòng tất cả. Tôi chỉ cố gắng thực hiện những gì ông ấy muốn trên tư cách tổng tư lệnh được bầu hợp hiến và tận dụng tốt nhất điều này”.
Tuy nhiên, trong vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Afghanistan hay điều quân đội đối phó biểu tình trong nước, Esper cho hay ông không thể nhượng bộ, dù quan hệ giữa ông và Trump có thể đi tới đâu.
“Các binh sĩ của tôi không bỏ cuộc”, Esper nói. “Do đó nếu tôi bỏ cuộc, đó phải là vì điều gì thật lớn lao”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper phát biểu tại buổi lễ ở Lầu Năm Góc, ngày 11/9. Ảnh: Reuters
Esper hồi tháng 6 công khai bất đồng với Trump, người lệnh triển khai quân thường trực ở căn cứ Fort Bragg tới thủ đô Washington để sẵn sàng trấn áp biểu tình. “Việc điều lực lượng trực chiến để thực thi pháp luật chỉ nên là phương án cuối cùng cho những tình huống khẩn cấp và thảm khốc nhất”, Esper nói. “Chúng ta không rơi vào một trong những tình huống đó. Tôi không ủng hộ việc kích hoạt Đạo luật Chống nổi loạn”.
Quyết định của Esper khiến Trump rất tức giận, song cựu bộ trưởng quốc phòng khẳng định kích hoạt Đạo luật Chống nổi loạn “sẽ đưa chúng tôi vào hướng đi tới nơi tăm tối”.
Phủ bóng lên toàn bộ nhiệm kỳ của Esper là lời hứa tranh cử của Trump về việc rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan. Trong lúc đàm phán hòa bình giữa Mỹ cùng Afghanistan với lực lượng Taliban diễn ra, Trump ra lệnh rút quân. Lầu Năm Góc dự kiến rút 4.000 trong số 8.000 lính tại Afghanistan, song Trump cho biết trên Twitter rằng nên đưa số binh sĩ còn lại về nhà trước Giáng sinh.
Văn phòng của Esper tìm cách tránh xa cuộc thảo luận về việc rút quân khỏi Afghanistan vì vô số lần Lầu Năm Góc và Nhà Trắng bất đồng. “Người ta phải suy nghĩ hai, ba hay thậm chí bốn lần, nhưng thường họ không làm vậy”, Esper nói.
Khi được hỏi các bộ trưởng quốc phòng Mỹ phải dành nhiều thời gian cân bằng giữa yêu cầu của Trump với hậu quả thực tế đối với an ninh quốc gia, Esper nói “có lẽ là không” và “không biết vì chỉ làm việc cho vài người”. Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ khẳng định không hối hận về cách mình xử lý các vấn đề.
Bị sa thải, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper để lại cảnh báo về Tổng thống Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9-11 đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, nhưng trước khi nhận quyết định này, người đứng đầu Lầu Năm Góc đã để lại một lời cảnh báo tinh tế về những nguy cơ khi để ông Trump không bị kiểm soát.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper là quan chức cấp cao đầu tiên bị Tổng thống Trump sa thải sau bầu cử
Bộ trưởng Esper nói với Military Times hôm 4-11 rằng, ông không phải là người ba phải và tiết lộ rằng đôi khi có bất đồng căng thẳng với Nhà Trắng. Ông Esper giải thích rằng khi đối phó với Tổng thống, bạn phải "chọn cách chiến đấu" và cố gắng và "làm tốt nhất có thể".
Người đứng đầu Lầu Năm góc nhấn mạnh rằng ông chống lại Tổng thống có lẽ nhiều hơn các quan chức Nội các khác. Bởi thế, bất cứ người nào kế nhiệm có thể có xu hướng để mặc Tổng thống Trump làm theo ý mình.
"Ai sẽ tiếp quản tôi? Đó sẽ là một người ba phải thực sự. Chỉ có Chúa mới giúp chúng ta", ông Esper nói với ngụ ý rõ ràng rằng một Bộ trưởng Quốc phòng nếu làm theo chính xác những gì Tổng thống Trump muốn có thể là một thảm họa.
Ngày 9-11, Tổng thống Trump thông báo rằng Bộ trưởng Quốc phòng Esper đã bị "chấm dứt hợp đồng" và sẽ được thay thế bởi Giám đốc Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia Christopher Miller.
Vài giờ sau tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng, một bức thư được cho là ông Esper viết xuất hiện trên mạng, khẳng định rằng ông chấp nhận quyết định này và rằng "chưa bao giờ tự hào hơn được phục vụ đất nước dù là một người lính hay dân sự trong Bộ Quốc phòng".
Ông Trump đã thua cuộc trong chiến dịch tái tranh cử trước đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden vào tuần trước, mặc dù kết quả vẫn đang tranh cãi và Tổng thống đương nhiệm không chịu thừa nhận thất bại. Các đảng viên Đảng Dân chủ còn lo lắng rằng ngoài việc sa thải các quan chức, không biết ông Trump có thể đưa ra những chính sách bất lợi thế nào trong những tháng tại vị cuối cùng.
Cháu gái cảnh báo Trump 'phá rối' quá trình chuyển giao quyền lực Cháu gái Mary Trump cảnh báo Tổng thống Mỹ có thể tức tối "phá vỡ mọi thứ" trong quá trình chuyển giao quyền lực cho Biden. "Đây là những gì chú Donald Trump sẽ làm: Ông ấy sẽ không nhận thua, dù chẳng ai quan tâm đến điều đó. Tệ hơn, ông ấy sẽ không tiến hành các hoạt động bình thường để...