Erdogan tới Mỹ, Obama tránh mặt không gặp
Tổng thống Mỹ Obama vừa từ chối lời mời gặp mặt riêng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ gần nhất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vào năm 2013, Tổng thống Barack Obama đã ca ngợi các cuộc đàm phán hòa bình của Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd.
Nhà lãnh đạo Mỹ từng bày tỏ hi vọng vào một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng kinh tế.
Nhưng ông Erdogan có thể sẽ nhận được một sự tiếp đón rất khác khi ông trở lại Mỹ trong tuần này để tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân (NSS) lần thứ tư được tổ chức tại Washington, Mỹ.
Tổng thống Erdogan (Trái) và Tổng thống Obama tại Rose Garden/Nhà Trắng trong chuyến thăm Mỹ năm 2013. (Ảnh: MARK WILSON/GETTY IMAGES)
Theo tạp chí Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ, Tổng thống Obama đã từ chối lời mời của Tổng thống Erdogan tham dự lễ khai trương một Nhà thờ Hồi giáo do Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ xây dựng tại bang Maryland (Mỹ).
Đồng thời, Tổng thống Mỹ cũng không có kế hoạch cho một cuộc gặp mặt riêng với nhà lãnh đạo quốc gia đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố của Washington.
Nhà Trắng chỉ dự kiến rằng Phó Tổng thống Joe Biden gặp mặt Tổng thống Erdogan.
Video đang HOT
Cũng theo WSJ, các quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ cho rằng một cuộc họp riêng giữa hai nhà lãnh đạo là không cần thiết.
“Không nên nhìn nhận việc Tổng thống Obama quyết định không gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ của ông trong chuyến thăm của ông này tới Washington là một sự coi thường vì thực tế hai nguyên thủ đã gặp nhau vào tháng 11 năm ngoái tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ và đã có một cuộc điện đàm vào tháng 2 năm nay”.
Trong thời gian diễn ra NSS, Tổng thống Obama chỉ có kế hoạch gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hiện phía Ankara chưa có bình luận gì về tuyên bố này của Nhà Trắng.
Theo các chuyên gia chính trị hàng đầu thế giới đánh giá, động thái này của Washington cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại trong quan hệ Hoa Kỳ – Thổ Nhĩ Kỳ.
Phó Giám đốc phụ trách an ninh quốc gia và chính sách quốc tế thuộc Trung tâm Tiến bộ Mỹ, Max Hoffman cho rằng:
“Nhà Trắng không muốn thể hiện rằng Tổng thống Erdogan được hoan nghênh. Chính sách độc tài, bất ổn chính trị, hạn chế tự do ngôn luận đang khiến mối quan hệ Mỹ – Thổ ngày càng xấu đi.”
Mâu thuẫn về quan điểm về người Kurd ở Syria giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đang ngày càng trở nên nghiêm trọng trong thời gian vừa qua.
Phong Lan
Theo_Người Đưa Tin
Cần đặt 'dấu chấm hết' cho mối quan hệ mờ ám Thổ - IS
Cuộc xung đột ở Syria sẽ ngày gia tăng nếu như không gây áp lực lên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và ngăn cản các 'mối quan hệ mờ ám' giữa Ankara với các phần tử phiến quân IS.
Cần đặt "dấu chấm hết" cho mối quan hệ Ankara - IS
Tuyên bố mạnh mẽ trên do nữ chính trị gia, đồng thời là Phó Chủ tịch đảng Cánh tả Đức Sahra Wagenhnecht đưa ra khi tra lời phỏng vấn tờ Der Spiegel của Đức.
Theo khẳng định của Sahra Wagenhnecht, mối đe dọa xung đột sẽ tiếp tục căng thẳng hơn ở Syria hiện vẫn khá cao. Hiện có đến 15 quốc gia đang tham chiến chống IS ở Syria nhưng đôi khi các quốc gia này hành động cùng nhau, đôi khi hành động song song với nhau nhưng đôi khi lại hành động đối đầu nhau.
Hiện không có một chiến lược chung nào nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này. Thậm chí các bên còn không đạt được thỏa thuận cho rằng cuộc chiến chống IS mới thực sự là nhiệm vụ quan trọng hơn cả.
Cụ thể, theo Sahra Wagenhnecht, rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang theo đuổi mục tiêu khác khi vẫn đang duy trì các mối quan hệ với các phần tử khủng bố.
Sahra Wagenhnecht nhận định rằng để có thể giải quyết được tình hình khủng hoảng hiện nay ở Syria, điều cần thiết là phải ngăn chặn được các nguồn cung cấp tài chính cho hoạt động của IS, làm cho các phần tử khủng bố không thể tuyển thêm các thành viên mới và không thể nhận thêm vũ khí.
Khi đó, cơ cấu nội bộ của IS sẽ bị phá vỡ và mới có thể giải phóng được các khu vực lãnh thổ bị IS chiếm đóng.
"Nhưng để có thể đạt được mục tiêu này, điều cần thiết là phải gây áp lực lên Erdogan, cần phải chấm dứt "sự ủng hộ khủng bố được che đậy dưới mặt nạ" của Erdogan và phải đóng cửa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đối với các phần tử IS"- Sahra Wagenhnecht nhận định.
Nói về sự can thiệp quân sự của châu Âu vào Syria, Sahra Wagenhnecht cho rằng chiến dịch này hiện không hiệu quả. Các máy bay ném bom của liên minh khiến dân thường lại trở thành đa số nạn nhân thiệt mạng và điều này càng khiến người dân gia tăng thù hận với châu Âu. Vấn đề là ở chỗ tiêu diệt IS không phải là mục đích của Mỹ mà lật đổ chế độ của Tổng thống Al-Assad mới là cái đích Mỹ nhắm tới.
Trước đó, ngày 2/12/2015, Bộ Quốc phòng Nga đã cho công bố các bằng chứng cho thấy dầu đang được IS vận chuyển từ các vùng đất chiếm đóng để đưa sang Thổ Nhĩ Kỳ. Người hưởng lợi chính từ hoạt động này chính là Tổng thống Erdogan và các thành viên trong gia đình ông ta.
Bộ Quốc phòng Nga cũng khẳng định Moscow đã biết rõ về 3 tuyến đường vận chuyển dầu của IS từ Syria sang Thổ Nhĩ Kỳ. IS đã sử dụng đến hơn 8,5 nghìn xe tải để vận chuyển hơn 200 nghìn thùng dầu/ngày đêm sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vẫn "mạnh mồm" tuyên bố rằng sẽ sẵn sàng từ chức nếu như chứng minh được rằng Ankara đang mua dầu lậu của IS.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet
Chuyên gia CIA chỉ ra cơn ác mộng của Erdogan,những việc làm ở Syria Nếu người Kurd muốn thiếp lập một quốc gia riêng, họ sẽ làm mọi điều để kiểm soát 1/3 lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ. Khi điều này xảy ra, sẽ là những cơn ác mộng với Erdogan. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Trong một cuộc phỏng vấn với báo Gazeta.ru của Nga đăng tải hôm 11/12, cựu chuyên gia Cục tình...