Epoch Times: Quân đội Trung Quốc có khả năng thực chiến?
Ông Hầu Mẫn Tuấn là chỉ huy của một đơn vị thiết giáp thuộc Binh đoàn 27 của quân đội Trung Quốc. Khi được lệnh phải lãnh đạo đơn vị của mình tham gia một cuộc hành quân kéo dài 9 ngày trong cuộc tập trận huấn luyện ở Nội Mông Cổ, ông Hầu đã bị tổn thất hơn một nửa lực lượng của mình.
Một chiếc máy bay phản lực chiến đấu có vũ trang J-11 của Trung Quốc đang bay gần một máy bay tuần tra của Mỹ trên Biển Đông trong không phận quốc tế vào ngày 19/8/2014. (Ảnh: US Navy Photo)
Trong vòng 48 giờ đầu tiên của cuộc tập trận Bắc Kiếm 1405 năm 2013, ông Hầu chỉ biết đứng nhìn khi tất cả 40 chiếc xe tăng trong tiểu đoàn của ông bị hỏng từng chiếc một.
Theo báo cáo của một hãng tin của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ( PLA), chỉ có 15 chiếc xe tăng trên là có thể sửa được và tiếp tục cuộc hành quân dài 145 dặm.
Mặc dù đây mới chỉ là mô phỏng một tình huống không chiến đấu, tiểu đoàn này đã mất hầu như tất cả các thiết bị của mình. Đối với một người phục vụ trong ngành 32 năm như ông Hầu, đây quả là một trải nghiệm “đau đớn”.
Sự thất bại của cuộc tập trận Bắc Kiếm 1405 bộc lộ những thách thức mà các sỹ quan Trung Quốc đang phải đối mặt. Các chuyên gia và các báo cáo cho biết, mặc dù chính quyền Trung Quốc gần đây đã nỗ lực tiến hành đổi mới và nâng cấp với quy mô lớn, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong chất lượng huấn luyện và chất lượng thiết bị của lực lượng quân đội Trung Quốc.
Những chiếc xe tăng lỗi thời
Trải nghiệm của ông Hầu trong buổi tập trận Bắc Kiếm không có gì đáng ngạc nhiên. Trong hàng ngàn chiếc xe tăng đang được sử dụng trong lực lượng quân đội Trung Quốc, đại đa số là các xe cải tiến từ loại xe T-55, một thiết kế của Liên Xô được sản xuất lần đầu tiên ngay sau chiến tranh thế giới thứ II. Hoạt động nâng cấp và sửa đổi đã kéo dài tuổi thọ của loại vũ khí một thời thành công này, nhưng sau hơn 60 năm phục vụ, loại xe này đã không còn xứng tầm so với các loại vũ khí hiện đại được nữa.
Một học viên sỹ quan Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang rửa xe tăng tại Học viện Kỹ thuật Thiết giáp của PLA tại Bắc Kinh vào ngày 22/7/2014. Đại đa số các xe tăng của Trung Quốc đã lỗi thời. (GREG BAKER / Getty Images)
Đặc biệt sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, lực lượng máy bay và thiết giáp của Mỹ đã phá hủy hàng ngàn phương tiện vận chuyển do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành những đợt mua sắm mới và thiết kế các loại xe tăng hiện đại để bắt kịp sự phát triển; chẳng hạn như chiếc ZTZ-99, trong đó kết hợp các quan điểm thiết kế kiểu phương Tây và của Liên Xô.
Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Theo một báo cáo tháng 2 của trang blog phân tích quân sự mang tên War on the Rocks, công cuộc hiện đại hóa lực lượng thiết giáp mà quân đội Trung Quốc tiến hành cũng có thể là một trở ngại, vì chúng rất thiếu toàn diện. Do các thiết bị mới được đưa vào sử dụng dần dần, các đơn vị thiết giáp Trung Quốc thường phải thao tác “cùng lúc với nhiều thế hệ thiết bị”. Tiến độ cập nhật chậm chạp, không ổn định khiến các sỹ quan phải thường xuyên điều chỉnh lại kế hoạch chiến đấu của họ. Đây là một thực tế không cho thấy triển vọng tốt đẹp gì đối với lực lượng quân đội Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột.
Khó khăn về động cơ
Sức mạnh không quân là một trong những lĩnh vực mà chính quyền Trung Quốc rất chú trọng nhưng lại có kết quả khác nhau. Cũng giống như các xe loại tăng, các máy bay của quân đội Trung Quốc đều là các kiểu cũ, chẳng hạn như loại máy bay J-7 và J-8 được sản xuất trong nước. Trung Quốc đã bổ sung vào kho vũ khí của mình hàng trăm chiếc máy bay thế hệ thứ tư, tức là, những chiếc được cải tiến từ máy bay phản lực ở cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Đơn cử như máy bay đánh chặn J-11, một phiên bản mà Trung Quốc nhái lại từ máy bay chiến đấu ưu việt trên không Su-27SK của Liên Xô. Lực lượng không quân của quân đội Trung Quốc đã đặt mua máy bay này vào năm 1992, và sau đó bắt đầu sản xuất loại J-11 trong nước với các bộ phận do Nga cung cấp, cụ thể là các động cơ.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, chính quyền Trung Quốc háo hức mua các vũ khí tiên tiến từ chính phủ Nga. Sự hợp tác này để lại hậu quả cho một bên. Điện Kremlin đã có đường hướng bảo vệ bí mật kỹ thuật của mình một cách cẩn thận do cảnh giác với xu hướng ăn cắp và làm nhái công nghệ nước ngoài của Trung Quốc. Điều này dẫn đến nhiều giao dịch thất bại khác nhau mà thiệt hại thuộc về phía quân đội Trung Quốc.
Video đang HOT
Với hy vọng từ bỏ lệ thuộc vào động cơ do Nga cung cấp một điều rất cần thiết cho hạm đội máy bay hiện đại của quân đội Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, người Trung Quốc đã cố gắng tự sản xuất động cơ cho riêng mình sau đó lắp những động cơ này vào máy bay J-11 và máy bay tự chế J-10, loại máy bay từng dùng động cơ của Nga.
Động cơ máy bay phản lực của Trung Quốc WS-10, được nghiên cứu trong thời gian khá lâu dài để thay thế cho những máy bay J-11 của quân đội Trung Quốc, tuy nhiên động cơ này liên tiếp có trục trặc. Theo một báo cáo được công bố trên Globalsecurity.org, quân đội Trung Quốc đã bất mãn với động cơ này từ năm 2007, và vào năm 2009, một quan chức Trung Quốc cho biết vẫn còn có những vấn đề về mẫu thiết kế này.
Năm 2010, hãng tin Washington Post đưa tin rằng theo các chuyên gia Nga và Trung Quốc thì chỉ sau 30 giờ hoạt động là động cơ WS-10A đã cần được bảo dưỡng, trái ngược hẳn với 400 giờ đối với các động cơ do Nga sản xuất, và kém xa so với các tiêu chuẩn quốc tế.
Vào năm 2013, lực lượng hải quân của quân đội Trung Quốc đã bắt đầu triển khai một số ít máy bay J-15, một loại máy bay hoạt động trên tàu sân bay, cũng được chế từ dòng máy bay Su-27 như J-11. Các mẫu đầu tiên của máy bay phản lực này từng được trang bị động cơ của Nga, nhưng vào năm 2010, có tuyên bố cho biết động cơ WS-10H do Trung Quốc chế tạo sẽ được dùng để thay thế. Tuy nhiên, tính đến năm 2012, động cơ vẫn là là một điểm yếu đối với loại máy bay này.
Không rõ liệu cải tiến mới nhất của loại động cơ mà Trung Quốc tự sản xuất có đáp ứng được kỳ vọng của nước này hay không. Dù sao đi nữa, kể cả nếu động cơ dùng được cho thế hệ thứ 4 của Su-27, điều đó không có nghĩa là nó cũng phù hợp đối với loại J-20, loại máy bay phản lực thế hệ thứ 5 của Trung Quốc nhằm bắt kịp loại F-22 Raptor của Mỹ.
Theo một bài báo được công bố trên trang blog mang tên “Chiến tranh thật tẻ nhạt” có tiêu đề “Quân đội Trung Quốc là một con rồng giấy”, chiếc J-20 sẽ chưa được đưa vào sử dụng ít nhất là đến năm 2021.
Khó khăn trong việc huấn luyện tân binh
Ngay cả nếu Trung Quốc trang bị được các vũ khí mới cho lực lượng quân đội, binh lính của họ chưa chắc đã có đủ kiến thức để sử dụng các vũ khí này. Phải mất thời gian và công sức để đào tạo được đội ngũ sỹ quan cũng như năng lực cần thiết để phát triển chiến thuật và chiến lược hiệu quả. Một báo cáo gần đây có tựa đề “Sự chuyển đổi lực lượng quân đội thiếu hoàn thiện của Trung Quốc”, do tổ chức RAND công bố, đã phân tích sự thiếu hụt nhân sự trong nhiều lĩnh vực của quân đội Trung Quốc, bao gồm cả lực lượng pháo binh 2 kiểm soát vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Theo một báo cáo của cơ quan tư vấn Viện Dự án 2049 vào mùa hè năm 2012, lực lượng pháo binh 2 đã tiến hành một cuộc tập trận 15 ngày trong một khu hầm ngầm nhưng không thể cầm cự đến ngày cuối cùng. Đến giữa kỳ tập trận, binh lính đã quá quẫn trí đến mức họ phải cử một tiểu đội lính nữ từ một “Đoàn biểu diễn văn hóa” của quân đội Trung Quốc đến để khích lệ tinh thần. Với suy nghĩ rằng những người lính trẻ không phù hợp với những kỳ huấn luyện dài ngày dưới mặt đất, lực lượng pháo binh 2 đã rút ngắn thời gian và thử phiên bản huấn luyện ba ngày, lần này có cả phụ nữ đi kèm. Các kết quả thậm chí còn đáng thất vọng hơn. Một lượng đáng kể binh lính phải tư vấn tâm lý vào ngày thứ hai, một số khác thậm chí còn không chịu ăn.
Học viên sĩ quan Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến hành tập đâm lưỡi lê tại Học viện Kỹ thuật Thiết giáp của PLA tại Bắc Kinh vào ngày 22/7/2014. (GREG BAKER / Getty Images)
Trung Quốc duy trì một hạm đội lớn các tàu ngầm, bao gồm cả tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo, nhưng trong số năm quốc gia trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, chỉ có người Trung Quốc vẫn chưa gửi tàu ngầm tên lửa hạt nhân của họ cho đội tuần tra hoạt động. Có một vụ việc nổi tiếng xảy ra vào năm 2003, chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel của Trung Quốc đã chìm cùng tất cả những người trên tàu. Sự việc này đã bộc lộ tình trạng đào tạo và bảo trì nghèo nàn trong lực lượng hải quân của quân đội Trung Quốc.
Một vị đại tướng của Trung Quốc cho biết trên tờ New York Times rằng, dưới chính sách một con hà khắc của Trung Quốc, 80% quân chiến đấu của quân đội Trung Quốc là con trai độc nhất lớn lên trong sự quan tâm bao bọc của cha mẹ và ông bà. Việc mài dũa họ thành những người lính biết tuân lệnh và hợp tác trong một môi trường quân sự tập thể có thể là một thách thức lớn. Ông Scott W. Harold, một trong những tác giả của báo cáo RAND phát biểu với New York Times rằng “Trước khi gia nhập quân đội các thanh niên đều được cha mẹ nuông chiều như những đứa trẻ”.
Chất lượng và tính thiết thực trong các buổi huấn luyện của quân đội Trung Quốc là một chủ đề thường xuyên được đưa ra chỉ trích giữa các sĩ quan Trung Quốc. Những người chỉ huy thường gian lận trong các buổi huấn luyện nhằm cố gắng gây ấn tượng với cấp trên, các ấn phẩm quân sự cũng đã chỉ ra tính “hình thức” quá mức trong hoạt động huấn luyện. Nhìn chung, quân đội Trung Quốc thường xuyên ở trong tình cảnh thực tế bị giả tạo, không bộc lộ nhiều điểm yếu trong học thuyết quân sự và chẳng thể giúp các nhà hoạch định có cơ hội để cải thiện.
Ngoài việc đòi hỏi nhiều ngân sách hơn nữa cho nhiên liệu, đạn dược và các vật tư khác cần thiết cho việc cải thiện huấn luyện, quân đội Trung Quốc còn phải đối mặt với một rào cản mang tính hệ thống, nằm trong bản chất tự nhiên ngay từ khi nó được thành lập, xuất phát từ vai trò làm lực lượng vũ trang cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bản chất chính trị nặng nề
Bản chất chính trị nặng nề của quân đội Trung Quốc đã góp phần vào nạn tham nhũng nghiêm trọng trong cơ cấu tổ chức của quân đội. Quân đội Trung Quốc được hoạt động rộng rãi bên trên luật pháp nạn biển thủ và kinh doanh bất hợp pháp rất phổ biến trong các sỹ quan của Trung Quốc.
Những nỗ lực chống tham nhũng gần đây của các nhà lãnh đạo hiện hành của Trung Quốc đã xử lý kỷ luật hàng ngàn quan chức quân đội với đủ loại tệ nạn. Quan chức quân đội cao cấp nổi bật nhất bị tiến hành điều tra là ông Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương và Giám đốc của Tổng cục Chính trị.
Bất chấp thứ hạng nổi bật mà ông ta nắm giữ kể từ đầu những năm 2000, ông Từ Tài Hậu không bao giờ chỉ huy một đơn vị quân sự cụ thể nào mà dành toàn bộ sự nghiệp của mình ở Tổng cục Chính trị. Một trong những cáo buộc dành cho ông ta là việc nhận hối lộ để thăng chức. Quá trình điều tra đã phát hiện vị đại tướng này sở hữu những kho tàng lớn về tiền mặt và đá quý.
Theo NTD/The Epoch Times
Chiêm ngưỡng tàu sân bay "khủng" của Mỹ
Hàng nghìn người đã tới cửa biển Solent thuộc hạt Hampshire, Anh để chiêm ngưỡng tàu sân bay khổng lồ USS Theodore Roosevelt của Mỹ neo đậu ở ngoài khơi sau khi tàu này không thể cập cảng do kích thước quá "khủng". Tàu Roosevelt thuộc lớp Nimitz, lớp tàu sân bay lớn nhất thế giới hiện nay.
RT ngày 23/3 đưa tin, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã đến Hamshire, Anh trong hành trình nhằm biểu dương sức mạnh quân sự Mỹ. Hiện tàu này đang thả neo ngoài vịnh Stokes, do không thể vào cảng Portmouth vì kích thước tàu quá lớn. USS Theodore Roosevelt gây ngạc nhiên với hầu hết khán giả bởi nó lớn hơn gần gấp đôi so với các tàu sân bay có trọng lượng 65.000 tấn của Hải quân Anh.
Một người đàn ông dùng ống nhòm để chiêm ngưỡng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt từ xa.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là biểu tượng sức mạnh của Hải quân Mỹ, với 4 đường băng, 4 máy phóng máy bay. Tàu có tổng chiều dài 332,85 m và trọng lượng gần 100.000 tấn. Vận tốc của USS Theodore Roosevelt có thể lên tới 35 hải lý/giờ.
Tàu USS Theodore Roosevel có thể mang theo 90 phi cơ các loại và 5.000 thủy thủ.
Trong ảnh là các vũ khí trên tàu USS Theodore Roosevel.
Tàu sân bay này được đặt theo tên Tổng thống thứ 26 của Mỹ Theodore Roosevelt. Trong ảnh là một bức tượng Tổng thống Roosevelt đặt tại bảo tàng Mỹ.
Tàu USS Theodore Roosevelt cùng với hơn 5.000 thủy thủ và tàu hộ tống Winston S Churchill, dự định sẽ ở lại Anh trong 5 ngày.
Tàu USS Theodore Roosevelt có chiều cao tính từ mực nước biển vào khoảng 20 tầng nhà, có phần boong tàu rộng 1,8 ha để phục vụ các máy bay cất cánh và hạ cánh.
Tàu sân bay "khủng" này có thể di chuyển trên biển trong 3 tháng mà không cần tiếp tế. Trên tàu , có hai lò phản ứng hạt nhân tạo đủ năng lượng cung cấp cho một thành phố nhỏ.
Theo Daily Mail, hơn 5.000 thủy thủ của tàu sẽ xuống thành phố Portsmouth trong lần dừng chân này và đi thăm nhiều cửa hàng tại đây.
Các sĩ quan cấp cao của Mỹ sẽ hội đàm với các chỉ huy Hải quân Anh trong chuyến thăm này về các chiến dịch toàn cầu và cập nhật thông tin về tiến độ của chương trình tàu sân bay Anh.
Phần boong dành do máy bay, bao gồm phần lớn là những chiến đấu cơ F18 Hornet, Superhornet và máy bay gây nhiễu sóng Growler.
Trong ảnh là sơ đồ bố trí các máy bay trên boong tàu USS Theodore Roosevelt.
Thoa Phạm
Ảnh: PA
Theo Dantri
"Quân đội Ukraine mạnh thứ 5 châu Âu nhờ trận mạc miền Đông" Quân đội Ukraine có sức mạnh đứng hàng thứ 5 tại châu Âu nhờ tích lũy được kinh nghiệm chiến trường từ cuộc xung đột ở miền Đông xảy ra một năm trước đây. Đây là tuyên bố của Tổng thống Ukraine trong cuộc gặp với các tư lệnh, chỉ huy quân đội tại Kiev hôm 23/3. Theo ông, chính kinh nghiệm trận...