Epoch Times: Món quà từ “ái tướng” cho sinh nhật Giang Trạch Dân
The Epoch Times đưa tin, ngày 17/08/2014 vừa rồi là ngày sinh nhật cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, đúng vào hôm đó nhóm ủng hộ chính quyền Hồng Kông đã phát động “cuộc diễu hành chống trung tâm” với số lượng lên tới hàng chục ngàn người. Được biết, cuộc diễu hành lần này là do Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, “ái tướng”của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân – Trương Đức Giang giật dây.
Trước đó, ngày 19/07/2014 Trương Đức Giang tại Thâm Quyến đã tiếp kiến Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh và 6 đại diện của phòng thương mại Hồng Kông truyền đạt ý định tổ chức cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Hàng ngàn dân cầm cờ Trung Quốc và Hồng Kông tham gia biểu tình ủng hộ chính phủ ở Hồng Kông vào ngày 17 tháng 8 năm 2014 (Ảnh: AFP)
Trò hề của “Cuộc diễu hành chiếm trung tâm”
Ngày 17/08/2014, một số tiền lớn được cho là đã được rót đi để 1.500 nhóm ủng hộ chính quyền Hồng Kông phát động một cuộc “Diễu hành chiếm trung tâm” với 1,93 triệu người tham gia. Cuộc diễu hành này được tổ chức thông qua nhiều thủ đoạn cưỡng ép. Nhiều phương tiện truyền thông Hồng Kông tiết lộ, các đoàn diễu hành được chia tiền và các khoản đãi ăn uống để thực hiện cuộc diễu hành. Người đứng đầu phòng thương mại Hồng Kông ước tính chi phí cho cuộc diễu hành chiếm trung tâm phải mất từ 100-200 triệu đô la Hồng Kông.
Theo phân tích, cuộc diễu hành lần này được lựa chọn diễn ra vào đúng dịp sinh nhật của Giang Trạch Dân, rõ ràng là cố tình cho thế giới bên ngoài thấy đây sự kiện trên là do phe phái của Giang Trạch Dân giật dây. Phe phái của Giang có thể dựa vào sự kiện lần này vừa để chúc mừng sinh nhật của Giang vừa để truyền đi thông điệp về sự tồn tại của thế lực này đến nhà lãnh đạo Đảng cộng sản đương thời.
Trương Đức Giang bí mật đến Thâm Quyến
Được biết, ba ngày sau cuộc gặp mặt giữa Trương Đức Giang và Lương Chấn Anh tại Thâm Quyến vào ngày 19/07/2014, các nhân vật phe phái Hồng Kông cũng lần lượt có cuộc gặp gỡ với Trương Đức Giang. Trương đã mạnh miệng tuyên bố “Lương Chấn Giang sẽ không bị hạ bệ”, ca ngợi Lương đã thực hiện trách nhiệm công việc rất tốt, thúc đẩy giới doanh nghiệp hỗ trợ cho Lương Chấn Anh.
Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Đức Giang (trái) và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hi Lai tại phiên bế mạc kỳ họp quốc hội lần 5 của Trung Quốc – Ảnh: AFP
Được biết, Thâm Quyến là một trong những địa điểm hội tụ của phe cánh Giang Trạch Dân. Bí thư Thành ủy Thâm Quyến đương thời là Vương Vinh cũng được cho là tay chân đắc lực của Giang. Giang Trạch Dân hồi cuối tháng 03/2014 cũng chọn Thâm Quyến là thành phố Nam tiến của mình. Khi đó có thông tin cho biết, Giang cũng gặp mặt và lôi kéo Lương Chấn Anh tại Thâm Quyến.
Trương Đức Giang – cánh tay đắc lực của Giang Trạch Dân
Sinh ra tại Cát Lâm, Trương từng theo học chuyên ngành kinh tế tại Đại học Kim iI-sung ở Triều Tiên. Được coi là thành viên của nhóm ủng hộ cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, ông Trương Đức Giang đã thay thế Bạc Hy Lai trở thành bí thư thành ủy thành phố Trùng Khánh vào tháng 03/2012, sau khi ông Bạc buộc phải từ chức do liên quan vụ vợ ông là bà Cốc Khai Lai sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood .
Là bí thư của tỉnh Quảng Đông vào năm 2003, ông Trương đã bị chỉ trích rất nhiều do phản ứng chậm chạp của chính quyền trong việc giải quyết nhiều vấn đề như: nạn dịch SARS, cuộc nổi dậy tại Yết Dương… và bị nghi ngờ có liên quan đến chính sách đàn áp Pháp Luân Công.
Đằng sau Sách Trắng về Đặc khu hành chính Hồng Kông có sự nhúng tay của Trương Đức Giang
Ngày 10/06/2014, Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành Sách Trắng về việc thi hành chính sách “một quốc gia, hai chế độ” tại đặc khu hành chính Hồng Kông. Sự việc làm dấy lên sự phẫn nộ của người dân khu vực này, các nhà hoạt động dân chủ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn vì quan ngại về việc Bắc Kinh đã can thiệp quá sâu vào Hồng Kông.
Video đang HOT
Được biết, Sách Trắng là sản phẩm được sự tác động mạnh mẽ của các nhân vật phe phái Giang Trạch Dân là Trương Đức Giang và Lưu Vân Sơn, một trong những mục tiêu của việc ủng hộ ban hành Sách Trắng là nhằm gây náo loạn chính quyền Hồng Kông, tạo sự hỗn loạn khiến Tập Cận Bình dễ dàng bị hạ bệ.
Sách Trắng phát hành được 4 ngày thì đến ngày 14/06/2014, Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc – Tô Vinh bị sa thải. Ngày 30/06/2014, Tập Cận Bình đích thân chủ trì một cuộc họp của Bộ Chính trị quyết định trục suất Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu và bàn giao cho cơ quan tư pháp.
Việc Tô Vinh và Từ Tài Hậu hạ bệ bị xem là sự “ăn miếng trả miếng” của Tập Cận Bình đối với sự náo loan tại Hồng Kông do Trương Đức Giang gây ra. “Cuộc diễu hành chiếm trung tâm” khiến cho thế giới một lần nữa quan ngại về một cuộc tranh đấu quyền lực ở đằng sau, rất có thể Tập Cận Bình sẽ đưa ra phản ứng đáp trả cho vụ việc này.
Mai Thanh (dịch từ epochtimes)
Theo NTD
Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang ngã, "nhóm lợi ích Thượng Hải" bị phản công
Một vụ kiện ở Hồng Kông cho thấy đây là bước đi đầu tiên trong việc đánh vào "nhóm lợi ích ở Thượng Hải".
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập có thêm một đối tượng ngồi "ghế nóng", khi ông Hồ Đức Bình kiện ông Vincent Lo Hong-shui ra Tòa án tối cao Hồng Kông hôm 12/8, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).
Đây là hai nhân vật được xem là có mối quan hệ mật thiết với các đời lãnh đạo Trung Quốc.
Theo tờ Epoch Times, ông Hồ Đức Bình là con trai cố chủ tịch Hồ Diệu Bang và là bạn thân của ông Tập. Ông làm chủ công ty bất động sản Bắc Kinh Jingda Property Development Ltd (gọi tắt là Jingda).
Còn Vincent Lo là chủ tịch tập đoàn Shui On ở Hồng Kông và được cho là có quan hệ thân thiết với cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và một số người thân cận của ông Giang.
Thuê "xã hội đen" chiếm dự án
Trong đơn kiện, ông Hồ cho biết sau khi từ chối bán công ty Jingda cho ông Vincent Lo, vào ngày 2.8.2009, khoảng 200 tên "xã hội đen" cầm súng và dây xích kéo đến dự án xây dựng biệt thự cao cấp Bắc Kinh Fengqiao của ông, đánh đuổi nhân viên và quản lý dự án ở đây và chiếm khu dự án này suốt 2 tháng.
Khi nhân viên công ty Jingda trở về trụ sở, họ phát hiện bị mất 200 tài liệu quan trọng gồm sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các hợp đồng. Không có các tài liệu này, Jingda không thể phát triển được dự án và bị lỗ nặng.
Bọn giang hồ này bị nghi là người được công ty SOCAM Development Ltd (công ty con của tập đoàn Shui On) thuê để làm vụ này.
Nay, ông Hồ làm đơn kiện đòi SOCAM phải trả lại số tài liệu bị cướp và đòi bồi thường thiệt hại cho công ty ông.
Ngày 13.8, SOCAM phủ nhận việc "cướp" tài liệu của Jingda. Trong tuyên bố, họ nêu: "SOCAM làm chủ hợp pháp 133 biệt thự trong dự án từ tháng 7.2007 đến tháng 9.2008".
SOCAM tố ngược Jingda không cho người của họ vào tiếp quản các tòa nhà, và khi thương lượng không thành, họ phải nhờ một công ty vệ sĩ "sử dụng các biện pháp ôn hòa và hợp lý" vào giữ 133 biệt thự từ ngày 2.8.2009.
SOCAM cũng nói chính quyền địa phương sau đó làm trung gian hòa giải cho hai bên, đến ngày 27.9.2010, SOCAM và Jingda cùng ký một văn bản "công nhận tất cả các vấn đề liên quan dự án Fengquiao đã được giải quyết, không còn tranh chấp".
Theo báo Bưu điện Nam Hoa, SOCAM đã bán dự án này vào tháng 9.2010 với giá 943 triệu Nhân dân tệ.
"Thời cơ chín muồi" để kiện Vincent Lo
Theo đại diện pháp lý Wang Xiaopei của Hồ Đức Bình, trước đây thân chủ ông không thể kiện cáo gì được, vì Lo có "quan hệ rộng" với các cán bộ giàu quyền lực.
Luật sư Wang nói Lo có quan hệ rất mạnh với ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang. Tuy nhiên, hiện thời ông Chu Vĩnh Khang đã ngã sau chiến dịch "đả hổ, đập ruồi" của ông Tập Cận Bình.
Năm 2013, ông Hồ đã hai lần khiếu nại với ủy viên Bộ chính trị Du Chính Thanh (cựu bí thư Thượng Hải) nhưng vụ việc của ông đã không được xử lý.
Wang nói: "Vincent Lo có thể thuê 200 người đến chiếm dự án. Điều đó không thể xảy ra tại bất kỳ xã hội nào tuân thủ pháp luật. Tôi nghĩ ông ta đơn giản là một tên trùm mafia".
Nay Chu bị Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) điều tra tham nhũng, luật sư Wang hy vọng hệ thống tư pháp sẽ đem lại công lý cho thân chủ của mình.
Wang nói: "Trước đây không ai quan tâm, nhưng nay hệ thống an ninh và pháp luật của Chu bị sụp đổ, nên môi trường pháp lý phải tốt hơn".
Luật sư này cũng nói: khi Jingda "mách" vụ chiếm dự án với đồn công an địa phương, lãnh đạo đồn nói họ không xử lý các vụ tranh chấp kinh tế.
"Con đỡ đầu của Thượng Hải"
Lo, 66 tuổi, lập "đế chế" bất động sản ở Thượng Hải năm 1984, nơi ông Giang Trạch Dân từng làm bí thư. Tập đoàn Shui On của Lo là một trong số ít công ty Hồng Kông sớm đầu tư vào TQ.
Nhờ có quan hệ thân cận ở Thượng Hải, Lo được xem là "cầu nối" giữa nhóm chính trị ở thành phố này và nhóm doanh nhân Hồng Kông. Vì lý do này, Lo có biệt danh là "con đỡ đầu của Thượng Hải".
Lo được cho là thân cận với ông Giang, Chu, hai cựu bí thư thành ủy Trần Lương Vũ và Hoàng Cúc, đương kim bí thư thành ủy Hàn Chính, cựu ủy viên Bộ Chính trị Giả Khánh Lâm, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai cùng các quan chức cấp cao khác thuộc "cánh Thượng Hải".
Có tin nhờ mối quan hệ này, Lo dễ dàng sở hữu các lô đất, công trình xây dựng mà nhiều nhà thầu bất động sản khác không thể nào bì lại được, kể cả Li Ka-shing, người giàu nhất châu Á.
Dự án nhà đất đầu tiên của Lo ở TQ được cho là khách sạn City Hotel Shanghai, và chủ dự án này là Hàn Chính.
Sau này, Hàn Chính làm bí thư Quận ủy Lô Loan ở Thượng Hải và năm 1996, Lo làm chủ 52 hecta đất ở quận Lô Loan, để phát triển thành "phố cổ" Tân Thiên Địa. Đây là một khu du lịch mua sắm - giải trí gần trụ sở đầu tiên của quốc hội TQ.
Dự án Tân Thiên Địa di dời 3.800 hộ dân trong vòng 43 ngày để mở rộng các con đường. Lo đem mô hình Tân Thiên Địa đến Vũ Hán cùng các thành phố khác ở TQ. Năm 2008, Bạc Hy Lai từng "tuyên dương" Lo về dự án phát triển nhà ở tại Trùng Khánh.
Ông Tập "đánh nhóm lợi ích"
Luật sư Zheng Enchong ở Thượng Hải, nói đấy là một ví dụ khác về "nhóm lợi ích", cụ thể là một "đại gia" cấu kết với "các thế lực chính trị" để làm giàu.
Theo vị luật sư này, một trong các dự án của tập đoàn Shui On là một khu đất được quy hoạch sẽ là một sân bay quân sự của Quân đoàn không quân số 4.
Lực lượng này thuộc Quân ủy trung ương, nơi ông Giang Miên Hằng làm phó chủ nhiệm Chương trình vũ trụ có người lái.
Giang Miên Hằng là con trai của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.
Luật sư Zheng đặt dấu hỏi: "Nếu không có sự thông qua của cha con ông Giang, ai có thể lấy được lô đất này?. Nó dính líu một vụ tham nhũng lớn".
Năm 2006, Lo cũng dính líu vụ tai tiếng quỹ an sinh xã hội ở Thượng Hải: quỹ này bị đem đầu tư "chui" vào bất động sản cùng các dự án khác.
Dự án phát triển cộng đồng của tập đoàn Shui On phải ra tuyên bố thừa nhận: dự án của họ đã nhận số vốn "cho vay" ấy và hứa sẽ sớm hoàn trả số tiền càng sớm càng tốt.
Lo còn là bạn thân và là "nhà tài trợ chính" của Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh. Khi Lương tuyên bố ứng cử chức Đặc khu trưởng, Lo là "xì thẩu" bất động sản đầu tiên ủng hộ Lương.
Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh
Lo nói Lương là bạn từ 30 năm qua. Hai người quen nhau năm 1985 khi cùng học trường luật và Lương từng là thành viên ban giám đốc tập đoàn Shui On.
Luật sư Zheng nói tình hình hiện này sẽ tác động đến tầm ảnh hưởng của Lương và tình hình chính trị ở Hồng Kông: "Khi cuộc điều tra của ông Tập hướng vào Vincent Lo, chắc chắn Lương sẽ bị liên lụy".
Zheng còn nói theo một số phân tích, vị thế chính trị của ông Hồ đã rõ ràng, khi ông là bạn thân của ông Tập đang tìm cách "lấy lại những gì đã mất".
Theo Gafin
Tập Cận Bình tóm chặt 3 tâm phúc nguy hiểm nhất của Giang Trạch Dân Ngày 13 tháng 8, có một số phương tiện truyền thông nước ngoài báo cáo, Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã "tiêu diệt" được 3 "môn sinh" nguy hiểm nhất của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân là: Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai. Ba người này kỳ thực là tâm phúc của Giang Trạch Dân,...