Epoch Times: Lộ trình hạ bệ cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân
Tháng Hai năm nay, truyền thông Trung Quốc đưa tin về chiến lược mà Ủy ban Điều tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) đang thực hiện đối với “những con hổ”, tên đặt cho các quan chức cấp cao tham nhũng của nước này. Theo đó, CCDI sẽ tuân thủ lộ trình: đi sâu điều tra từng bước, với mỗi bước đều mang tính chiến lược và là một phần trong kế hoạch lớn hơn.
Thông thường, trước khi điều tra một quan chức cấp cao thì những người thân, nhân tình, bạn bè và cộng sự của người đó sẽ bị điều tra đầu tiên. Hai nhóm mục tiêu điển hình ở bước này là phụ nữ/nhân tình và các đối tác làm ăn.
Nói cách khác, quá trình điều tra bắt đầu với những người liên quan, đồng thời còn thu thập nhiều nguồn tin từ các quan chức cấp thấp, nhằm xác định xem những vấn đề này liên hệ như thế nào với mục tiêu điều tra chính. Sau khi có được bằng chứng đáng tin cậy và hiểu rõ về nghi án, vòng điều tra mới tiến đến siết chặt xung quanh “con hổ”. Hổ ở đây ám chỉ quan chức cấp cao tham nhũng ở Trung Quốc.
Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 08 tháng 11 năm 2012 ở Bắc Kinh. Các đồng minh thân cận của Giang Trạch Dân đang bị điều tra từng người một. Ngày Giang bị bắt dường như đang đến gần hơn (Hình ảnh: Feng Li/Getty)
Trong hai năm qua, những con hổ nổi bật bị quật ngã từ hàng ngũ chính trị cấp cao bao gồm cựu Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu. Cả ba đều bị hạ bệ trong chiến dịch bài trừ tham nhũng này.
Có một số manh mối khiến tác giả bài viết dự đoán rằng con hổ lớn nhất Giang Trạch Dân sắp đến ngày sa lưới và cũng sẽ bị điều tra theo cách thức như trên.
Trước đây, CCDI từng tuyên bố “những con hổ lớn về hưu” phải nằm trong đối tượng bị điều tra. Các báo cáo truyền thông gần đây phát biểu “cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang chưa phải là điểm kết thúc trong chiến dịch chống tham nhũng”. Sau cùng, những động thái mới đây của CCDI được cho là nhắm vào những nhân vật thân cận của Giang Trạch Dân.
Dưới đây có thể là chi tiết của quá trình hạ bệ Giang Trạch Dân:
Thân nhân của Giang Trạch Dân
Cuộc điều tra bước đầu sẽ nhắm vào những người thân và nhân tình của Giang, cụ thể là con trai cả Giang Miên Hằng, con trai thứ Giang Miên Khang, người anh họ Giang Trạch Huy, cháu nội Giang Chí Thành (Alvin Jiang) và người tình Tống Tổ Anh.
Dựa trên nhiều báo cáo truyền thông, các thành viên của CCDI đã bắt đầu có mặt ở những “căn cứ quyền lực” của Giang Trạch Dân và các con của ông ta, bao gồm Thượng Hải, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Tập đoàn ô tô đệ nhất (First Automobile Works – FWA) và một số nơi khác.
Con cả Giang Miên Hằng
Tháng 11 năm 1999, Giang Miên Hằng được bổ nhiệm làm Viện phó Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc nhờ ảnh hưởng chính trị của người cha. Đến năm 2005, Giang Miên Hằng trở thành Giám đốc Chi nhánh Thượng Hải của Viện nghiên cứu này.
Video đang HOT
Giang Miên Hằng được mệnh danh là “tham nhũng bậc nhất Trung Quốc” vì ông ta còn liên quan đến các ngành bưu chính viễn thông và nhiều ngành khác. Và mức độ tham nhũng ở Viện Nghiên cứu Hàn lâm Khoa học Trung Quốc như thế nào thì sự thật này cũng sẽ bị phơi bày.
Giang Miên Hằng còn giữ vị trí thành viên điều tra trong Ủy ban Xây dựng Thượng Hải và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thông tin về Phát triển Đô thị. Với vị trí này, ông bị nghi ngờ có quan hệ thân cận với nhân vật vừa bị bắt gần đây là Vương Tông Nam, cựu Chủ tịch Tập đoàn Quang Minh Thượng Hải. Vì vậy, còn phải chờ xem liệu CCDI có thu thập được những bằng chứng tham nhũng đáng giá từ Vương hay không.
Anh họ Giang Trạch Huy
Bên cạnh đó, trang 9000wy.com của quân đội Trung Quốc còn tiết lộ một báo báo từ cuộc họp Bắc Đới Hà về mối quan hệ của Giang Trạch Huy và Hoa Bang Tung, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn Wilson Engineering.
Trước đó, cơ quan truyền thông Trung Quốc công bố rộng rãi về mối liên hệ tiền bạc giữa nhân vật đã bị bắt Hoa Bang Tung và con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Bân. Mặc dù bài báo mạng này không tiết lộ chính xác bản chất mối quan hệ giữa Giang Trạch Huy và Hoa Bang Tung, nhưng việc đăng tấm ảnh chụp hai người này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên.
Người ta biết rằng Giang Trạch Huy và Hoa Bang Tung đều cùng xuất thân từ tỉnh Giang Tô. Một công dân mạng có tên Hsu Hsiang đã tiết lộ một số thông tin về hai người này.
Các báo cáo cho biết Hoa Bang Tung là người coi trọng các mối quan hệ bạn bè và rất “rộng rãi”. Do đó, ông ta rất thân thiết với nhiều quan chức ngành dầu khí, chẳng hạn như Tưởng Khiết Mẫn.
Chính Giang Trạch Dân là người đã giới thiệu Chu Bân với Hoa Bang Tung, sau đó Hoa Bang Tung mới gặp Giang Trạch Huy. Thông qua các mối quan hệ này, Hoa Bang Tung nhanh chóng phát triển khối tài sản của mình lên đến 22 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 3,58 tỷ đô la Mỹ) chỉ trong vòng 17 năm. Người ta vẫn đang điều tra liệu có mối liên quan tiền bạc nào giữa Hoa và Giang Trạch Huy không.
Cháu trai Giang Chí Thành
Vào tháng Tư năm nay, có thông tin tiết lộ Giang Chí Thành – cháu trai của Giang Trạch Dân và là thành viên sáng lập Tập đoàn Đầu tư Tài chính Boyu, đã kiếm được bộn tiền từ thị trường chứng khoán. Đây có thể là điểm khởi đầu của cuộc điều tra trong tương lai.
Người tình Tống Tổ Anh
Trong khi các thành viên của gia đình Giang Trạch Dân là đối tượng nhắm tới của CCDI, Tống Tổ Anh, người tình của Giang Trạch Dân, có lẽ cũng cảm nhận được độ gay cấn của sự việc mặc dù không có bất kỳ thông tin nào nhắc đến cô ta trong khoảng một tháng gần đây. Điều kỳ lạ hơn là trong danh sách các nữ ca sĩ quân đội do truyền thông Trung Quốc thống kê lại không có Tống Tổ Anh, Giám đốc Đoàn Ca múa nhạc của Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trung Quốc. Có tin đồn rằng Tống Tổ Anh hiện cũng đang bị điều tra.
Bạn bè
Bạn bè của Giang Trạch Dân, đặc biệt là những doanh nhân sẽ là mục tiêu nhắm đến tiếp theo.
Vào ngày 11 tháng 08, chủ tịch Tập đoàn Quang Minh Thượng Hải, Vương Tông Nam, người có mối quan hệ gần gũi với gia đình Giang Trạch Dân đã bị bắt. Rõ ràng mục đích ở đây là nhằm thu thập bằng chứng tham nhũng chống lại Giang và thân nhân của ông ta
Những cộng sự thân cận
Bên cạnh việc bắt giữ Từ Tài Hậu và Chu Vĩnh Khang – hai nhân vật đã bị rớt đài chính trị cũng như cố vấn chính trị cho Giang là Tăng Khánh Hồng, CCDI gần đây đã đến Thượng Hải và Tập đoàn ô tô đệ nhất ở Trường Xuân.
Thượng Hải được xem là “thành trì” của Giang Trạch Dân, và Tập đoàn FWA từng là nơi làm việc của Giang trước đây. Sau khi đoạt được quyền lực chính trị, Giang đã đưa nhiều lãnh đạo cấp cao của tập đoàn này vào các vị trí trong Bộ ngành Trung ương.
Việc CCDI đến hai nơi này đồng nghĩa hai đồng minh thân cận của Giang là Hàn Chính và Ngô Chi Minh đã đến số. Có khoảng hơn 70 nhân viên của FWA được báo cáo là đang bị điều tra. Điều này chắc chắn sẽ gây chấn động tập đoàn FWA và giới quan chức chính trị ở tỉnh Cát Lâm.
Trước đây Tập Cận Bình đã có những dấu hiệu ám chỉ Giang Trạch Dân đang ở tình huống rất nguy hiểm. Càng nhiều cộng sự của Giang bị điều tra thì việc Giang bị hạ bệ như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Tăng Khánh Hồng chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo NTD/ Epoch Times
Epoch Times: Món quà từ "ái tướng" cho sinh nhật Giang Trạch Dân
The Epoch Times đưa tin, ngày 17/08/2014 vừa rồi là ngày sinh nhật cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, đúng vào hôm đó nhóm ủng hộ chính quyền Hồng Kông đã phát động "cuộc diễu hành chống trung tâm" với số lượng lên tới hàng chục ngàn người. Được biết, cuộc diễu hành lần này là do Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, "ái tướng"của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân - Trương Đức Giang giật dây.
Trước đó, ngày 19/07/2014 Trương Đức Giang tại Thâm Quyến đã tiếp kiến Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh và 6 đại diện của phòng thương mại Hồng Kông truyền đạt ý định tổ chức cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Hàng ngàn dân cầm cờ Trung Quốc và Hồng Kông tham gia biểu tình ủng hộ chính phủ ở Hồng Kông vào ngày 17 tháng 8 năm 2014 (Ảnh: AFP)
Trò hề của "Cuộc diễu hành chiếm trung tâm"
Ngày 17/08/2014, một số tiền lớn được cho là đã được rót đi để 1.500 nhóm ủng hộ chính quyền Hồng Kông phát động một cuộc "Diễu hành chiếm trung tâm" với 1,93 triệu người tham gia. Cuộc diễu hành này được tổ chức thông qua nhiều thủ đoạn cưỡng ép. Nhiều phương tiện truyền thông Hồng Kông tiết lộ, các đoàn diễu hành được chia tiền và các khoản đãi ăn uống để thực hiện cuộc diễu hành. Người đứng đầu phòng thương mại Hồng Kông ước tính chi phí cho cuộc diễu hành chiếm trung tâm phải mất từ 100-200 triệu đô la Hồng Kông.
Theo phân tích, cuộc diễu hành lần này được lựa chọn diễn ra vào đúng dịp sinh nhật của Giang Trạch Dân, rõ ràng là cố tình cho thế giới bên ngoài thấy đây sự kiện trên là do phe phái của Giang Trạch Dân giật dây. Phe phái của Giang có thể dựa vào sự kiện lần này vừa để chúc mừng sinh nhật của Giang vừa để truyền đi thông điệp về sự tồn tại của thế lực này đến nhà lãnh đạo Đảng cộng sản đương thời.
Trương Đức Giang bí mật đến Thâm Quyến
Được biết, ba ngày sau cuộc gặp mặt giữa Trương Đức Giang và Lương Chấn Anh tại Thâm Quyến vào ngày 19/07/2014, các nhân vật phe phái Hồng Kông cũng lần lượt có cuộc gặp gỡ với Trương Đức Giang. Trương đã mạnh miệng tuyên bố "Lương Chấn Giang sẽ không bị hạ bệ", ca ngợi Lương đã thực hiện trách nhiệm công việc rất tốt, thúc đẩy giới doanh nghiệp hỗ trợ cho Lương Chấn Anh.
Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Đức Giang (trái) và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hi Lai tại phiên bế mạc kỳ họp quốc hội lần 5 của Trung Quốc - Ảnh: AFP
Được biết, Thâm Quyến là một trong những địa điểm hội tụ của phe cánh Giang Trạch Dân. Bí thư Thành ủy Thâm Quyến đương thời là Vương Vinh cũng được cho là tay chân đắc lực của Giang. Giang Trạch Dân hồi cuối tháng 03/2014 cũng chọn Thâm Quyến là thành phố Nam tiến của mình. Khi đó có thông tin cho biết, Giang cũng gặp mặt và lôi kéo Lương Chấn Anh tại Thâm Quyến.
Trương Đức Giang - cánh tay đắc lực của Giang Trạch Dân
Sinh ra tại Cát Lâm, Trương từng theo học chuyên ngành kinh tế tại Đại học Kim iI-sung ở Triều Tiên. Được coi là thành viên của nhóm ủng hộ cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, ông Trương Đức Giang đã thay thế Bạc Hy Lai trở thành bí thư thành ủy thành phố Trùng Khánh vào tháng 03/2012, sau khi ông Bạc buộc phải từ chức do liên quan vụ vợ ông là bà Cốc Khai Lai sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood .
Là bí thư của tỉnh Quảng Đông vào năm 2003, ông Trương đã bị chỉ trích rất nhiều do phản ứng chậm chạp của chính quyền trong việc giải quyết nhiều vấn đề như: nạn dịch SARS, cuộc nổi dậy tại Yết Dương... và bị nghi ngờ có liên quan đến chính sách đàn áp Pháp Luân Công.
Đằng sau Sách Trắng về Đặc khu hành chính Hồng Kông có sự nhúng tay của Trương Đức Giang
Ngày 10/06/2014, Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành Sách Trắng về việc thi hành chính sách "một quốc gia, hai chế độ" tại đặc khu hành chính Hồng Kông. Sự việc làm dấy lên sự phẫn nộ của người dân khu vực này, các nhà hoạt động dân chủ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn vì quan ngại về việc Bắc Kinh đã can thiệp quá sâu vào Hồng Kông.
Được biết, Sách Trắng là sản phẩm được sự tác động mạnh mẽ của các nhân vật phe phái Giang Trạch Dân là Trương Đức Giang và Lưu Vân Sơn, một trong những mục tiêu của việc ủng hộ ban hành Sách Trắng là nhằm gây náo loạn chính quyền Hồng Kông, tạo sự hỗn loạn khiến Tập Cận Bình dễ dàng bị hạ bệ.
Sách Trắng phát hành được 4 ngày thì đến ngày 14/06/2014, Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc - Tô Vinh bị sa thải. Ngày 30/06/2014, Tập Cận Bình đích thân chủ trì một cuộc họp của Bộ Chính trị quyết định trục suất Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu và bàn giao cho cơ quan tư pháp.
Việc Tô Vinh và Từ Tài Hậu hạ bệ bị xem là sự "ăn miếng trả miếng" của Tập Cận Bình đối với sự náo loan tại Hồng Kông do Trương Đức Giang gây ra. "Cuộc diễu hành chiếm trung tâm" khiến cho thế giới một lần nữa quan ngại về một cuộc tranh đấu quyền lực ở đằng sau, rất có thể Tập Cận Bình sẽ đưa ra phản ứng đáp trả cho vụ việc này.
Mai Thanh (dịch từ epochtimes)
Theo NTD
Tập Cận Bình tóm chặt 3 tâm phúc nguy hiểm nhất của Giang Trạch Dân Ngày 13 tháng 8, có một số phương tiện truyền thông nước ngoài báo cáo, Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã "tiêu diệt" được 3 "môn sinh" nguy hiểm nhất của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân là: Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai. Ba người này kỳ thực là tâm phúc của Giang Trạch Dân,...