Epic không chỉ “cướp” game từ tay Valve, lãnh đạo của hãng còn ‘dùng chùa’ Data trên Steam để kiếm tiền
Sự phẫn nộ mà cộng đồng nhắm đến cửa hàng Epic Store gần đây đã khiến người viết phải đào sâu tìm hiểu về một vài cá nhân đứng đằng sau nó.
Thú vị thay, Serge Galyonkin, tức nhà sáng tạo ra SteamSpy kiêm bậc thầy về kiếm tiền từ dữ liệu miễn phí, lại chính là giám đốc chiến lược xuất bản tại Epic Games.
Với việc các trò chơi điện tử ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, nên sự quan tâm đến các số liệu thống kê và doanh số bán hàng cũng tăng lên tương ứng. Đóng vai trò của một giải pháp danh cho nhu cầu này trên thị trường, SteamChart đã được tạo ra vào năm 2012. Trang web này rất đơn giản, với khung sườn cốt lõi xoay quanh nguồn dữ liệu hiển thị rất chính xác về số lượng người chơi đồng thời. Tất cả điều này đã được thực hiện nhờ vào API công khai cung cấp số lượng người chơi miễn phí trên nền tảng do Valve điều hành.
Không lâu sau, các trang web theo dõi dữ liệu khác như SteamSpy và GitHyp cũng bắt đầu xuất hiện. Trong khi GitHyp cung cấp các thống kê Steam và Twitch miễn phí, SteamSpy ghi điểm bằng cách cung cấp số lượng bán hàng cùng với số lượng người chơi. Nhưng làm thế nào mà SteamSpy có thể tính toán số lượng bán hàng của các trò chơi trên Steam? Đó là điều khiến cộng đồng không khỏi băn khoăn.
Cách đây ít lâu, Serge Galyonkin đã từng viết trên Twitter cho biết SteamSpy sẽ ngừng hoạt động do một số thay đổi trong Steam API, khi nó không còn cung cấp dữ liệu người dùng mà không có sự đồng ý của họ. Nhưng sau đó thay vì ngừng hẳn dịch vụ, Galyonik quyết định tiếp tục duy trì trang web bằng cách thu phí một số data.
Ví dụ trên cho thấy cách mà Serge Galyonkin khóa nguồn thông tin – vốn không còn chuẩn xác như trong quá khứ – sau tấm vách ngăn mang tên “thu phí dữ liệu”. Vì Steam không còn cung cấp số liệu công khai, kéo theo sự xác thực về thông tin doanh số bán hàng của SteamSpy cũng suy giảm đáng kể. Trên trang web của mình, Galyonkin yêu cầu những ai muốn truy cập vào mớ data đó ít nhất phải chi ra 10 đô la mỗi tháng. Nhưng những con số này được tạo thành như thế nào và độ chính xác của nó ra sao thì chẳng ai rõ.
Video đang HOT
Thú vị thay, nhờ sử dụng dữ liệu Steam mà Galyonkin – Giám đốc Chiến lược Xuất bản tại Epic Games – có thể kiếm được số tiền kha khá (theo báo cáo vào khoảng 14 nghìn đô la Mỹ – khoảng 325 triệu đồng/tháng). Xét đến việc Epic Store và Steam đang cạnh tranh nhau gay gắt, bạn không thể loại trừ kịch bản trong đó SteamSpy cố tình hạ thấp số lượng bán hàng trên Steam một cách có chủ ý, để cho thấy rằng cửa hàng bên họ đang bán được nhiều hơn và sẽ khó có thể kiểm tra tính xác thực.
Nhìn vào phương thức kiếm tiền của vị này trên trang web riêng, sẽ không quá ngạc nhiên nếu ông ta cũng chính là người đứng sau các thỏa thuận xuất bản độc quyền đình đám gần đây trên Epic Store như Metro Exodus và The Division 2.
Theo steemit
Câu chuyện của những KTS thiết kế nhà ảo, kiếm tiền thật từ game "The Sims"
Video về nhà cửa trong game "The Sims" còn có nhiều lượt xem hơn công trình kiến trúc đời thực.
5 năm trước, một sinh viên người Úc theo học ngành thiết kế đồ họa ở Ý bất ngờ gặp vấn đề về dạ dày. Qúa chán nản với việc nằm cả ngày trên giường, cô gái trẻ bắt đầu tìm xem video game-play của "The Sims" để xem cho đỡ buồn.
Tuy nhiên, trong lúc quá mệt để nuôi nhân vật của mình, cô đã tìm thấy một cộng đồng Youtuber không chơi, nhưng yêu thích thiết kế nhà cửa trong "The Sims".
Sau khi trở về Úc, cô bắt đầu đăng tải video về những công trình của mình lên Youtube qua kênh Deligracy. Đến nay, Deligracy đã có hơn 810.000 người theo dõi, chưa kể kiếm được doanh thu từ áo, cốc, case điện thoại.
Sự thành công ngoài sức tưởng tượng khiến cô nghỉ luôn công việc graphic designer để tập trung cho Deligracy. Có vô số người sẵn sàng ngồi cả giờ đồng hồ chỉ để ngắm những căn hộ tí hon của cô trong The Sims.
Vài năm trở lại đây, cơn sốt về những căn hộ nhỏ đã tràn từ thế giới thực sang ảo, cụ thể là nhà cửa trong The Sims. Lý do gì vậy?
"Trong thế giới design, con người bắt đầu tìm kiếm những ngôi nhà nhỏ bé trong game như một phương tiện thay thế để học hỏi. Thật tuyệt khi học được cách xử lý không gian chật hẹp sao cho phù hợp với phong cách sống..." Deligracy nói với Fast Company qua email.
Trên phương diện thiết kế, The Sims giống như phần mềm giả lập kiến trúc, và các nhân vật (Sims) chỉ là phương tiện kiểm tra công năng của ngôi nhà.
Với James Turner, chủ nhân của kênh Youtube tương tự Deligracy - The Sim Supply, với 1,1 triệu người theo dõi thì, xây nhà trong game hay ngoài đời đều là thách thức thú vị.
"Tôi yêu thích chúng, giống như bạn phải giải puzzle, lắp từng miếng nhỏ để cho ra bức tranh lớn."
"Tôi biết cách làm ra ngôi nhà trong trí tưởng tượng, thậm chí biết chúng phù hợp với bao nhiêu người. Dù sao đi nữa, tôi muốn nó thật ăn khớp với game-play."
Một trong những ngôi nhà đầu tiên của Turner trong The Sims có diện tích 4x4 (đơn vị trong game), tuy bé nhỏ nhưng đủ bếp, nhà tắm, giường ngủ và tủ quần áo... Đã thu hút tới 4,7 triệu lượt xem.
Đặc biệt, người chơi khác có thể tải bản thiết kế về để xây nhà mới cho Sims. Những ngôi nhà xa hoa tráng lệ trong đời thực không tạo ra sức hút lớn đến vậy.
Hầu hết fan của kênh Youtube của Deligracy và Turner đều đánh giá cao khả năng thiết kế của họ. Số khác lại liên hệ với thực tế vì, diện tích đất đai ngày một nhỏ hẹp, sống trong những căn hộ tí hon là tương lai của người dân ở bất cứ quốc gia nào.
Sự thật, giá nhà đất cũng như dịch vụ cho thuê leo thang từng quý một, căn hộ nhỏ với đầy đủ công năng đang là đáp án mà nhiều quốc gia đang nhắm tới.
Ngoài ra, nếu giữ nguyên đà tiêu tiền như hiện tại, "millennials" còn lâu mới tích cóp đủ để mua nhà. Số liệu ở Mỹ từ năm 1975 cho thấy, người trẻ sở hữu nhà đất ít hơn một nửa so với thế hệ trước. Còn gì lý do gì nữa? Tỷ lệ nợ nần của học sinh, sinh viên hiện tại đang vượt 300% so với phụ huynh - như thế bảo sao không mua được nhà.
Theo F.C
Loan Milona - nữ streamer xinh đẹp kiếm hơn nửa tỷ chỉ sau một năm Streamer nữ kiếm tiền mạnh nhất Việt Nam trong năm qua đây rồi. Có lẽ khi nhắc tới các nữ streamer nổi tiếng ở Việt Nam, đa phần chúng ta đều thường liên tưởng ngay tới những cái tên đình đám như Kiều Anh Hera, Misthy hay Linh Ngọc Đàm, Uyên Pu. Nhưng ít ai biết rằng, cái tên Loan Milona tuy vẫn...