Epic Games và Apple, ai đúng ai sai?
Chia sẻ doanh thu là một quy tắc kinh doanh rất phổ biến, trong đó 30% cũng là tỷ lệ thường thấy trong ngành nội dung số.
Chủ đề phổ biến nhất trong giới công nghệ gần đây là cuộc chiến giữa Epic Games với Apple và Google. Nguyên nhân là bởi vì Epic đã thêm phương thức thanh toán mua hàng trong ứng dụng của riêng mình vào trò chơi nổi tiếng Fornite, nhằm vượt qua các quy tắc thanh toán của cửa hàng App Store và Google Play.
Tất nhiên, Apple và Google sẽ không bỏ qua một hoạt động thách thức hiển nhiên như vậy. Do đó, cả hai đều đã gỡ Fornite khỏi các kho ứng dụng của riêng mình.
Đáp lại, không chỉ tung chủ đề # FreeFortnite lên mạng xã hội để hướng dẫn cộng đồng người chơi, Epic còn nhanh chóng thuê luật sư kiện Apple và Google vì nghi ngờ độc quyền.
Epic Games và Apple, ai đúng ai sai?
Nhìn lại “màn trình diễn” của Epic những ngày này, nó khá giống với trận blitzkrieg trong lịch sử, đều là những cuộc tấn công chớp nhoáng, nhưng kết quả của hai bên lại khác nhau. Trong Thế chiến thứ hai, các quốc gia như Đức và Liên Xô đã chiếm được Ba Lan một cách bất ngờ thông qua các cuộc hành quân thần tốc, nhưng cuộc chiến vô hình giữa Epic với Apple và Google lại bị cuốn vào vòng xoáy lo lắng.
Nguyên nhân của vấn đề bắt nguồn từ tuần trước, khi Epic thêm phương thức thanh toán mới vào trò chơi nổi tiếng. Giá gốc của 1.000 đồng tiền trò chơi trong trò chơi là 9,99 USD. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương thức thanh toán mới do Epic cung cấp thì chỉ có giá 7,99 USD.
Lý do của sự chênh lệch giá này là do Google và Apple tính phí 30% giao dịch mua hàng hóa ảo trong trò chơi. Do đó, hành vi thêm phương thức thanh toán mới của Epic chắc chắn đã bỏ qua hệ thống thanh toán của App Store và Google Play. Apple và Google đã loại bỏ trò chơi Fortnite một cách không mấy bất ngờ.
Một câu hỏi đặt ra, đó là việc gỡ bỏ có ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất game như Epic hay không? Trước hết, do chiến lược đóng cửa App Store của Apple bên phía iOS, người dùng khó có thể tải ứng dụng mới thông qua các hình thức khác ngoài App Store. Điều này khiến người dùng iPhone mới không thể tải về Fornite.
Về phía Android, dù Epic đã mất kênh phân phối của Google Play, người dùng vẫn có thể lấy gói cài đặt ứng dụng từ các kênh khác. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước ngoài của Google Play vẫn tác động lớn đến việc thu hút người dùng mới của Epic.
Theo thông tin của Epic, người dùng đã tải xuống Fortnite vẫn có thể sử dụng hầu hết các tính năng của trò chơi.
Khi Google và Apple từ bỏ Fortnite, Epic bắt đầu một cuộc tấn công mới. Họ sớm đưa ra chủ đề #FreeFortnite trên phương tiện truyền thông xã hội để hướng dẫn người dùng chống lại Apple và giảm tỷ lệ chia sẻ. Nếu thành công, phần chia sẻ được trả lại cho những người chơi game dưới hình thức giảm giá.
Đồng thời, Epic phỏng theo quảng cáo ngụ ngôn kinh điển của Apple “1984″, chỉ ra rằng Apple đã trở thành một công ty lớn mà hãng từng ghét bỏ và bắt đầu độc chiếm thị trường.
Điều đáng chú ý là mặc dù Epic tuyên bố sẽ trả lại lợi ích cho người chơi nhưng rõ ràng không chỉ người chơi được hưởng lợi sau thành công. Bởi vì, trong phương thức thanh toán mới của Fortnite, giá vật phẩm trong game không trực tiếp giảm 30% mà chỉ ở mức 20%, 10% còn lại sẽ chảy vào túi của Epic.
Ngoài việc gây áp lực lên Apple và Google thông qua mạng xã hội, Epic còn thuê Christine Varney, luật sư nổi tiếng phụ trách chống độc quyền của tư pháp Mỹ trong thời kỳ trước chính quyền của Tổng thống Obama, để đưa ra một đơn kiện dài 60 trang nhắm đến Apple.
Apple và Google không nhàn rỗi trong khi chuẩn bị đối phó với vụ kiện, Apple đã thông báo rằng họ sẽ hủy kích hoạt tài khoản nhà phát triển của Epic trên iOS và Mac vào ngày 25/8.
Đồng thời, Apple xác nhận, khi nào Epic gửi phiên bản ứng dụng mới theo quy tắc thông thường của Apple và sử dụng thanh toán trên App Store làm phương thức thanh toán mua hàng trong ứng dụng, Fornite sẽ được khởi chạy lại.
Chia sẻ doanh thu là một quy tắc kinh doanh rất phổ biến, 30% cũng là tỷ lệ thường thấy trong ngành nội dung số. Không chỉ Apple và Google sử dụng cách này. Trong lĩnh vực console, nền tảng PlayStation của Sony và cửa hàng của Microsoft đều áp dụng tỷ lệ 30%.
Cửa hàng trực tuyến của Epic có chiết khấu 12%. Nếu sử dụng Unreal Engine của Epic để phát triển trò chơi, mức chiết khấu có thể giảm thêm nữa. Nhưng so với Microsoft và Sony, Epic không có chi phí phát triển phần cứng console như PlayStation và Xbox.
Rõ ràng là các nhà phát triển không thể mong đợi một kho ứng dụng miễn phí, nó không tuân theo luật cơ bản của hoạt động thương mại bởi vì nguyên tắc Win-win (cả hai cùng có lợi – PV) là điều duy nhất.
Tuy nhiên, liệu trong mắt các công ty như Epic, App Store với tư cách là một kênh phân phối không đáng để kiếm 30%.
“Nếu phần trăm chia sẻ quá cao, các nhà sản xuất game sẽ không thể tồn tại và chỉ có thể tăng giá game, người chơi có hoàn cảnh không mua được vì giá quá cao” – Fat Pudding Studio, một nhà sản xuất trò chơi độc lập, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông.
Ngoài ra, số lượng người truy cập cửa hàng ứng dụng và muốn tải xuống các ứng dụng mới đang giảm dần. Theo thống kê từ App Annie do Techcrunch trích dẫn, đã có 204 tỷ lượt tải xuống ứng dụng trong năm 2019, tăng 6% so với năm 2018. Một phần của sự tăng trưởng có thể là do các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Brazil. Kể từ năm 2016, tốc độ tăng trưởng của Mỹ đã giảm xuống còn 5%. Vì thế, các nhà phát triển như Epic đương nhiên không muốn trả phí 30% cho Apple.
Apple, với tư cách là nhà tiên phong của mô hình chia sẻ cửa hàng, đã tạo ra kỷ nguyên của âm nhạc và ứng dụng chính hãng. Các công ty như Google đã làm theo và kiếm được nhiều lợi nhuận từ những thay đổi trong mô hình kinh doanh. Giờ đây, họ có thể giải quyết các ứng dụng và trò chơi thông thường. Khi trò chơi trên đám mây trở nên phổ biến, liệu mô hình cửa hàng có thể cung cấp giá trị cao như trước không?
Thực tế, Apple đã điều chỉnh phương pháp chia sẻ doanh thu đối với các nền tảng truyền thông trực tuyến như Spotify. Sau mức tăng 30% trong năm đầu tiên, mức tiếp theo sẽ giảm xuống còn 15%.
Vấn đề này không chỉ giới hạn ở Apple và Google mà có lẽ là vấn đề chung của toàn nghành nội dung số. Trước sự phát triển của trò chơi điện toán đám mây, điều cần thiết là một mô hình kinh doanh mới và Apple sẽ cần cân nhắc về mức phí 30%. Trong khi đó, “cuộc chiến” của Epic Games dường như mới chỉ là sự khởi đầu.
Epic Games rủ rê 'đồng bọn' hình thành liên minh chống lại Apple
Theo báo cáo mới đây của The Information, Epic Games đang lên kế hoạch tìm kiếm đồng minh để lập nên một liên minh chống lại Apple.
Cult of Mac dẫn nguồn từ The Information cho biết, Epic hiện đang trong quá trình liên lạc với các công ty khác cũng không tán thành với các chính sách khắt khe của Apple.
Hai trong số những công ty này là Spotify, công ty cung cấp dịch vụ âm nhạc trực tuyến, và Sonos, công ty sản xuất các thiết bị âm thanh. Tuy nhiên, nguồn tin cho biết cả hai đều chưa chính thức gia nhập liên minh của Epic.
Đoạn video chế lại quảng cáo nổi tiếng nhất của 'Táo khuyết' năm 1984 của Epic.
Vẫn chưa rõ mục đích mà Epic muốn thành lập một liên minh. Tuy nhiên, nguồn tin cho biết có thể Epic muốn tìm đồng minh để cùng lên tiếng phản đối Apple.
Trong thời gian qua, tranh cãi xoay quanh việc Apple có thật sự độc quyền với cửa hàng ứng dụng App Store đã nhiều lần được đem ra 'mổ xẻ' và là một chủ đề đang được các nhà điều tra chống độc quyền quan tâm.
The Information cũng chú thích rằng, có những công ty tuy không tán thành với các chính sách của Apple, nhưng không phải công ty nào cũng sẵn sàng đặt mình vào tình thế nguy hiểm.
Nguồn tin cho biết có thể Epic muốn tìm đồng minh để cùng lên tiếng phản đối Apple.
"Một số công ty công nghệ lớn không đồng tình với các chính sách của App Store, nhưng họ không muốn tham gia cùng với Epic trong trận chiến này, vì họ cũng đang phải đối mặt với các cuộc thăm dò chống độc quyền của riêng mình. Tuy nhiên, chiến dịch của Epic cũng phần nào thúc đẩy các công ty nêu lên ý kiến của họ về cách hoạt động của Apple", báo cáo cho biết.
Liên minh của Epic
Sau khi Epic công bố sẽ tích hợp tích năng thanh toán trực tiếp để hỗ trợ việc mua sắm trong game, Apple đã thẳng tay gỡ bỏ tựa game Fortnite do Epic phát hành ra khỏi App Store với lý do vi phạm quy định của Apple. Về phía Epic, hãng đã ngay lập tức đâm đơn kiện Apple vì các chính sách độc quyền của App Store.
Cùng với đó là một video chế nhạo quảng cáo chiếc Macintosh năm 1984 của Apple.
Ở cuối video là thông điệp của Epic trong chiến dịch phản đối Apple.
Không chỉ vậy, Apple còn thu hồi giấy phép truy cập sử dụng các công cụ phát triển game trên cả Mac và iOS của Epic. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến Fortnite, mà còn kéo theo các tựa game sử dụng công cụ Unreal Engine của Epic để phát triển bị ảnh hưởng. Trước đó, Epic đã cấp phép cho các nhà phát triển game và nhiều trò chơi trên App Store sử dụng công cụ này của hãng.
Vào thứ Hai (17/8), Epic đã gửi một bán kiến nghị sơ bộ đến toà án nhằm ngăn không cho Apple gỡ Fortnite khỏi App Store, cũng như các phiên bản trước đó của tựa trên các thiết bị của người dùng. Ngoài ra, đơn kiện sơ bộ còn đề cập đến việc ngăn không cho Apple thực hiện bất kỳ hành động bất lợi nào đối với Epic, bao gồm việc hạn chế, tạm ngưng hoặc chấm dứt bất kỳ dự án nào của Epic trong 'Chương trình Nhà phát triển' của Apple.
Epic đã yêu cầu toà án ngăn không cho Apple gỡ Fortnite khỏi App Store.
"Nếu không kiểm soát việc này, Apple sẽ không chỉ phá hoại danh tiếng của Epic mà còn gây hại đến việc phát triển kinh doanh của Unreal Engine. Nếu bỏ đi công nghệ Unreal, các nhà phát triển sử dụng nó sẽ buộc phải đi tìm các phương án thay thế khác.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh cũng như danh tiếng của Epic đối với các khách hàng. Thiệt hại này sẽ rất lớn và gần như không thể phục hồi. Đó là tại sao chúng tôi gửi bản kiến nghị sơ bộ sơ bộ để đảm bảo rằng Apple sẽ không 'nghiền nát; Epic trước khi việc này được toà giải quyết", Epic trình bày trong một báo cáo gần đây.
Bản kiến nghị sơ bộ của Epic cũng đề cập đến việc ngăn không cho Apple thực hiện bất kỳ hành động bất lợi nào đối với Epic,
Apple lên tiếng 'đáp trả' Epic Games
Theo người phát ngôn của Apple, nếu như Epic đưa mọi thứ lại như cũ và tuân thủ theo các quy định của Apple, vấn đề này sẽ hoàn toàn được giải quyết.
Theo The Verge, một phát ngôn viên của Apple cũng đã lên tiếng giải thích cho quyết định này:
"App Store được thiết kế là một nơi an toàn cho người dùng đồng thời tạo cơ hội cho các nhà phát triển khác. Epic đã và đang là một trong những nhà phát triển thành công nhất trên App Store. Công việc kinh doanh này đã tạo ra không ít thu nhập, cũng như kết nối với hàng triệu người dùng iOS trên khắp thế giới. Chúng tôi không hề muốn loại Epic ra khỏi 'Chương trình Nhà phát triển của Apple' chỉ vì những rắc rối nhỏ.
Người phát ngôn của Apple cho biết, sẽ không cho bất cứ một công ty nào đặt lợi ích kinh doanh lên trên các tiêu chuẩn dùng để bảo vệ các khách hàng.
Nếu như Epic đưa mọi thứ lại như cũ và tuân thủ theo các quy định của Apple, vấn đề này sẽ hoàn toàn được giải quyết. Epic phải biết rằng họ đã đồng ý với các tiêu chuẩn khi tham gia (Chương trình Nhà phát triển của Apple - PV) và các nhà phát triển khác cũng đều phải như vậy. Chúng tôi sẽ không cho bất cứ một công ty nào đặt lợi ích kinh doanh lên trên các tiêu chuẩn dùng để bảo vệ các khách hàng", người phát ngôn của Apple cho biết.
Facebook công kích Apple Sau Epic Games, đến lượt Facebook chỉ trích Apple vì chính sách thu phí 30% doanh thu ứng dụng trên App Store. Để sản phẩm của mình có mặt trên App Store, các nhà phát triển phải trả cho Apple 30% tổng doanh thu có được từ lượt mua ứng dụng cũng như các giao dịch mua bán khác trong ứng dụng. Facebook...