“Ép nữ sinh đeo biển “ăn trộm” là hành vi trắng trợn làm nhục người khác”
“Cơ quan CSĐT Công an huyện Chư Sê (Gia Lai) cần xem xét khởi tố ngay những đối tượng tại siêu thị đã bắt trói bé gái, buộc treo biển “ăn trộm” về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự”, luật sư Vi Văn Diện phân tích.
Vụ việc một nữ sinh trường THCS ở huyện Chư Sê (Gia Lai) bị bảo vệ của siêu thị siêu thị Vỹ Yên dùng băng keo trói 2 tay bắt đeo trước ngực tấm biển có dòng chữ “Tôi là người ăn trộm” chỉ vì nữ sinh này cầm 2 quyển truyện với ý định sau khi ra quầy lấy cặp sẽ trả tiền khiến dư luận hết sức bức xúc.
Để làm rõ hành vi của nhóm người thực hiện sự việc dưới góc nhìn pháp lý, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội).
Luật sư Vi Văn Diện: “Ép nữ sinh đeo biển “ăn trộm” là hành vi trắng trợn làm nhục người khác”.
Luật sư Diện nhận định: “Ở đây, rõ ràng những đối tượng là người của siêu thị đã thực hiện hành vi bắt, trói và ép buộc bé gái này phải đeo biển “tôi là người ăn trộm”, động cơ và mục đích của họ là mong muốn em này phải thấy xấu hổ, tủi nhục về hành vi mà bé gái đã thực hiện.
Cần xác định đây là hành vi đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của con người, đặc biệt siêu thị là nơi công cộng có đông người qua lại, thêm vào đó là sự đánh giá của cộng đồng, dư luận xã hội. Xét về phạm trùđạo đức, truyền thống văn hóa thì hành vi này đã không thể chấp nhận, ngoài ra pháp luật đã có quy định rõ ràng. Hậu quả đã được xác định, bé gái này sau khi bị làm nhục đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý, không dám tiếp xúc với ai, cảm giác xấu hổ, nhục nhã trước mọi người”.
Chính vì vậy, luật sư Diện khẳng định hành vi bắt nữ sinh đeo biển “ăn trộm” tại siêu thị Vỹ Yên đã đủ dấu hiệu cấu thành tội “Làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
“Cơ quan điều tra cần vào cuộc điều tra xem xét siêu thị này do ai điều hành, tổ chức, chỉ đạo việc trói người, buộc đeo biển nhằm lăng nhục họ. Không những vậy, các đối tượng còn tổ chức phạt người vi phạm trái quy định. Tôi cho rằng đây là vụ việc có tổ chức, vậy ai là người tổ chức chỉ đạo phải bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Ngoài xem xét trách nhiệm hình sự, các cơ quan chức năng cần có hình thức xử phạt với nhóm đối tượng về mặt dân sự là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Video đang HOT
Siêu thị nơi được cho là đã xảy ra vụ nhân viên bắt trói và treo biển làm nhục nữ sinh S.
Về trách nhiệm dân sự, theo quy định cháu gái có quyền yêu cầu siêu thị hoàn trả lại 200 nghìn đã bị siêu thị phạt, đề nghị cơ quan có thẩm quyền buộc giám đốc, đại diện hợp pháp của siêu thị phải công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ được quy địng tại Điều 37 Bộ luật dân sự.
Như Dân trí đã đưa tin, vụ việc xảy ra vào chiều ngày 10/4, em S. và một bạn học đi vào một siêu thị ở thị Trấn Chư Sê (siêu thị Vỹ Yên) để mua giấy kiểm tra. Em S. để tiền trong cặp nhưng cặp được gửi tại quầy nhân viên. Khi S. thấy 2 quyển truyện mình yêu thích là “Trạng Quỳnh- Sư Bảo Mẫu” và “Trạng Quỳnh- Ngọc Người” (mỗi cuốn giá 10 nghìn đồng) nên đã cầm lên với ý định sau khi ra quầy lấy cặp sẽ trả tiền.
Tuy nhiên, khi S. chuẩn bị đi xuống phía cầu thang siêu thị thì bị bảo vệ của siêu thị chạy lại chặn và hô trộm. Sau đó, nhiều người xúm lại, bảo vệ dùng băng keo trói 2 tay cô bé ở lan can cầu thang rồi đi in một tấm biển có dòng chữ “Tôi là người ăn trộm”.
Sau khi treo tấm biển trên vào cổ cô bé, nhân viên siêu thị đã tra hỏi địa chỉ, tên cha mẹ, trường lớp, số điện thoại cha mẹ cô bé… Do không nhớ số điện thoại của cha mẹ mình nên nữ sinh đã nhờ bạn đi cùng liên lạc với nhà người bác ở thị trấn Chư Sê để nhờ giúp đỡ. Khi bác cô bé lên, siêu thị đã yêu cầu người thân nộp phạt 200 nghìn đồng mới được thả về nhà.
Sau khi xảy ra sự việc, nữ sinh S. quá sợ hãi và không dám tiếp xúc với ai. Tâm lý của S. vẫn chưa được ổn định, cô bé hay khóc, khi đến trường cũng không dám đi ra khỏi lớp giờ ra chơi.
Anh Thế
Theo Dantri
Doanh nghiệp dùng "luật rừng" quỵt lương, đòi công nhân trả lại thưởng Tết
"Việc hàng chục công nhân Công ty TNHH MTV S&S Vina (Bắc Giang) gửi đơn kêu cứu về việc bị doanh nghiệp này lấy lí do đã thưởng Tết để quỵt lương thể hiện doanh nghiệp này đã dùng "luật rừng" và vi phạm đạo đức doanh nghiệp", luật sư Vi Văn Diện khẳng định.
Liên quan đến sự việc, hàng chục công nhân công ty Công Ty TNHH MTV S&S Vina tại khu Đồi Chè - Dĩnh Kế - TP Bắc Giang (Bắc Giang) gửi đơn kêu cứu tới báo Dân trí bức xúc về việc bị công ty này lấy lí do đã thưởng Tết để quỵt lương, đồng thời đe dọa ai thắc mắc sẽ đòi lại tiền thưởng Tết, PV Dân trí đã có trao đổi với luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội).
Luật sư Diện khẳng định: "Hành xử của Công ty TNHH MTV S&S Vina là cách hành xử kiểu "luật rừng" vi phạm pháp luật về lao động.
Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh: Doanh nghiệp đã dùng "luật rừng" quỵt lương, đòi thưởng Tết công nhân.
Chúng ta cần xác định rõ tiền lương cơ bản và tiền thưởng không giống nhau. Trường hợp Công ty TNHH MTV S&S Vina đã có mức lương cơ bản mà người lao động được hưởng bình quân hàng tháng thì người lao động sẽđược hưởng đủ lương đối với số ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định tại Bộ luật lao động. Công ty này đã sử dụng mức lương cơ bản để tính toán bảo hiểm cho người lao động, nếu Công ty không thanh toán tiền lương cho công nhân trong những ngày nghỉ lễ, Tết là trái luật".
Theo luật sư Diện, thanh tra Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Giang cần vào cuộc ngay xem xét hành vi và trách nhiệm của đơn vị này đối với người lao động, có sai phạm cần xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người công nhân.
Bộ luật lao động đã quy định tại Điều 115: "Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 1/1 dương lịch); Tết Âm lịch 05 ngày...
Đơn khiếu nại của công nhân Công ty TNHH MTV S&S Vina gửi Phòng LĐ&TBXH TP Bắc Giang.
"Công ty TNHH MTV S&S Vina lập luận rằng đã thưởng Tết nên không thanh toán đủ lương những ngày nghỉ lễ, tết cho người lao động đồng thời cấn trừ tiền thưởng qua tiền lương về mặt pháp lý là không đúng chưa nóiđến đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, làm như vậy không khác gì Công ty này đã "quỵt" tiền của người lao động.
Họ phải hiểu tiền thưởng khác tiền lương. Bảng lương đã ghi rõ tiền thưởng thì không có lý do gì Công ty có quyền "ăn bớt" tiền lương của người lao động, nghĩa vụ về tiền lương họ phải thanh toán đủ, còn tiền thưởng là do tự nguyện, không thể thưởng xong rồi, giao dịch về thưởng đã hoàn thành người lao động lại bị đòi lại theo hình thức trừ vào lương nên người lao động yêu cầu trả đủ lương là có cơ sở.
Đây là một trong những tranh chấp về lao động mà cần thiết phải có sự can thiệp của Hội đồng hoà giải cơ sở, tổ chức Công đoàn, Phòng LĐ&TBXH thành phố Bắc Giang, Thanh tra sở LĐ&TBXH tỉnh Bắc Giang vào cuộc giải quyết dứt điểm, bảo vệ quyền lợi của người lao động tránh tiền lệ xấu khi Doanh nghiệp là chủ sử dụng lao động vì lợi ích vật chất mà bằng cách này, cách khác bóc lột sức lao động của công nhân", luật sư Diện phân tích.
Sáng 13/2, hàng chục công nhân vẫn "bủa vây" Công ty TNHH MTV S&S Vina để đòi tiền lương và thưởng Tết.
Theo cập nhật của PV Dân trí, đến sáng ngày hôm nay 13/2, hàng chục công nhân vẫn chưa được giải quyết trả lại lương và tiền thưởng Tết từ Công ty TNHH MTV S&S Vina. Chính vì vậy, hàng chục công nhân đã kéo đến "bủa vây""trụ sở Công ty này đòi hỏi phải được trả lại tiền công.
Chị Nguyễn Thị Minh T., một công nhân bị quỵt lương và đòi thưởng Tết bức xúc: "Cũng trong buổi sáng ngày hôm nay, anh chị em công nhân trong công ty TNHH MTV S&S Vina đã đến tận trụ sở Phòng LĐ&TBXH TP Bắc Giang gửi đơn khiếu nại đề nghị cơ quan này phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan vào cuộc giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho anh chị em công nhân chúng tôi. Chúng tôi kiên quyết sẽ tranh đấu đến cùng để bảo vệ quyền lợi chính đáng và công sức của mình".
Trước đó, trả lời PV Dân trí, lãnh đạo Phòng LĐ&TBXH TP Bắc Giang khẳng định đã tiếp nhận thông tin sự việc, đồng thời yêu cầu phía Công ty TNHH MTV S&S Vina phải trả lại tiền thưởng Tết và tiền lương cho công nhân. Quan điểm của Phòng LĐTBXH là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công nhân theo đúng quy định của pháp luật.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo Dantri
Vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn: Nguyên tắc suy đoán vô tội bị xem nhẹ Sau phiên tòa xét xử 5 công an ở TP.Tuy Hòa, Phú Yên dùng nhục hình dẫn đến chết người, dư luận càng bức xúc, vì sao những dấu hiệu ép cung, nhục hình khá rõ trong vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn chưa được các cơ quan chức năng khởi tố vụ án. Ông Nguyễn Thanh Chấn ngày nhận...