Ép Nga, phương Tây có thể bị phản đòn
Lãnh đạo phương Tây tỏ thái độ lạnh nhạt và có phần xem thường với ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Australia, nhằm ép Tổng thống Nga phải nhượng bộ trong vấn đề Ukraine, nhưng chúng dường như đang phản tác dụng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đối mặt với vô số áp lực từ các nhà lãnh đạo hàng đầu phương Tây tại hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) diễn ra ở Brisbane, Australia, cuối tuần trước.Leonid Bershidsky, cây bút nổi tiếng có nhiều bài phân tích về quan hệ Nga – phương Tây; và Andrew Critchlow, biên tập viên phụ trách mảng kinh tế từTelegraph, đưa ra những góc nhìn khác nhau về ảnh hưởng của những hành vi này.
“Dù đối mặt với sự lạnh nhạt ở G20, trước công chúng, ông Putin vẫn cư xử rất chín chắn”, Leonid Bershidsky đánh giá, trong một bài viết trên mụcBloomberg View. Tổng thống Nga cho rằng sự chú ý dồn vào những tiểu tiết xung quanh hội nghị G20 chỉ là các “thực tế ảo của giới truyền thông”. Tuy nhiên, việc ông về nước sớm rõ ràng là một cách để phản ứng với những gì mình nhận được.
Bằng thái độ kém thân thiện, dường như phương Tây muốn thể hiện rằng họ đã sẵn sàng tách Nga ra khỏi những quyết định mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, thông điệp này nhiều khả năng trái ngược với thực tế, bởi các lãnh đạo phương Tây vẫn mong muốn đối thoại với ông Putin.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Italy Matteo Renzi và Chủ tịch Liên minh châu Âu Jean – Claude Juncker đều có những cuộc trao đổi bên lề với Tổng thống Nga tại Brisbane. Nhưng những hành động xem thường và ánh nhìn tức giận sẽ chỉ khiến đối thoại trở nên khó khăn hơn.
Thêm vào đó, những cử chỉ lạnh nhạt từ một số lãnh đạo phương Tây còn làm gia tăng sức ảnh hưởng của ông Putin tại quê nhà. Chúng khiến nhiều người dân Nga tin rằng suy thoái kinh tế của Moscow cũng như việc giá dầu sụt giảm là kết quả của sự thù địch. Phương Tây rõ ràng đang tạo cho Putin một lợi thế trước công chúng khi hiện tại, việc giảm giá dầu kết hợp với sự mất giá của đồng ruble có nguy cơ làm phương hại đến sự ủng hộ đối với ông ở trong nước, Bershidsky bình luận.
“Trên đất Nga, chúng ta có quyền thể hiện sự ngay cả sự thù ghét ông ấy (Putin)”, nhà báo Dmitriy Sokolov-Mitrich, phó tổng biên tập Russia Reporter, viết trên trang cá nhân. “Nhưng ở hội nghị G20, ông ấy đại diện cho cả nước Nga. Coi thường tổng thống còn tệ hơn cả coi thường chúng ta”, ông nói.
Bên cạnh đó, việc thể hiện thái độ không đồng tình với ông Putin bằng những hành động thiếu thân thiện, tại một hội nghị tầm cỡ thế giới, còn cho thấy lãnh đạo Mỹ và các nước châu Âu đang không biết phải đối phó như thế nào trước vai trò và vị thế của Nga.
Video đang HOT
Cùng chung quan điểm, trong một bài viết đăng trên Telegraph, Andrew Critchlow cho rằng nếu mục tiêu của những hành động mà giới lãnh đạo phương Tây làm ở Brisbane là nhằm cô lập ông Putin trên trường quốc tế và khiến ông mất đi ảnh hưởng ở Nga, thì đó thật sự là sai lầm. Một quốc gia từng giành thắng lợi trong trận chiến đẫm máu Stalinggrad, trải qua gần nửa thế kỷ bị phong tỏa kinh tế sau Chiến tranh Thế giới II, sẽ không bao giờ nhượng bộ trong các bế tắc với phương Tây, Critchelow nhận định.
Căng thẳng Nga – phương Tây đang phủ đám mây u ám lên nền kinh tế toàn cầu. Hội nghị G20 cam kết tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước lên hơn 1.900 tỷ USD vào năm 2018. Tuy nhiên, điều này khó thành hiện thực nếu Nga, nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới, đứng ngoài cuộc chơi.
“Những trừng phạt kinh tế và sự suy giảm giá dầu bắt đầu gây tác động tiêu cực tới Nga nhưng phương Tây cũng dần cảm nhận được cái giá của việc cách ly Moscow”, Critchlow nhận định. Giao dịch thương mại giữa Nga và châu Âu tăng gần 4 lần trong thập kỷ qua, đạt khoảng 335 tỷ USD. Rất nhiều doanh nghiệp phương Tây hiện nay nhìn nhận Nga như một thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh và có vai trò tối quan trọng. Trước khi những lệnh trừng phạt được áp dụng, xuất khẩu vào Nga chiếm tới 0,6% tổng GDP toàn châu Âu. Mất đi một đối tác lớn mạnh như vậy, nền kinh tế châu Âu không tránh khỏi ảnh hưởng.
Bất đồng giữa Nga và phương Tây nổ ra đúng lúc sự ổn định của khu vực đang bị lung lay, cả về chính trị lẫn kinh tế. Dường như châu Âu phụ thuộc vào nguồn dầu từ Nga nhiều hơn là việc Nga cần châu Âu, một khu vực kinh tế hiện gặp nhiều hỗn loạn, với 27 quốc gia vẫn đang tranh cãi quanh vấn đề có nên tồn tại cùng nhau hay không.
Vào thời điểm mà hầu hết các nước châu Âu nên tập trung toàn lực vào giảm thâm hụt ngân sách và chi tiêu nhà nước, tâm lý cảnh giác trước Moscow lại buộc họ phải tăng cường chi tiêu quốc phòng. Nếu không có sự hỗ trợ từ Mỹ, sức mạnh quân sự của châu Âu không thể sánh ngang với Nga.
Tới nay, đòn trừng phạt đánh vào thương mại và đầu tư chỉ có thể gây ra những tác động giới hạn với Moscow. Hầu hết những ảnh hưởng xấu đều đến từ việc giá dầu giảm. Số liệu mới nhất cho thấy trong quý ba năm nay, kinh tế Nga vẫn tăng trưởng 0,7%.
Vũ khí kinh tế mạnh mẽ nhất của phương Tây để buộc ông Putin ngồi vào bàn đàm phán đang tuột khỏi tầm kiểm soát của họ.Theo Critchlow, việc các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hồi tháng 6 không cắt giảm sản lượng để ngăn chặn giá dầu tuột dốc 28% có vẻ sẽ gây khó khăn cho ông Putin nhiều hơn bất kỳ lời phàn nàn nào từ các lãnh đạo G20. Lý do là vì nguồn thu ngân sách của Nga phụ thuộc 45% vào việc bán dầu khí, đồng thời nước này không thể duy trì tình trạng tài chính tốt nếu giá dầu dưới 100 USD/thùng trong thời gian quá lâu. Ngay cả như vậy, tại hội nghị thượng đỉnh G20, Putin khẳng định nước Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho một “thảm họa” về giá dầu thô.
Vũ Hoàng
Tổng hợp
Lào nhượng bộ, đưa đập thứ hai trên sông Mekong ra tham vấn
Tại phiên họp cấp bộ trưởng của Ủy ban Sông Mekong (MRC) diễn ra ngày 26.6 tại Bangkok (Thái Lan). Lào đã đồng ý gửi lại hồ sơ dự án thủy điện Don Sahong theo đúng quy trình tham vấn trước, thay vì bỏ qua như trước đây.
Cá là nguồn dinh dưỡng chính sông Mekong cung cấp cho cư dân sinh sống hai bên bờ. Các con đập thủy điện sẽ đe dọa nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên này - Ảnh: International Rivers
Số phận đập Don Sahong
Don Sahong là công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong tại Lào, sau đập Xayaburi. Dự án này nằm ở khu vực Siphandone (gần thác Khone), ở miền Nam Lào, cách biên giới Lào - Campuchia 2km.
Con đập nằm ở khu vực gần 4000 hòn đảo, xây trên dòng Hou Sahong. Về mùa khô, nhánh sông này là dòng chảy duy nhất để hàng ngàn loài cá di cư và sinh sản. Việc xây đập tại đây sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cá, hệ sinh thái, thậm chí làm biến mất loài cá heo nước ngọt Irrawaddy tại hồ Kratíe bên dưới dòng chảy.
Tháng 9.2013, Lào gửi đến MRC thư "thông báo trước", cho biết họ sẽ xây dựng thủy điện Don Sahong mà không thông qua quy trình "tham vấn trước" để đạt được sự đồng thuận từ các quốc gia tiểu vùng sông Mekong.
Theo chính phủ Lào, Don Sahong không phải thủy điện trên dòng chính sông Mekong nên không cần thông qua quy trình tham vấn trước.
Từ lúc gửi thông báo này, Lào vấp phải sự chỉ trích của nhiều tổ chức môi trường ở các nước có liên quan đến dòng sông.
Trong phiên họp ngày 26.6 vừa qua, MRC bất ngờ phát đi một thông cáo báo chí cho hay Lào nhượng bộ, chấp nhận theo quy trình tham vấn trước tại Don Sahong. Thông cáo viết: "Quá trình tham vấn trước sẽ chính thức hóa các thảo luận và đánh giá giữa các quốc gia thành viên và các bên liên quan về những bất lợi tiềm tàng và các tác động xuyên biên giới của dự án này".
Nhận xét về động thái này của Lào, ông Marc Goichot, cố vấn cao cấp của quỹ WWF, nói với Thanh Niên Online: "Chúng tôi hoan nghênh quyết định của đoàn Lào khi chấp nhận đưa dự án Don Sahong theo đúng quy trình tham vấn trước - một yêu cầu bắt buộc theo Hiệp định Sông Mekong 1995. Tuy nhiên, quá trình ra quyết định chung của MRC vẫn cần phải sửa đổi. Thủ tục PNPCA (thông báo, tham vấn trước) đã hoàn toàn thất bại vào năm 2012, khi Lào vẫn quyết định xây Xayaburi, bất chấp những phản đối từ Việt Nam và Campuchia".
Tình thế mới ở các con đập dòng chính Mekong
Trước phiên họp cấp bộ trưởng 2 ngày, cũng tại Bangkok, tòa án Hành Chính Tối Cao Thái Lan bất ngờ chấp nhận đơn kiện của hàng trăm dân làng Thái Lan. Đơn kiện chống lại Công ty Điện lực Thái Lan (EGAT) và 4 công ty nhà nước khác vì đã chấp nhận mua 95% lượng điện sẽ sản xuất ra từ Xayaburi.
Việc chấp nhận đơn kiện này hướng sự quan tâm của quốc tế trở lại Xayaburi. Bà Ame Trandem, giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức sông ngòi thế giới cho biết: "Quyết định của tòa án Hành Chính Tối Cao Thái Lan với vụ kiện này đặc biệt quan trọng vì tòa đã nhận định đập Xayaburi sẽ tạo ra tác động bất lợi đến cuộc sống của cư dân bên dưới dòng sông".
Bà Trandem cũng nhận xét nếu tòa án Thái buộc EGAT không được mua điện từ Lào, vụ kiện này có thể khiến "các thỏa thuận mua bán điện phải bị hoãn lại hoặc hủy bỏ, nó sẽ gây ra nguy cơ với nhà đầu tư đang xây dựng đập Xayaburi vì không có ai mua điện sản xuất ra từ đây".
Ông Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ, có cùng nhận định: "Việc chấp nhận đơn khiếu nại này là một sự kiện rất đặc biệt vì nó làm đảo ngược một phần phán quyết của Tòa án Sơ thẩm năm 2012 cho rằng Tòa án Thái Lan không có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện tụng này".
Trước đó, Lào đã không tuân theo thủ tục tham vấn trước với Don Sahong và phớt lờ phản đối từ các nước liên quan, vẫn xây dựng Xayaburi.
Ông Lê Anh Tuấn nói về nguy cơ của Việt Nam từ các con đập tại Lào: "Nếu cả Xayaburi và Don Sahong được xây dựng thì lần lượt các đập nước khác trên dòng Mekong sẽ tiếp tục xây dựng, cắt đứt dòng Mekong thành những đoạn hồ thủy điện.
"Hệ sinh thái và sinh kế hạ lưu vực sông Mekong, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị tác động nghiêm trọng ở nhiều khía cạnh, gây suy thoái về nguồn nước, môi trường, hệ sinh thái, canh tác nông nghiệp, thủy sản, ... và nhiều hệ lụy tiêu cực về kinh tế và an ninh xã hội".
Theo TNO
Thượng viện Thái sẽ nhượng bộ phe chống chính phủ Các thượng nghị sĩ Thái Lan được mong đợi hôm nay (16/5) sẽ đề xuất một thủ tướng lâm thời được chỉ định, động thái có thể làm những người ủng hộ chính phủ tức điên, Reuters đưa tin. Những thành viên của Thượng viện Thái đang cố vạch ra một "lộ trình" để đưa Thái Lan thoát khỏi khủng hoảng chính trị...