“Ép” học sinh học thêm: Đố ai có được “tang chứng”?
Sau buổi học thứ hai trong ngày, Tuấn ăn vội chén cơm, chờ đến giờ học thêm buổi chiều tối ở nhà cô giáo. Bố mẹ không muốn con đi học thêm nhưng cô giáo đã nói rõ “chỉ học trên lớp, em không theo kịp”.
Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản thông báo sẽ xử lý nghiêm các trường hợp giáo viên (GV) ép học sinh (HS) học thêm dưới bất kỳ hình thức nào. Vậy nhưng, để “bắt” được việc “ép” này lại là chuyện gần như chẳng thể xảy ra.
Đớn đau cảnh học thêm “tự nguyện”
Hết giờ học buổi chiều vào các thứ 2, 4, 6 trong tuần, em Tuấn (tên HS đã được thay đổi), học sinh Trường tiểu học Sông Lô, quận Phú Nhuận được mẹ đến đón với hộp cơm nấu sẵn từ nhà mang đi. Người mẹ chở con ghé vào phòng bảo vệ nơi cơ quan chồng làm việc, tranh thủ cho con ăn uống trong khoảng thời gian hơn 30 phút trước khi đến nhà cô học thêm vào 5h30 giờ tối.
Nhiều hôm, Tuấn vừa ăn cơm vừa gật gù, uể oải không muốn phải nhồi nhét tiếp sau một ngày dài học ở trường. Chở con đi, có lúc người mẹ còn phải tròng dây cột con vào người mình để cháu khỏi ngủ gật.
Cậu học sinh tranh thủ ăn uống sau giờ học buổi hai ở trường để kịp đến nhà cô giáo học thêm buổi chiều tối.
Chị nói rằng, vợ chồng chị đều là lao động phổ thông, không hề có nhu cầu cho con học thêm và điều kiện cũng rất khó khăn để hàng tháng đóng 350.000 tiền học thêm tại nhà cô. Tuy nhiên, việc không cho con học còn khó hơn khi ngay đầu năm, cô giáo đã nói rõ: “Nếu chỉ học ở lớp, cháu không thể theo kịp”.
“Cô đã nói như vậy rồi làm sao không bấm bụng cho con đi học được” – người mẹ chia sẻ. Cũng vì học thêm, lịch ăn uống, sinh hoạt của cháu và gia đình chị bị đảo lộn.
Ở bậc tiểu học, việc bỏ đánh giá bằng chấm điểm được kỳ vọng sẽ giảm áp lực học thêm cho HS. Nhưng trên thực tế, việc học thêm vẫn diễn ra vô cùng rầm rộ. Nhiều HS tiểu học đã học hai buổi ngày thì buổi tối lại tiếp tục “cày” ở nhà cô giáo.
Một hình thức nhiều GV áp dụng để phụ huỵnh “tự nguyện” học thêm vẫn là điệp khúc “ở lớp cháu không theo kịp”. Chưa kể, đến một số cách thức nhũng nhiễu, gây khó dễ khác để HS, phụ huynh “tự nguyện” học thêm.
Video đang HOT
Theo quy định dạy thêm, học thêm do Sở GD-ĐT TPHCM ban hành đầu năm học 2014, nhà trường không tiếp tục tổ chức dạy học tăng tiết trái buổi có thu tiền của HS như đã tiến hành trong các năm học vừa qua. Theo đó, các hoạt động dạy học trong nhà trường có thu tiền của HS, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành được gọi là hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Việc dạy thêm được “quản” bằng cách”hợp thức hóa” trong trường học, cùng với việc các trường ĐH đổi mới phương thức tuyển sinh, có xét điểm học bạ 3 năm THPT dường như càng “tạo đà” cho việc HS buộc phải học thêm ngay trong nhà trường, ngay với GV của mình.
Tại Trường THPT Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân), trường mở lớp dạy thêm từ tháng 8, bắt buộc HS phải đăng ký học. Đầu năm học, phụ huynh muốn hay không cũng phải đăng ký cho con học 3 buổi/tuần trong trường cho dù trường chưa được Sở GD-ĐT cấp phép.
HS nào không đăng ký học thêm thì nhà trường sẽ gặp phụ huynh để giải quyết. Theo lý giải của lãnh đạo nhà trường, do HS của trường yếu, nếu để các em tự học thì không ổn.
Quy định có nhưng khó “bắt”
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh,quy định dạy thêm học thêm nói rõ hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của HS; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của HS.
Theo đó, HS tham gia học thêm trên cơ sở tự nguyện và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình HS và HS học thêm.
TPHCM sẽ xử lý giáo viên “ép” học sinh học thêm nhưng… không dễ có được “tang chứng”. Trong ảnh: Học sinh TPHCM sau giờ học thêm buổi tối ở trường.
Để các đơn vị thực hiện đúng các quy định tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm, Sở GD-ĐT TPHCM cũng ra văn bản lưu ý các trường thực hiện đúng các quy định. Trong đó nói rõ việc sẽ xử lý nghiêm các trường hợp GV ép HS học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
Một hiệu trưởng trường THPT ở quận 3 cho rằng, việc ra chế tài xử phạt GV “ép” HS là cần thiết vì lâu nay với những GV gây “nhũng nhiễu” cho HS, nhà trường nhận được đơn thư phản ánh cũng chỉ gọi lên nhắc nhở rồi… để đó vì chưa có chế tài.
Tuy nhiên, quy định có nhưng lại không hề dễ thực hiện. Một khi người thầy đã không có tâm thì họ không thiếu các chiêu thức để “ép” HS đến học mình một cách “tự nguyện”.Việc “bắt” GV ép HS là không hề dễ, hay có thể nói là chuyện không tưởng. Những câu “gợi ý” của GV chẳng thể coi là “tang chứng” khẳng định họ “ép” HS học thêm.
Mà khi GV không có tâm, tiêu cực để dạy thêm, họ vẫn dạy đủ chương trình theo quy định nhưng lại “luồn lách”rất khéo làm HS không hiểu bài để HS phải học học thêm cũng chẳng thể “bắt” được họ.
Nếu chỉ dựa vào phản ánh của phụ huynh, hoặc theo cảm tính để quy GV “ép” HS học thêm thì có thể oan cho GV. Bên cạnh việc học thêm không tự nguyện thì thực tế học thêm còn xuất phát từ nhu cầu của chính học sinh, phụ huynh.
TPHCM đã “cởi trói” cho việc dạy thêm học thêm cho nhà trường. Nhưng xem ra nhiều quy định để quản lý hoạt động này chỉ mới viết nằm trên giấy, còn tình trạng “trên nói, dưới lách” vẫn đang diễn ra một cách ồ ạt.
Theo dantri
Thực hư về chiếc ngà voi mất tích bí ẩn?
Những cán bộ từng công tác tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò xác nhận, có một chiếc ngà voi nặng hàng chục kg được bảo quản nhiều năm nay tại Ban. Tuy nhiên, nó đã bị mất tích một cách bí ẩn nhiều tháng qua (?!).
Theo phản ánh của người dân và một số cán bộ, công nhân từng công tác tại Lâm trường Sông Lò, nay là Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò, đóng tại xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tại Ban này từng lưu giữ một chiếc ngà voi từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, gần đây chiếc ngà voi đã "không cánh mà bay".
Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò.
Theo ông Đỗ Văn Ngọc, ở tiểu khu km22, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn, ông là một trong những người từng được phân công cùng đoàn vào Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắk để đưa hai con voi về Thanh Hóa vào năm 1977, trong đó có con Y Khăm. Những con voi được đưa về để dùng làm sức kéo gỗ của lâm trường lúc đó. Con voi Y Khăm đã chết ở khu vực Suối Muống, xã Sơn Hà vì đã quá già yếu. Thời điểm đó con voi này chỉ có một chiếc ngà.
Sau khi con voi chết, lãnh đạo Lâm trường Sông Lò khi đó có báo báo lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Thanh Hóa. Công nhân phụ trách của lâm trường có đem ngà voi của con voi Y Khăm về nộp lại cho lâm trường. Trọng lượng của chiếc ngà voi là 12,5kg. Từ đó, ngà voi được bảo quản tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò.
Ông Hà Văn Cư - Nguyên Phó giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò - cho biết, ông là một người công tác tại lâm trường từ những năm 1971 và đến thời điểm ông nghỉ hưu vào tháng 1/2008, chiếc ngà voi nói trên vẫn còn tại Ban.
Cũng theo ông Cư và một số người từng công tác tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò, có tổng cộng 9 con voi được đưa về lâm trường. Tuy nhiên đến nay không còn con voi nào tại đây. Gần đây nhất năm 2008, con voi cuối cùng đã bị kẻ gian bắn chết ở khu vực bản Xum, xã Sơn Hà.
Ông Nguyễn Hoàng Anh - Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò - thì lại nói: "Năm 2008 có voi chết, công an họ lên chưa xác định được nguyên nhân, đang điều tra hay sao ấy? Ban không quản lý ngà nào hết. Chỉ biết con voi chết gần đây nhất là cơ quan công an cũng chưa xác định được. Thỉnh thoảng mình nghe anh em (công an - PV) họ cũng lên đi qua hỏi thăm tý tình hình voi thế nào thôi chứ không phải làm việc chính thức".
Khi phóng viên đề cập đến hồ sơ lưu giữ thông tin về những con voi từng được nuôi tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò và về con voi Y Khăm cùng chiếc ngà "bí ẩn", ông Anh cho biết: "Thực chất con voi nó đã chết không còn liên quan nên mình chưa đụng đến. Hồ sơ mình cũng có nghe anh em báo cáo lại công an cũng chưa tìm ra cái đó thì mình giờ giải quyết những công việc trước mắt. Cán bộ giữ hồ sơ đang đưa con đi tìm phòng trọ nên không lấy được".
Ông Nguyễn Đức Hiệp - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Quan Sơn - một mực cho rằng, nó không thuộc trách nhiệm của kiểm lâm và cho biết ông mới lên làm từ năm 2006 đến nay nên không nắm được. Ông cũng chỉ mới nghe lần đầu? Theo ông Hiệp thì đó là tài sản của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò nên Hạt không quản lý.
Ông Hiệp cho biết thêm, ông chỉ biết có một con voi chết năm 2008. Những con voi được đưa về đây thuần thục để lấy sức kéo gỗ. Nếu người ta đăng ký nuôi nhốt thì phải biết. Nhưng đây là tài sản nhà nước cấp cho Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò, nếu mất đi thì người ta phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ông Hà Văn Cư - Nguyên PGĐ Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò trao đổi với PV Dân trí.
Khi phóng viên hỏi về cái chết của con voi Bạc Ve năm 2008, Hạt kiểm lâm Quan Sơn có được thông báo và nắm bắt vụ việc? Ông Hiệp cho biết, khi con voi Bạc Ve chết, có Chi cục kiểm lâm, Công an tỉnh và các ngành chức năng, Hạt cũng có tham gia chứng kiến và thành phần tiêu hủy xác voi chết. Quay trở lại con voi Y Khăm thì ông Hiệp lại lại cho rằng không thuộc trách nhiệm và lúc đó ông chưa công tác ở đơn vị nên không trả lời.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Văn Đốc - Phó giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa - cho biết: "Con voi này nó quá lâu rồi chứ không phải dăm bảy năm trở lại đây. Bán thì không phải thời gian quá lâu nhưng nguồn gốc của cái này nó quá lâu rồi. Chủ tịch tỉnh đang giao cho Giám đốc Sở Công an làm rõ. Bây giờ phải chờ kết luận của Giám đốc Sở Công an. Tôi thì tôi không nhận được phản ánh của người dân, nhưng việc đó là việc có thực".
Duy Tuyên
Theo Dantri
Phụ huynh nghèo "bóp bụng" góp tiền trường Con đi học phải lo đủ thứ tiền, nhiều gia đình khó khăn vô cùng chật vật, thậm chí bế tắc trong việc lo các khoản tiền trường cho con. Đã nghèo lại thêm "eo" Trước đây, anh Nguyễn Văn Khánh, làm bảo vệ tại một công ty tư nhân ở Bình Thạnh, TPHCM thường ăn sáng với tô cháo lòng vỉa hè...