Éo le chuyện tình đồng tính ở trại tâm thần
Người mắc chứng tâm thần vẫn có sở thích quan hệ cùng giới nhưng không hề biết mình là người đồng tính?
Cách trung tâm TP.HCM khoảng 40 km, tọa lạc tại phường Tam Phú (quận Thủ Đức, TP.HCM) là Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần (TTĐDNBTT). Tại nơi ở của bệnh nhân, có khá nhiều cặp nam, nữ đồng tính sống bên nhau, quan tâm, chăm sóc nhau như vợ chồng…
Sau cánh cửa sắt này là những bệnh nhân tâm thần trong đó có cả những cặp đồng tính (Ảnh: Cao Lâm)
Trước khi đến TTĐDNBTT, phóng viên có cuộc thăm dò tại một số khu vực trong TP.HCM.
Khảo sát trên 100 sinh viên (SV) nam, nữ tại một số trường đại học về sự quan tâm đến mối tình đồng tính của SV, 40% SV biết trong trường có một số cặp đồng tính công khai, 50% SV biết đến những cặp đồng tính do bạn bè truyền tai nhau kể lại, 10% SV còn lại không nêu ý kiến vì không muốn quan tâm đến cuộc sống riêng tư người khác, sợ ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn khi bị nhiều người kỳ thị.
Tại một số quán bar, vũ trường ở trung tâm TP.HCM, vào những đêm dành riêng cho người đồng tính, rất nhiều cặp tình nhân đồng tính tay trong tay quay cuồng theo các vũ điệu bốc lửa có, mùi mẫn có…
Phỏng vấn trên 10 cặp tình nhân đồng tính, họ đều cho biết, đến bar, vũ trường… là cơ hội để được công khai giới tính thật của mình, được vui vẻ, thoải mái, ai cũng giống nhau nên không ai kỳ thị ai…
Chúng tôi có mặt tại trại C của trung tâm này, khu vực chỉ dành riêng cho bệnh nhân nữ. Tại đây có hàng trăm nữ bệnh nhân đủ mọi lứa tuổi từ bé gái 13 đến bà cụ gần 70 tuổi.
Y tá Nguyễn Thị Thắm cho biết, nhiều năm qua, có nhiều cặp đồng tính nữ sống với nhau như vợ chồng. Ban đầu thấy khó chịu, nhưng dần dần cũng quen mắt và cảm thấy đó là chuyện bình thường. Sau này lại cảm thấy thương và chia sẻ với họ. Sống thành cặp cùng nhau, họ nương tựa tình cảm và đỡ đần nhau.
Để chúng tôi hiểu rõ hơn về cuộc sống của các cặp nữ đồng tính ở trại C, chị Thắm đã cho chúng tôi tiếp xúc trực tiếp với họ.
Video đang HOT
Khi cánh cửa trại C mở ra, đập vào mắt chúng tôi là cảnh ồn ã với những tiếng la hét, gào khóc, vò đầu bứt tóc rồi chạy trốn của những bệnh nhân đang lúc lên cơn loạn thần.
Chị Thắm kể cho chúng tôi nghe về một cặp bệnh nhân nữ đồng tính. Bệnh nhân Lê Trần Lệ Th. (SN 1980, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM), nhiều lần lên cơn loạn thần, không kiểm soát được hành động của chính mình. Năm 2004, gia đình phải làm thủ tục gửi Th. vào trại để điều trị bệnh.
Những lúc tỉnh táo, Th. vẫn có ý thức như người bình thường, hàng ngày vẫn uống thuốc đều đặn, giúp mau bớt bệnh.
“Thời gian chưa vào trại, tính khí như con trai, thích quậy phá nghịch ngợm. Những khi lên cơn, Th. quyết làm tất cả để chứng tỏ bản lĩnh như một người đàn ông”, cô y tá kể lại.
Trong quá trình điều trị, các y bác sĩ phát hiện giữa Th. và Trần Nguyễn Hoàng T. (SN 1980, ngụ Vĩnh Long) có nhiều biểu hiện tình cảm khác thường như yêu mến, quan tâm, chăm sóc nhau, có những cử chỉ thân mật… Gần 1 năm nay, họ công khai đối xử với nhau như vợ chồng.
Cặp đồng tính nữ Th. (phải) và T.(trái) sống với nhau như vợ chồng ngay trong trại C (Ảnh: Cao Lâm)
Sau khi uống thuốc xong, nhiều bệnh nhân khá tỉnh táo nên một số cặp đồng tính nữ lại quan tâm, chăm lo cho nhau qua từng bữa ăn.
Một cặp đồng tính đang quan tâm bữa ăn cho nhau
Ở khu trại dành riêng cho bệnh nhân tâm thần nam cũng có nhiều cặp bệnh nhân đồng tính. Do lượng y bác sĩ không đủ đáp ứng so với số lượng bệnh nhân ngày càng đông nên những trường hợp người đồng tính trong trại nam, các bác sĩ cũng không can thiệp vì họ không gây hại đến các bệnh nhân khác.
Tại khu trại nam, chúng tôi gặp vợ chồng ông Nguyễn Phạm H. (ngụ quận Tân Bình) khi họ vào thăm cậu con trai 25 tuổi đang bị mắc chứng tâm thần, lại có xu hướng quan hệ đồng tính. Giọng buồn buồn, ông H. tâm sự: “Có lẽ con tôi bị bẩm sinh, là người đồng tính thật, lại mắc chứng tâm thần. Nên khi gặp người cùng giới, nó có những hành động thân mật mà không biết mắc cỡ. Thích người cùng giới đã ngấm vào trong máu nó, không biết nó có hiểu được nó đang là người đồng tính không?”.
Những bệnh nhân đồng tính nam luôn cặp kè bên nhau ở bất cứ đâu trong trại
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Văn Ngái (Giám đốc TTĐDNTT Thủ Đức) cho biết, các biểu hiện khi bệnh nhân lên cơn loạn thần mới là vấn đề khó khăn đối với các bác sĩ, y tá của trung tâm. “Vấn đề đồng tính không phải là trở ngại vì không ảnh hưởng đến sinh hoạt của các bệnh nhân khác. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ từ từ tách họ ra chứ cấm đoán hoàn toàn thì cũng không được…”.
BS Nguyễn Văn Ngái cho biết thêm, hiện Trung tâm đang điều trị cho 1.230 bệnh nhân (752 nam, 438 nữ) trong đó có một số các bệnh nhân nam, nữ đồng tính nhưng con số chưa nhiều.
Một chuyên gia tư vấn tâm lý cho rằng: “Đa số học sinh, sinh viên đồng tính thường có tâm trạng hoang mang, cô độc. Họ có thể sa sút tinh thần, có thái độ bướng bỉnh, nhiều học sinh thường xuyên có ý định tự sát. Bên cạnh đó, vì lý do sợ xã hội kỳ thị, nhiều người đồng tính nam đã lập gia đình với phụ nữ và sinh con. Tuy nhiên, họ không cảm thấy hạnh phúc và gây ra đau khổ cho người vợ của mình. Ngoài ra, vì chưa được xã hội công nhận, người đồng tính thường giấu mình. Như vậy, càng làm tăng khả năng lây nhiễm HIV trong cộng đồng”.
Theo ANTD
Mở đường cho hôn nhân đồng tính
Nhiều vụ kết hôn đồng giới gây xôn xao dư luận, bên cạnh đó là tình trạng kết hôn sớm diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Trước thực tế đó, Bộ Tư pháp đang xúc tiến việc sửa Luật Hôn nhân và Gia đình
Bộ Tư pháp cho biết Luật Hôn nhân và Gia đình ban hành năm 2000 đã bộc lộ nhiều bất cập, không sát với thực tế cuộc sống. Việc sửa luật lần này sẽ tập trung làm rõ nội dung nổi bật và gây nhiều tranh luận nhất, đó là việc có nên tiếp tục cấm kết hôn đồng giới
hay không.
Một đám cưới của 2 người đồng tính nam ở thị xã Hà Tiên - Kiên Giang mới đây được gia đình 2 bên chấp thuận. Ảnh: THỐT NỐT
Hợp pháp hóa để tránh phân biệt
Trong một hội thảo gần đây về vấn đề hôn nhân đồng giới, nhiều ý kiến thiên về quan điểm cấm kết hôn giữa người cùng giới tính như quy định tại khoản 5, điều 10 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho rằng xét về quyền tự do cá nhân thì kết hôn giữa những người cùng giới tính cần được công nhận. Vấn đề là cần có quy định phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của người Việt. Một thành viên ban soạn thảo nhấn mạnh: Mặc dù luật hiện hành đang cấm nhưng các đám cưới của người cùng giới vẫn diễn ra, thậm chí tổ chức linh đình với đầy đủ nghi thức dưới sự chứng kiến của đông đảo anh em, bạn bè, gia đình hai bên. Điều đó đòi hỏi pháp luật phải có những quy định cụ thể hơn, trên cơ sở tôn trọng quyền tự do cá nhân.
Theo TS Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE), người đồng tính xuất hiện ở mọi nền văn hóa, mọi tầng lớp, làm việc bình thường trong mọi ngành nghề và chiếm tỉ lệ ổn định từ 3%-5% dân số. Các nghiên cứu khoa học đều khẳng định đồng tính không phải là bệnh mà là một xu hướng tính dục tự nhiên như xu hướng dị tính và song tính. Thế nhưng, theo TS Bình, trong một thời gian dài, người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển đổi giới tính đã bị kỳ thị, phân biệt đối xử.
Các nghiên cứu mới đây của ISEE còn chỉ ra rằng do bị kỳ thị, phân biệt nên người đồng tính phải chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe, tinh thần, thể chất, thường xuyên bị gia đình hắt hủi, bạo hành, mất bạn bè, mất việc làm. Vì e ngại sự kỳ thị của xã hội, nhiều người đã phải sống trong "vỏ bọc", kết hôn với người khác giới và sinh con trong những cuộc hôn nhân không hạnh phúc, ảnh hưởng đến cuộc sống hạnh phúc của nhiều người khác. "Đây chính là những lý do dẫn tới sự cần thiết phải thừa nhận và bảo vệ các mối quan hệ đồng giới trong Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi tới đây" - TS Bình nhận định.
Cho phép tốt hơn cấm đoán
Theo ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, nếu tiếp tục cấm kết hôn đồng tính sẽ không phù hợp với xu thế quốc tế. "Việc này cũng không thể khuyến khích nhưng trong Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi có thể nới quy định để phù hợp hơn" - ông Quốc Anh nói.
Tham gia thảo luận trong buổi họp mới đây của Ban Soạn thảo sửa Luật Hôn nhân và Gia đình, bà Ngô Thị Hường (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho biết có 19 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã công nhận kết hôn đồng giới. Một số quốc gia dù chưa công nhận hôn nhân đồng giới nhưng cũng có quy định cho phép họ cùng chung sống. Điều này đòi hỏi Việt Nam cũng cần có quy định cho phép người đồng tính được cùng chung sống và đưa ra những quy định để giải quyết tài sản khi họ không còn chung sống. Bà Hường còn lưu ý Luật Con nuôi quy định hai người cùng giới tính không được nhận con nuôi. Do đó, cần có những quy định "mềm" để những người đồng tính không cảm thấy quyền lợi của họ bị xâm phạm.
TS Tạ Thị Minh Lý, nguyên vụ trưởng Vụ Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp), cho rằng pháp luật phải dự liệu được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Pháp luật làm ra để bảo vệ người dân. Thực tế đã chứng minh nhu cầu chung sống, lập gia đình của người đồng giới. Nếu tiếp tục cấm, có nghĩa là nhu cầu chính đáng của một bộ phận người dân không được pháp luật bảo vệ. "Cứ cái gì cấm mà thực tế vẫn đang tồn tại và ngày càng diễn ra nhiều hơn, có nghĩa là pháp luật bất lực. Tôi nghĩ rằng phải cho phép người ta kết hôn thì mới có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu hơn để xem việc chung sống ấy có bảo đảm về mặt sức khỏe, hạnh phúc gia đình cho họ hay không..." - TS Lý bày tỏ.
"ISEE mong muốn Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi thừa nhận quyền bình đẳng của người đồng tính, song tính và chuyển đổi giới tính, hợp pháp hóa quan hệ đồng giới và bảo đảm quyền bình đẳng của quan hệ đồng giới như quyền có tài sản chung, quyền có con, quyền xin con nuôi, quyền thừa kế và các quyền khác mà pháp luật đang bảo đảm cho quan hệ khác giới"- TS Lê Quang Bình đề xuất.
71,1% người đồng tính muốn được thừa nhận
Ngay sau khi biết tin Bộ Tư pháp đang tiến hành lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về các nội dung cần sửa đổi trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, ISEE đã tiến hành một cuộc khảo sát nhanh trên các diễn đàn của người đồng tính nam và nữ từ ngày 6 đến 12-6. Kết quả cho thấy: 4,2% người đồng tính mong muốn luật pháp Việt Nam sẽ thừa nhận quan hệ chung sống không cần đăng ký, 24,7% mong muốn luật pháp Việt Nam sẽ thừa nhận quan hệ chung sống có đăng ký; đặc biệt có đến 71,1% người đồng tính mong muốn luật pháp Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng tính.
Theo NLD
Mại dâm đồng tính nam - Bài 1: Manh nha chuyên nghiệp Chỉ riêng TP.HCM đã co khoang 8.000 ngươi nam ban dâm, hoat đông chu yêu trong cac đông, cac cơ sơ mát xa hoặc đơn le ơ cac công viên.... Nguy cơ lây nhiễm HIV tăng vot, cơ quan chưc năng biêt nhưng bo tay vi vương luât. Mại dâm nam (thuật ngữ chuyên ngành gọi là male sex worker - MSW) là...