èo Hải Vân- “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
Trên con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, Hải Vân luôn luôn là một địa danh ấn tượng. Đây là đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam (khoảng 500m so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển.
Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam.
Hơn 6 thế kỷ trước, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Hiện nay, đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng.
Ngay trên đỉnh dèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ: Hải Vân Quan, cửa trông xuống Quảng Nam đề Thiên hạ đệ nhất hùng quan (đây là từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn khi dừng chân ngắm cảnh nơi này). Thật vậy, từ Nam chí Bắc, không có nơi nào đèo cao chênh vênh, cảnh đẹp lung linh, huyền ảo như Hải Vân. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, uốn lượn như dãi lụa vắt ngang giữa trời mây. Chỉ căn cứ vào tên gọi, cũng đủ hình dung Hải Vân là thế giới của gió và mây. Gió như đàn ngựa giong ruổi dặm trường, mây như từ trên trời tuôn xuống. Bước chân người đến đây như lạc vào cõi nào khác lạ, huyền ảo khói sương. Cao Bá Quát, một nhà thơ một đời chỉ biết lạy hoa mai (Nhất sinh đê thủ bái hoa mai) cũng đã phải sững sờ: Nhất bích ngưng vi giới, Trùng vân nhiễu tác thành (Biếc một dãi làm mốc, Mây muôn trùng dựng thành). Cũng từ đây, vào những ngày đẹp trời, du khách có thể thấy rõ toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa – Bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm… và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước bao la trong xanh của biển.
Những gì thiên nhiên ban tặng, qua thời gian và qua bàn tay con người, sẽ trở thành những giá trị nhân văn. Đến Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất, là thỏa mãn tâm lý chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của một khúc ruột miền Trung.
Trải nghiệm cung đèo tuyệt đẹp
Ở độ cao 800 m so với mặt biển lúc trời sắp mưa mây đen tràn qua đỉnh đèo, ngồi cách nhau chừng 5m cũng thấy không rõ mặt người, nhưng khi đám mây trôi qua thì ánh nắng vàng lại trải rộng, tiết trời trở nên ấm áp.
Từ đỉnh đèo Gia Bắc phóng tầm mắt ra xa, chúng tôi cảm nhận một khung cảnh đẹp ngỡ ngàng với những ngọn núi trùng điệp, những đồi cà phê chạy dài... Không phải chỉ có đoàn chúng tôi mà nhiều du khách, có cả hơn chục tay phượt cũng chọn tuyến quốc lộ 28 từ Phan Thiết đi Đà Lạt để được trải nghiệm cung đường đèo Gia Bắc ngoạn mục. Trên tuyến quốc lộ 28 khó mà đếm hết số đèo lớn nhỏ, nhưng cung đèo Gia Bắc khá hiểm trở dài hơn 10 cây số, đỉnh đèo - ranh giới giữa huyện Di Linh (Lâm Đồng) và huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) luôn để lại ấn tượng khó quên.
Đèo Gia Bắc được mệnh danh là cung đường đèo đẹp nhất nhì trong số những đèo khu vực phía Nam. Đường đèo không đủ rộng nên có nhiều khúc cua chỉ vừa đủ một làn xe cho cả hai chiều. Khi qua đèo Gia Bắc, mọi người không thể phủ nhận phong cảnh ở cung đèo này tuyệt đẹp, núi non trùng điệp, đồi cà phê bạt ngàn trải dài vô tận. Đèo Gia Bắc được hình thành từ rất lâu, cung đường này có mặt hơn 100 năm, là chứng nhân của biết bao sự kiện lịch sử. Ban đầu, nó là một con đường mòn nằm ở phía nam Di Linh do người K'ho khai phá, họ đem sản vật của núi rừng xuống đồng bằng để đổi lấy muối. Sau đó, thực dân Pháp đã đưa người Kinh, người Thượng từ đồng bằng lên để mở đèo, mở đường.
Đèo Gia Bắc khá hẹp, nếu đi lên đỉnh đèo ta sẽ thấy cảnh vật xung quanh thu lại và những cánh rừng hay các đồi cà phê trải dài bất tận. Lưa thưa một vài ngôi nhà nhỏ xinh nằm ở hai bên đường làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi đây càng thêm sinh động. Đặc biệt, cảnh vật nơi đây sẽ càng tuyệt vời hơn mỗi khi sương mù bao phủ khắp các dãy núi. Thời gian gần đây, cung đèo Gia Bắc thu hút nhiều du khách qua lại bởi sự hùng vĩ và vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng. Khi lên đến đỉnh đèo, cảnh vật càng thu hẹp lại, núi rừng, đồi cà phê trải dài và ấn tượng. Đường lên đỉnh đèo một bên là vách đá dựng đứng và bên kia là một khe sâu bí ẩn. Tất cả cùng tạo nên một cảnh quan hoang sơ nhưng tráng lệ vô cùng hấp dẫn. Đỉnh đèo Gia Bắc cao khoảng 800 m so với mực nước biển nằm sâu trong núi rừng và một vẻ đẹp rất thơ khi sương mù bao phủ. Dừng chân tại đỉnh đèo du khách có cảm giác như đang hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ và muốn đắm chìm trong khung cảnh kỳ thú với thời gian lâu hơn, để thưởng thức mùi thơm của đồi cà phê bạt ngàn và mùi thơm của hương rừng.
Đèo Gia Bắc.
Một chuyến hành trình dài 175 km từ Phan Thiết đến thành phố Đà Lạt theo tuyến quốc lộ 28 qua cung đèo Gia Bắc quanh co, hiểm trở và cũng đầy thơ mộng là cuộc trải nghiệm thú vị và đáng nhớ nhất của tôi trong những ngày đầu năm. Chúng tôi kỳ vọng một ngày nào đó tuyến quốc lộ 28 qua đèo Gia Bắc sẽ được nâng cấp, mở rộng để các phương tiện lưu thông qua đèo được an toàn hơn.
Vẻ đẹp mê hồn của "Tứ đại đỉnh đèo" huyền thoại Tây Bắc Trong tâm trí những người mê "phượt" ở Việt Nam có 4 con đèo ở vùng Tây Bắc đã trở thành huyền thoại vì độ hiểm trở và vẻ đẹp mê hồn, được mệnh danh là "Tứ đại đỉnh đèo"... Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh núi Mã Pí Lèngcó độ cao...