Envision AESC của Trung Quốc sắp đầu tư nhà máy sản xuất pin ô tô điện ở Pháp
Một quan chức Pháp cho biết Envision AESC của Trung Quốc lên kế hoạch đầu tư một nhà máy sản xuất pin ô tô điện ở miền bắc nước Pháp, giúp tạo ra ít nhất 1.000 việc làm mới tại đây.
Một điểm sạc pin cho ô tô điện. Ảnh: Reuters
Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang chạy đua để đi trước các đối thủ trong việc sản xuất xe “sạch hơn”. Mới đây, tập đoàn Volkswagen của Đức cũng tuyên bố sẽ xây dựng sáu nhà máy pin của riêng mình ở châu Âu.
AFP đưa tin Xavier Bertrand, người đang tái tranh cử với tư cách là người đứng đầu vùng Hauts-de-France của Pháp, đã xác nhận khoản đầu tư của Envision vào một nhà máy ở Pháp.
AFP dẫn lời ông Bertrand nói rằng dự án mới sẽ tạo ra ngay 1.000 việc làm và sau đó tăng lên 2.500 việc làm trong dài hạn.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn hai nguồn tin thân cận trong tuần này cho biết Renault đã chọn Envision để sản xuất pin cho các loại xe điện của hãng trong tương lai, trong đó có cả mẫu Renault 5. Theo một trong hai nguồn tin, Envision sẽ đầu tư khoảng 2 tỷ euro vào nhà máy mới tại Pháp.
Các nguồn tin cho hay khoản đầu tư và chi tiết về kế hoạch việc làm dự kiến sẽ được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron xác nhận vào ngày 28/6.
Video đang HOT
Pháp đang cố gắng khuyến khích các nhà sản xuất ô tô hàng đầu của mình sản xuất pin cho ô tô điện nhưng các chính trị gia vẫn hoan nghênh nguồn đầu tư từ Trung Quốc.
Việc chuyển hướng khỏi ô tô chạy động cơ diesel có thể sẽ thúc đẩy việc cắt giảm việc làm trong những năm tới, hoặc thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô phải đào tạo lại công nhân và tìm hướng đi mới để tạo ra việc làm, dưới sức ép của các chính trị gia.
Năm 2020, nhà sản xuất ô tô làm ăn thua lỗ Renault đã thông báo kế hoạch cắt giảm 4.000 việc làm tại Pháp để cắt giảm chi phí, 10 năm sau khi nhà sản xuất PSA với thương hiệu nổi tiếng Peugeot, hiện là một phần của Stellantis, tiến hành tái cơ cấu mạnh mẽ./.
Xe Xanh: Indonesia bước tiến mới hiện thực hóa mục tiêu tự sản xuất pin ô tô điện
Từ năm 2020, Indonesia đã chuẩn bị cho việc hiện thực hóa mục tiêu sản xuất pin ô tô điện (EV) với việc thành lập một công ty pin quốc gia nhằm tạo ra một chuỗi cũng ứng nội địa cho nền công nghiệp ô tô điện.
Cụ thể, kế hoạch này bao gồm sự liên doanh giữa bốn doanh nghiệp nhà nước là: Công ty dầu khí Pertamina, công ty điện Perusahaan Listrik Negara (PLN), công ty khai thác khoáng sản Mind ID và công ty khai thác niken/vàng PT Aneka Tambang (Antam).
Bốn doanh nghiệp nhà nước lớn tại Indonesia đã ký kết thỏa thuận hợp tác để thành lập công ty sản xuất pin quốc gia IBC
Ngày 16/3 mới đây, bốn công ty trên đã ký thỏa thuận hợp tác thành lập nên công ty sản xuất pin quốc gia Indonesia Battery Corporation (IBC). Sự hợp tác này đã giúp cho Indonesia tiến gần hơn một bước với mục tiêu tự sản xuất pin điện EV.
Theo thỏa thuận này, mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu 25% cổ phần của IBC. Ngoài ra, công ty sẽ có kế hoạch hợp tác với các nhà sản xuất pin điện như CATL đến từ Trung Quốc và thương hiệu LG Chem từ Hàn Quốc để thành lập một liên doanh cung cấp chuỗi cung ứng pin EV khép kín nội địa. Dự kiến, IBC sẽ bắt đầu sản xuất pin ô tô điện vào năm 2023.
Được biết, Indonesia có thể sẽ bắt đầu sản xuất pin điện vào năm 2023
Việc bốn doanh nghiệp nhà nước bắt tay thành lập IBC là nhằm mục đích thâm nhập thị trường xe điện toàn cầu đang đem lại lợi nhuận cao. Theo ước tính của Mind ID, thị trường xe điện thế giới sẽ còn tăng gấp 4 lần quy mô trong sau năm tới, đạt 777 GWh. Phần lớn là do nhu cầu xe điện đang tăng cao và yêu cầu của hệ thống lưu trữ năng lượng mới (ESS).
Theo ông Pahala N. Mansury, Thứ trưởng Bộ doanh nghiệp nhà nước, cho biết: "Indonesia không chỉ muốn xây dựng một nhà máy sản xuất pin mà muốn tạo thành sự liên kết giữa các mỏ khai thác, lò luyện kim và nhà máy sản xuất."
Ông Pahala N. Mansury chia sẻ: "Indonesia đặt mục tiêu sản xuất 140 GWh pin điện mỗi năm kể từ 2030"
Ông cũng cho biết thêm, hiện quốc gia đang kỳ vọng IBC sẽ sản xuất 140 GWh năng lượng pin điện hằng năm kể từ 2030. Trong đó, khoảng 50 GWh sẽ được xuất khẩu sang các thị trường lân cận; trong khi phần còn lại sẽ phục vụ cho việc sản xuất hệ thống ESS và các phương tiện chạy bằng điện (cả xe máy và ô tô) trong nước. Tổng giá trị đầu tư cho IBC sẽ giao động trong khoảng 17 tỷ USD.
Theo ủy viên chủ tịch của Mind ID, Agus Tjahajana Wirakusumah, IBC sẽ sở hữu đa số cổ phần trong các liên doanh thượng nguồn. Tuy nhiên, công ty sẽ chỉ nắm thiểu số, từ 25 - 40% trong liên doanh hạ nguồn với CATL và LG Chem, bởi hai công ty này có quyền thuơng lượng tốt hơn đối với liên doanh hạ nguồn. Theo ông, thỏa thuận này đối với IBC là có thể chấp nhận được do toàn bộ quá trình sản xuất sẽ diện ra tại Indonesia.
Pertamina đang dần bổ sung các trạm sạc xe điện tại các điểm bơm xăng/dầu của mình như là một động thái nhằm hỗ trợ cho nền công nghiệp xe điện nước nhà
Ngoài ra, Pertamina và PLN là hai doanh nghiệp sẽ phụ trách việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ cho nền công nghiệp xe điện tại Indonesia. " Để đảm bảo được nguồn cung điện năng cho các nhà máy luyện kim cũng như việc sản xuất xe điện, chúng tôi sẽ chuẩn bị các nhà máy điện và hệ thống phân phối điện riêng" - chủ tịch của PLN, Zulkifli Zaini cho biết. Ông cũng nói thêm, công ty đang phát triển một số mô hình kinh doanh dành riêng cho các cơ sở sạc xe điện.
Trong khi đó, công ty dầu khí Pertamia cũng đang trong quá trình xây dựng thêm các trạm sạc điện tại các trạm xăng của mình. Đây được coi là một phần trong quá trình chuyển đổi dần sang nguyên liệu điện của công ty này.
Hiện Indonesia và Thái Lan đang là hai quốc gia tại Đông Nam Á đang đầu tư rất nhiều vào quá trình điện khí hóa nền công nghiệp ô tô. Việt Nam dường như lại đang tiếp tục chậm chân hơn trong cuộc đua phát triển xe điện, mặc dù cũng đã có rất nhiều bước tiến mới trong thời gian gần đây.
Ô tô điện có 'sạch' hơn xe xăng? Việc mua một chiếc xe ô tô điện hợp lý hơn nhiều so với một chiếc xe chạy bằng khí đốt hoặc động cơ diesel từ góc độ môi trường. Nếu để trả lời cho câu hỏi "Phương tiện nào tốt hơn cho Trái đất: Xe chạy bằng điện hay xe chạy bằng khí đốt" thì câu trả lời có vẻ quá rõ...