Endgame hết từ lâu nhưng Thanos chưa bao giờ hết hot vì suốt ngày bị netizen chế “meme” tới nỗi lọt top tìm kiếm của Google
Thanos được tìm kiếm nhiều nhất năm 2019 có phải vì bị cư dân mạng… chế meme quá nhiều?
Ngày 11/12, Google vừa đưa ra những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất tại thị trường Việt Nam. Bất ngờ thay, cho dù Avengers: Endgame có đứng trong top những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất ở mảng phim điện ảnh, thì Thanos lại chễm chệ nằm trong top những từ khóa tìm kiếm nổi bật nhất so với tất cả các mảng, tức là được tìm kiếm còn nhiều hơn cả Avengers.
Bảng công bố những từ khóa có thứ tự tìm kiếm cao từ Google cho năm 2019.
Trong bảng công bố danh sách những từ được tìm kiếm nhiều nhất, có thể thấy Avengers: Endgame – ra mắt đợt tháng 04/2019 có cho mình vị trí khá nổi bật trong top những phim điện ảnh được người Việt tìm kiếm nhiều nhất. Nhưng ở một bảng xếp hạng nổi trội hơn hẳn: “Xu hướng tìm kiếm nổi bật”, lại xuất hiện cái tên Thanos.
Tuy Endgame có vị trí khá cao ở bảng xếp hạng phim điện ảnh
Video đang HOT
Nhưng cái tầm mà Thanos ngự trị lại khác hẳn.
Điều này có nghĩa là gì? Avengers: Endgame đúng là nổi bật trong những phim điện ảnh của năm 2019 thật, nhưng đối với các trends lớn khác của năm như ca khúc Độ Ta Không Độ Nàng hay phim truyền hình Chiếc Lá Bay v.v… Endgame lại không có sức hút bằng chàng khổng lồ tím – Thanos, phản diện của phim.
Điều đặc biệt này có lẽ là nhờ công rất lớn của fan Việt, vì ngoài theo dõi phim, fan còn rất chăm… chế meme của Thanos. Dù phim đã rời rạp từ lâu, nhưng meme về anh chàng khổng lồ màu tím này thì liên tục xuất hiện rôm rả cả năm khiến tên tuổi Thanos chưa bao giờ thực sự hạ nhiệt.
Cả năm trời, chưa bao giờ cư dân mạng cho Thanos được yên.
Có lẽ nhờ những meme mà lượt tìm kiếm cái tên Thanos nhiều hơn hẳn so với Avengers: Endgame, lại còn kéo dài sương sương trong cả năm trời. Khiến chàng khổng lồ tím trở thành một trong những hiện tượng nổi bật nhất năm 2019 trong lòng khán giả Việt.
Theo trí thức trẻ
Microsoft bị hỏi vì sao không làm gián điệp giúp chính phủ Mỹ
Một cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đặt câu hỏi vì sao hãng Microsoft không theo dõi, gián điệp người dùng thế giới thay mặt cho chính phủ Mỹ.
Ảnh: Reuters
Đây là tiết lộ của chủ tịch kiêm giám đốc pháp lý Microsoft Brad Smith, giữa lúc Washington vẫn tiếp tục chiến dịch chống Huawei Technologies của Trung Quốc vì lo ngại an ninh quốc gia.
"Là một doanh nghiệp Mỹ, vì sao hãng không đồng ý giúp chính phủ Mỹ gián điệp người dân ở các nước khác", ông Smith thuật lại câu hỏi mà ông nhận được từ một cố vấn của Tổng thống Trump trong chuyến đi đến Washington. Ông Smith không tiết lộ tên vị cố vấn cũng như chi tiết về chuyến đi đến thủ đô Mỹ. Sự việc này được ông Smith ghi lại trong quyển sách mới Công cụ và vũ khí: Lời hứa và hiểm họa của thời đại số.
Sếp Microsoft viết rằng ông trả lời bằng cách chuyển câu hỏi sang Trump Hotels, đơn vị đã mở vài bất động sản tại Trung Đông và tại Đại lộ Pennsylvania gần Nhà Trắng ở thời điểm đó: "Có phải tất cả những khách sạn này theo dõi các khách hàng đến từ các nước khác hay không? Đây có vẻ không phải là chuyện tốt cho hoạt động kinh doanh của gia đình". Cố vấn Tổng thống Mỹ sau đó gật đầu đồng ý.
Sách mới của ông Smith phân tích lợi ích và rủi ro đến từ các tiến bộ công nghệ và vị thế của Microsoft trong nhiều vấn đề lớn, từ quyền riêng tư cho đến an ninh, bảo mật và địa chính trị.
Tiết lộ về câu hỏi mà cố vấn của ông Trump đặt ra cho Microsoft thể hiện rằng Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề riêng trong chuyện gián điệp và an ninh mạng, bất chấp Washington cáo buộc rằng thiết bị viễn thông do Huawei sản xuất có thể được dùng để do thám cho Bắc Kinh. Huawei đang mắc kẹt giữa căng thẳng thương mại, công nghệ tăng tiến giữa Mỹ và Trung Quốc. Hãng nhiều lần phủ nhận cáo buộc, nói rằng mình không phải là công cụ của bộ máy an ninh Bắc Kinh.
Nhà Trắng đã và đang đẩy mạnh chiến dịch chống hàng Huawei, hãng cung ứng thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Huawei bị đưa vào danh sách đen thương mại, bị ngăn mua phần mềm, phần cứng và dịch vụ từ các hãng công nghệ Mỹ như Qualcomm, Google và Microsoft. Hôm 19.8, Mỹ kéo dài việc hoãn thực thi lệnh cấm Huawei thêm 90 ngày, để các hãng Mỹ bán linh kiện tiếp tục làm ăn với công ty trong thời gian này.
Không những Huawei mà ZTE và hãng công nghệ giám sát Hangzhou Hikvision Digital Technology cũng bị Washington làm khó vì lý do an ninh quốc gia. Cơ quan liên bang Mỹ bị cấm mua thiết bị, dịch vụ từ ba hãng này và một số cái tên Trung Quốc khác. Ông Smith đầu quân cho Microsoft vào năm 1993. Ông cho rằng lệnh cấm Mỹ áp lên Huawei là không công bằng và không có "tính Mỹ", theo Bloomberg.
Trong quyển sách vừa xuất bản, ông viết rằng Trung Quốc nổi tiếng với chuyện khiến thị trường trong nước trở nên khó khăn với các hãng công nghệ cao nước ngoài. Các dịch vụ từ Google và Facebook bị chặn khỏi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. tuy nhiên, chủ tịch Microsoft cũng cho rằng Mỹ đang kéo cao nhiều rào cản gia nhập thị trường vì mối lo về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
"Ngày càng có khả năng rằng giới chức Mỹ sẽ tìm cách ngăn chặn việc xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghệ quan trọng, không chỉ cho Trung Quốc mà còn cho nhiều nước khác. Mỹ không thể theo đuổi thế lãnh đạo toàn cầu nếu sản phẩm không thể rời Mỹ", ông Smith nhận định và cho rằng sức cạnh tranh của Mỹ sẽ chịu tác động nếu nước này thực sự làm thế.
Theo thanhnien
Rò rỉ video cho thấy tính năng Motion Sense độc đáo của Google Pixel 4 Trở lại vào tháng 7, Google đã thông báo rằng Pixel 4 sẽ đi kèm với một tính năng có tên Motion Sense, dựa trên tính năng Soli. Giờ đây, một video được chia sẻ bởi M. Brandon Lee trên kênh YouTube This is Tech Today làm sáng tỏ hơn về tính năng Motion Sense này trên chiếc Google Pixel 4. Theo GSM...