‘Emily in Paris’ phần 2 tiếp tục bóp méo thời trang Pháp?
Trong khi người Pháp định nghĩa sự sang trọng nằm ở những bộ trang phục đơn giản, tinh tế, Emily lại đi ngược điều đó và bị nhận xét giống “con vẹt”, “chú hề”.
Mùa thu năm 2020, khi mới được ra mắt, Emily in Paris bị chế giễu là phiên bản giả tưởng của văn hóa Pháp. Người dân Paris chê bai sự thiếu chính xác và sáo rỗng của bộ phim, từ hình ảnh những người hút thuốc trong văn phòng cho đến số lượng mũ nồi trên màn ảnh.
Khi đó, Emily (Lily Collins thủ vai) là cô gái Mỹ mới đặt chân đến kinh đô thời trang với vốn ngoại ngữ và kiến thức về phong tục Pháp còn hạn chế. Cô dạo bước trên thành phố với những bộ trang phục sặc sỡ, bị nhận xét giống “con vẹt”.
Sang phần 2, liệu Emily có thay đổi để trở thành cô gái Pháp với những trang phục đơn giản hay vẫn lăng xê đồ nhiều lớp, phụ kiện “dát” đầy người?
Vượt ranh giới
Marylin Fitoussi – nhà thiết kế trang phục của phim – nói với Vanityfair: “Đó là bộ phim người Pháp ghét. Tôi biết rõ Emily không ăn mặc như một người Paris. Người Pháp thích những thứ đơn giản. Đối với họ, nếu ăn mặc màu sắc và có họa tiết, bạn không sang trọng chút nào”.
Dù vậy, Emily đã luôn phối đồ màu sắc và họa tiết để rồi bị gọi là “con vẹt”, “chú hề” ở một đất nước khác. Tuy nhiên, không thể phủ nhận bộ phim đã mang đến cảm giác thư giãn, được ví như chiếc “bồn tắm ấm áp” cho những người mệt mỏi trong đại dịch.
Video đang HOT
Ở phần 2, Emily phối đồ ít lớp hơn nhưng vẫn mặc kiểu màu sắc, đầy họa tiết. Ảnh: Carole Bethuel.
Đối với phần 2 được ra mắt vào ngày 22/12, Fitoussi và nhà tư vấn trang phục vẫn quyết tâm đẩy mạnh thời trang của Emily theo hướng phá cách, đầy màu kẹo ngọt, tự tin với chính mình khi ở Pháp. Khi rơi vào mối tình tay ba đầy khó khăn và ổn định cuộc sống ở Paris, phong cách của cô đã trở nên sành điệu và bắt mắt hơn.
Trong mùa mới, ngay cả sếp của Emily – Sylvie (Philippine Leroy-Beaulieu thủ vai) – cũng đang vượt qua ranh giới trang phục đi làm ở Pháp. Cô xuất hiện trong bộ vest ánh kim và tua rua ấn tượng.
Sếp Sylvie là người đầu tiên nhận xét Emily thiếu hiểu biết về văn hóa Pháp và mang “sự kiêu ngạo kiểu Mỹ”. Nhân vật này còn khiển trách Emily vì nói chuyện mua sắm trong các bữa tiệc và coi Paris như một “công viên giải trí” của cá nhân. Trong khi hình ảnh sếp của Emily vốn được xây dựng là người phụ nữ Pháp nguyên mẫu, Fitoussi lại không quan tâm đến việc ăn mặc như vậy cho cô.
“Tôi biết cách thiết kế một người phụ nữ Pháp hoàn hảo. Đầu tiên, phải loại bỏ những thứ cơ bản nhàm chán như chiếc áo phông, giày thể thao trắng, áo khoác đen hoặc xanh nước biển”, nhà thiết kế nói.
Philippine Leroy-Beaulieu trong vai Sylvie, sếp của Emily, tượng trưng cho người phụ nữ Pháp nguyên mẫu. Ảnh: Stephanie Branchu.
Ở phần mới, diện mạo của Sylvie có chút khác biệt khi cô thêm một số bộ quần áo có màu đỏ tươi và bạc. Bộ trang phục công sở bắt mắt của cô bao gồm chiếc áo cài cúc Saint Laurent vàng cắt thấp, váy Maje đen với đường xẻ đùi cao và chiếc thắt lưng Alaa.
Fitoussi nói: “Đó là ý tưởng của tôi về trang phục công sở. Thay vì chiếc váy màu trắng, đen hoặc xanh nước biển, tôi chọn vàng”.
Không muốn Emily giống cô gái Pháp bình thường
Collins gần đây cũng nói với Glamour rằng phong cách của Emily phát triển một chút. Cô phối đồ ít hơn hơn nhưng loạt phụ kiện như mũ, găng tay hay túi xách cao cấp vẫn được lăng xê.
Emily và Mindy mặc trang phục lộng lẫy trong một sự kiện. Ảnh: Stephanie Branchu.
Sự đối lập phong cách có thể được nhìn thấy rõ nhất ở Emily và Camille (Camille Razat thủ vai) – người bạn Pháp và tình địch ngoài ý muốn của Emily. Trong đoạn mở đầu của phần 2, Emily bước vào văn phòng với chiếc áo len Versace có gân màu xanh lá cây, hồng, xanh ngọc kết hợp cùng váy cổ điển Mugler hình học màu xanh lá cây, áo khoác mini ngoại cỡ Elie Saab màu xanh lá cây. Trong khi đó, Camille mặc chiếc áo khoác Balmain đen trắng đơn giản và quần Patou đen cho cuộc họp về chiến dịch Champère.
Trong suốt bộ phim, Emily liên tục xuất hiện với những bộ trang phục lộng lẫy. Tại buổi tiệc mừng sinh nhật ở tập ba, Emily gây ấn tượng với chiếc váy thắt nơ nhỏ màu đen Rotate Birger Christensen, sau đó khoác lên mình chiếc kimono sặc sỡ.
Một số vẻ ngoài táo bạo nhất cũng thuộc về nhà thiết kế thời trang Gregory Elliott Dupree (Jeremy O. Harris thủ vai) – nhân vật mới của phim. Anh xuất hiện lần đầu ở Saint-Tropez với chiếc áo khoác lông thú giả Casablanca xanh lá cây – trắng khoác trên vai và đội mũ Patou được trang trí thêm ghim hoa Dolce & Gabbana màu vàng. Phong cách của nhân vật này được nhận xét có nét tương đồng với Emily.
Nhà thiết kế Gregory Elliott Dupree (giữa) là nhân vật mới trong mùa này. Ảnh: Carole Bethuel.
Bất chấp việc Emily nhận về nhiều ánh mắt lạ lẫm ở đất nước khác, nhà thiết kế vẫn muốn cô phải giữ được sự nhạy cảm táo bạo, ngay cả khi cô bắt đầu học ngôn ngữ và phong tục của thành phố mới.
“Tôi không muốn cô ấy trông giống một cô gái Pháp bình thường. Tôi không muốn sao chép những gì là Pháp hoặc thời trang Pháp. Nếu làm điều đó, tôi thất bại”, nhà thiết kế nhấn mạnh.
Giám đốc sáng tạo Louis Vuitton qua đời ở tuổi 41
Virgil Abloh - nhà thiết kế thời trang da màu nổi tiếng đằng sau các bộ sưu tập quần áo nam của Louis Vuitton, đã qua đời vào ngày 28/11 ở tuổi 41, sau hai năm chiến đấu với căn bệnh ung thư hiếm gặp.
Sinh năm 1980 ở gần Chicago, Abloh và chị gái lớn lên ở Rockford, Illinois. Theo hồ sơ trên tạp chí Vogue năm 2018, mẹ anh Eunice Abloh là một thợ may, đã dạy anh những điều cơ bản về nghề này khi còn nhỏ. Trước đó, Abloh từng là DJ và nghệ sĩ thị giác. Anh trở thành giám đốc sáng tạo của thương hiệu xa xỉ lớn nhất thế giới Louis Vuitton kể từ tháng 3 năm 2018.
Abloh cũng đã tự thành lập thương hiệu thời trang đường phố xa xỉ Off-White của Ý, trong đó tập đoàn thời trang Pháp LVMH đã nắm giữ 60% cổ phần vào đầu năm nay.
Sự xuất hiện của Abloh tại LVMH vào năm 2018 đã đánh dấu sự kết hợp giữa thời trang đường phố và thời trang cao cấp, khi kết hợp giày thể thao và quần rằn ri với những bộ vest và váy dạ hội được thiết kế riêng.
Bernard Arnault - ông trùm tỷ phú sở hữu Louis Vuitton, cho biết trong một tuyên bố vào chủ nhật vừa qua: "Virgil không chỉ là một nhà thiết kế thiên tài có tầm nhìn xa trông rộng, anh ấy còn là một người có tâm hồn cao đẹp và trí tuệ tuyệt vời".
Ảnh hưởng của anh ấy bao gồm nghệ thuật graffiti, hip hop và văn hóa trượt ván. Phong cách này đã được tập đoàn chấp nhận khi anh tìm cách thổi luồng sinh khí mới vào một số nhãn hàng và thu hút khách hàng trẻ tuổi. Abloh đã tạo ra tiếng vang cho cả các sản phẩm bên ngoài thế giới thời trang, từ thảm cửa Ikea có dòng chữ "Keep Off" đến chai sâm panh Moet & Chandon và nước Evian...
Abloh đã dựa trên các thông điệp về sự hòa nhập và tính lưu động về giới tính để mở rộng sự nổi tiếng của nhãn hiệu Louis Vuitton, đưa các chủ đề về bản sắc chủng tộc vào các chương trình thời trang của mình với các buổi biểu diễn thơ ca và nghệ thuật sắp đặt.
Nhà thiết kế túi xách người Cameroon, Wilglory Tanjong cho biết trên Instagram, "Sự tồn tại của Virgil Abloh đã thành công vang dội đến nỗi nó đã mở đường cho các nhà thiết kế da màu khác như tôi. Và vì điều đó, tôi mãi mãi biết ơn anh".
Abloh đã được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư hiếm gặp vào năm 2019, vì lý do vấn đề sức khỏe nên anh ấy đã vắng mặt trong một buổi trình diễn thời trang Off-White năm đó. Theo The New York Times, Abloh qua đời ở Chicago sau hơn hai năm anh dũng chiến đấu với một dạng ung thư hiếm gặp, u mạch máu ở tim.
Tài khoản Instagram của Abloh đăng tải: "Anh ấy đã chọn cách chịu đựng trận chiến với bệnh tật một mình trong khi vẫn điều hành một số tổ chức quan trọng bao gồm thời trang, nghệ thuật và văn hóa".
Để không mất tiền oan vô ích, nàng đam mê style gái Pháp học thuộc 5 lưu ý sau Nhiều "bánh bèo" mê style gái Pháp thiếu sự định hướng về phong cách, dẫn tới việc tiêu xài hoang phí quá ngân sách mua sắm. Hình ảnh thời trang Pháp gắn với những gì thanh tao, nhẹ nhàng và sang trọng nhất. Cũng vì điều này mà nhiều cô nàng mải mê "đốt" cả mớ tiền vào đồ hiệu, cốt để tô...