Em vợ chết, anh rẻ ngồi tù vì 1 con gà
Chỉ vì một con gà mà hai người đàn ông (anh rể và em vợ) xông vào ẩu đả, rồi lôi kéo cả hai đàn con cùng đánh nhau. Kết cục, người em vợ chết, anh rể ngồi tù bỏ lại hai người đàn bà cùng 8 đứa con.
Bị cáo Trần Văn Long trước tòa.
Chuyện xảy ra ở tổ 33, ấp Vĩnh Trung, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn giữa hai gia đình có mối quan hệ anh em ruột của nhau. Sau khi cha mẹ qua đời để lại mảnh đất cặp đường Tỉnh lộ 943 cho hai chị em ruột là Trần Thị Kim Yến (vợ bị cáo Trần Văn Long 56 tuổi) và người em trai Trần Hữu Tây (50 tuổi, nạn nhân đã chết) cất nhà ở.
Chiều ngày 23-9-2011, bé Lan (15 tuổi, con gái của Tây) trông nhà thì thấy con gà của cô ba (Trần Thị Kim Yến) vào nhà nên nhặt cục đất ném để đuổi gà nhưng không ngờ gà chết. Thấy vậy, bà Yến chửi rủa cháu khiến cho em dâu là Cam Thị Thu Hà (vợ Trần Văn Tây) bực tức vừa rầy la con vừa chửi xiên, chửi xéo lại chị chồng.
Tưởng mâu thuẫn giữa hai người đàn bà là chị chồng và em dâu hồi lúc chiều sẽ được hai người đàn ông là trụ cột của gia đình giải quyết êm đẹp, nhưng không ngờ… Khoảng 8 giờ tối, sau khi đi nhậu về, Tây nghe anh rể “mắng vốn” vì chuyện bé Lan làm chết con gà của mình. Tây và Long cự cãi rồi lao vào đánh nhau, các con bênh vực cha nên cũng xông vào ấu đả.
Tây vào nhà lấy con dao yếm chém Long nhưng được Kiều (con dâu của Long) cầm ghế đỡ rớt dao. Thừa thắng, Long nhặt khúc cây đánh mạnh vào đầu khiến Tây gục ngã. Thấy Tây nằm bất tỉnh, các con của Long và Tây ẵm vào nhà cho uống nước chanh và chăm sóc.
Đến 4 giờ 30 phút sáng hôm sau, Tây bị hôn mê và nôn ói nên được con và các cháu chở đến Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cấp cứu. Đến trưa ôm sau, Tây chết.
Chuyện từ con gà giờ đã hóa ra chuyện lớn, một người chết, một người bị Công an bắt giam vì có liên quan đến cái chết của người kia. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai nhà càng thêm căng thẳng, các con của Tây cho rằng cha mình chết do Long đánh nên thường sang quậy phá nhà cô để trả thù.
Video đang HOT
Ngược lại, sau cái chết đau đớn của em trai mình, bà Yến cũng không có lời nào xin lỗi hay chia buồn cùng em dâu và các cháu, không hỗ trợ tiền mai táng. Tức giận, các con của Tây đánh đổ xề bắp mỗi khi cô mình đem ra bán. Không còn kế sinh nhai, bà Yến và các con phải di tản đi nơi khác lánh nạn.
Ngày 26-4, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “giết người” đối với bị cáo Trần Văn Long. Như vậy, sau hơn một năm rưỡi, hai gia đình mới có dịp gặp nhau đông đủ tại tòa để đổ tội cho nhau. Phòng xử án có hai dãy bàn ghế, hai gia đình và những người thân trong họ hàng, lối xóm đến dự tòa khá đông cũng chia làm 2 phe, ngồi đối diện nhau để kể tội của nhau cho Hội đồng xét xử nghe.
Bà Yến nại lý do nhà nghèo quá, gạo ăn hằng ngày chưa đủ nên không có tiền để tiếp lo đám tang cho gia đình em dâu. Còn bà Hà ấm ức nên yêu cầu bồi thường chi phí đám tang 19 triệu đồng, tổn thất tinh thần 50 triệu đồng và cấp dưỡng nuôi con gái út (11 tuổi) đến đủ 18 tuổi, xử tù anh rể theo pháp luật.
Sau khi nghe hai gia đình kể tội của nhau, Chủ tọa phiên tòa đã phân tích: Lỗi của hai gia đình là không biết nhường nhịn, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong mối quan hệ ruột thịt. Lỗi của bị cáo là anh mà không biết cư xử đúng mực, dàn xếp mâu thuẫn giữa hai nhà để dẫn đến kết cục xấu.
Lỗi của bà Yến sau khi em trai bị chồng mình đánh chết mà không có lời lẽ hay thái độ cư xử và chia sẻ khó khăn với gia đình em dâu và các cháu của mình. Sau phiên tòa này, mọi người phải nhận ra cách đối xử chưa đúng mực của mình với người thân từ trước đến nay để sống sao cho tốt hơn.
Phiên tòa khép lại với bản án 9 năm tù giam dành cho bị cáo Trần Văn Long về tội “giết người” và buộc bồi thường cho gia đình Trần Văn Tây 59 triệu đồng (chi phí mai táng và tổn thất tinh thần) cấp dưỡng nuôi con người bị hại.
Theo PLXH
Vụ nhà báo Hoàng Khương: "Đó là tai nạn nghề nghiệp!"
Ông Lê Xuân Trung, Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ, khẳng định trong trả lời phỏng vấn của chúng tôi về sai phạm của phóng viên Hoàng Khương, người bị bắt tạm giam hơn một tháng qua để phục vụ điều tra trong vụ đưa - nhận hối lộ liên quan đến CSGT
Ông Lê Xuân Trung nói: "Khi Hoàng Khương làm giải trình, thừa nhận có tham gia đưa tiền cho CSGT, chúng tôi đã xác định phóng viên của mình sai trong quá trình tác nghiệp. Hoàng Khương đã quá nôn nóng, muốn trực tiếp chứng kiến và ghi lại hình ảnh việc nhận tiền hối lộ của CSGT. Nếu Hoàng Khương dừng lại đúng chỗ, đã không xảy ra sự việc đáng tiếc. Đó là tai nạn nghề nghiệp của phóng viên điều tra. Lỗi của chúng tôi là không thẩm định kỹ phương pháp điều tra của phóng viên nên không phát hiện sai sót của Hoàng Khương. Tôi cho rằng Hoàng Khương không có động cơ, mục đích cá nhân trong vụ việc này. "Chặn đứng thảm họa giao thông" là tuyến bài lớn của Báo Tuổi Trẻ. Ban Biên tập chỉ đạo tòa soạn, tòa soạn chỉ đạo phóng viên đi thực tế, tìm kiếm đề tài. Phóng viên đã thực hiện theo yêu cầu của Ban Biên tập".
* Phóng viên: Nhưng đại diện lãnh đạo Công an TPHCM trong buổi họp mặt với báo chí vừa qua nói rằng Hoàng Khương giữ vai trò "cầm đầu" đưa hối lộ trong vụ giải cứu xe đua?
-Ông Lê Xuân Trung: Số tiền 15 triệu đồng không phải của Hoàng Khương. Anh chỉ là một mắt xích phụ trong quá trình chung chi cho CSGT. Hoàng Khương đã có đầy đủ chứng cứ, tư liệu của một vụ đưa hối lộ cho CSGT Huỳnh Minh Đức. Nhân vụ này, Hoàng Khương muốn tìm kiếm thêm bằng chứng cho một vụ khác. Trong vụ thứ hai, Hoàng Khương quá sốt ruột, muốn chứng kiến tận mắt nên đã phạm phải tai nạn nghề nghiệp. Như vậy, không thể cho rằng Hoàng Khương tạo ra tiêu cực và không thể giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu được.
* Vậy còn thông tin Hoàng Khương từng tham gia giải cứu xe vào năm 2009 mà Công an TPHCM đề cập trong cuộc họp vừa rồi thì sao?
- Đây là lần đầu tiên chúng tôi được cung cấp thông tin này. Tại cuộc họp ngày 9-2, tôi đã đề nghị lãnh đạo Công an TPHCM cung cấp cơ sở, bằng chứng về việc đó nhưng chỉ được trả lời rằng mới nghe qua lời khai của Trần Minh Hòa và băng ghi âm giọng nói Hoàng Khương. Việc này vẫn đang điều tra. Lẽ ra các cơ quan chức năng phải tôn trọng nguyên tắc "suy đoán vô tội" để không xảy ra oan sai, chứ không phải "suy đoán có tội". Theo tôi, vi phạm đến đâu nên xử lý đến đó, không nên xử lý nặng nề quá mức.
* Hoàng Khương đã có quá trình công tác khá lâu dài ở Báo Tuổi Trẻ. Ban Biên tập đánh giá thế nào về nghiệp vụ và đạo đức của phóng viên này?
- Hoàng Khương là một phóng viên năng nổ, dấn thân, đã thực hiện được nhiều bài viết tốt, từng được khen thưởng nhiều lần. Với vai trò phóng viên điều tra mảng nội chính, Hoàng Khương làm việc trong một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, buộc phải có nhiều mối quan hệ đặc biệt với rất nhiều đầu mối và thành phần khác nhau. Dư luận về anh thì nhiều, có cái tích cực, có cái không hay. Báo Tuổi Trẻ đã từng lập tổ công tác để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Hoàng Khương. Sau một thời gian xác minh, chúng tôi khẳng định không có cơ sở đánh giá Hoàng Khương có vấn đề gì xấu về đạo đức, lối sống.
* Trước sự việc này, với trách nhiệm của cơ quan quản lý phóng viên Hoàng Khương cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm báo, Báo Tuổi Trẻđã và sẽ làm gì?
- Hoàng Khương là thành viên của Báo Tuổi Trẻ, chúng tôi đã và sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ phóng viên của mình, nhưng vẫn phải bảo đảm trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Báo Tuổi Trẻ đã mời luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phóng viên Hoàng Khương. Chúng tôi cũng đã gửi đơn đề nghị Công an TPHCM cho Hoàng Khương được tại ngoại. Hiện đề nghị này chưa được giải quyết.
Thượng tá Nguyễn Minh Thông, Phó trưởng Phòng PC46 Công an TPHCM (người đứng), trao đổi thông tin với báo chí về vụ án liên quan đến phóng viên Hoàng Khương trong cuộc gặp gỡ ngày 9-2. Ảnh: TÂN TIẾN
Nói tóm lại, quan điểm của Báo Tuổi Trẻ không phải là bảo vệ phóng viên Hoàng Khương bằng mọi giá mà với sứ mệnh nhà báo, chúng tôi chỉ bảo vệ sự thật và lẽ phải. Những gì Hoàng Khương sai thì chúng tôi nhận sai, đó là can dự quá sâu vào quá trình điều tra các hành vi tiêu cực của CSGT. Lẽ ra nhà báo chỉ được tìm kiếm, thu nhập chứng cứ, tài liệu cho bài viết, chứ không được phép chuyển giùm tiền của người đưa hối lộ để chung chi cho CSGT.
Cái sai này của Hoàng Khương đã bị Ban Biên tập Báo Tuổi Trẻ xử lý kỷ luật khiển trách và tạm đình chỉ công tác. Còn những gì Hoàng Khương không sai, tất nhiên chúng tôi phải bảo vệ, phải cung cấp thêm thông tin về nhân thân và quy trình làm báo để bảo đảm các cơ quan chức năng biết rõ sự thật, không xử lý quá mức.
* Ông có thể cho biết hoàn cảnh gia đình Hoàng Khương hiện nay ra sao?
-Vợ Hoàng Khương đang mang thai 8 tháng, sẽ sinh em bé vào đầu tháng 3 tới trong tình cảnh gia đình neo đơn. Con trai anh bị bệnh hiểm nghèo. Cha mẹ già của Hoàng Khương đang ở Nha Trang rất cần hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần từ gia đình anh. Bản thân Hoàng Khương đang bị bệnh đau bao tử, nhưng vì bị bắt tạm giam nên không được điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trước tình cảnh này, anh chị em Báo Tuổi Trẻ vẫn thường xuyên đến thăm, chăm sóc, hỗ trợ vợ con Hoàng Khương.
Điều tra khách quan, đúng sự thật Trong buổi gặp gỡ định kỳ báo chí ngày 9-2, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TPHCM, không bác bỏ mục đích loạt bài của Hoàng Khương là theo yêu cầu của Ban Biên tập, nhưng theo ông Minh, đồng thời trong đó có mục đích giúp Trần Minh Hòa không bị xử lý. Phía VKSND khẳng định Hoàng Khương có vai trò cầm đầu, là người dàn dựng, tạo ra vụ tiêu cực này. Xử thì phải đủ bộ, xử người nhận hối lộ mà ở trước vành móng ngựa không có người đưa hối lộ, làm sao tòa xử được? Ông Minh cũng khẳng định sẽ điều tra đúng pháp luật, đúng yêu cầu của VKSND và việc này phù hợp, không sai với luật pháp quốc tế. Ngoài ra, cũng theo ông Minh, Hoàng Khương có can thiệp vào việc xử lý vi phạm của Trần Minh Hòa vào năm 2009, đến nay chưa xác minh, chưa tìm được biên bản nhưng Trần Minh Hòa thừa nhận có việc này. Trên băng ghi âm của Hoàng Khương cũng có nhắc lại sự kiện đã giúp Hòa một lần. Còn theo Thượng tá Nguyễn Minh Thông, Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), khẳng định đây là vụ án có tổ chức, trong quá trình phạm tội có bàn bạc, phân công, móc nối, đưa tiền và có mục đích rõ ràng; không phải là một hành vi tác nghiệp báo chí. Tất cả các vụ án, cơ quan điều tra tôn trọng khách quan, chính xác tuân thủ pháp luật. Ở vụ án này tương đối đặc biệt vì có một sĩ quan công an và một nhà báo, vì vậy công tác điều tra phải thận trọng, công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ, bảo đảm khách quan, đúng sự thật.
Theo Người lao động
Giải cứu 11 ngư dân bị nhốt do thiếu nợ Ngày 12.1, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã bắt khẩn cấp Nguyễn Xuân Thái (33 tuổi, quê Kiên Giang) và Trần Văn Long (34 tuổi, sống lang thang) để điều tra làm rõ hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Trong đó, Nguyễn Xuân Thái là chủ...