Em và Trịnh: Hình dễ thương, tiếng quá tệ
Một Trịnh Công Sơn lãng tử, với những người con gái thật dễ thương, đó là Bích Diễm, Dao Ánh, Khánh Ly. Không ai ở lại với Trịnh cả, tất cả đều “bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”.
Cảnh trong phim Em và Trịnh.
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đã “gom” huyền thoại Trịnh Công Sơn vào trong những thước phim gọn gàng đến bất ngờ. Nói nghe qua thì dễ, nhưng làm một bộ phim về một tượng đài tráng lệ như Trịnh Công Sơn là một thử thách.
Trong “Em và Trịnh”, Phan Gia Nhật Linh không “đao to búa lớn”, không tụng ca một nhạc sĩ có gia tài âm nhạc đồ sộ, có nhiều thế hệ người yêu nhạc đến mức hình thành một thuật ngữ “nhạc Trịnh”.
“Em và Trịnh” chỉ kể chuyện Trịnh Công Sơn với các em xinh đẹp. Một chàng nhạc sĩ có trái tim mong manh trước nhan sắc, chỉ cần một ánh nhìn như có ráng chiều trong mắt hay giọng ca khác lạ là rung lên. Khó có trái tim nào kiên nhẫn để thổn thức đến 300 lá thư tình. Chuyện phim chỉ kể lại đơn giản thế thôi, cùng với đôi dòng trích từ những lá thư tình của chàng nhạc sĩ đa tình.
Thật khó để bình cho bộ phim này một từ “hay”, nhưng “Em và Trịnh” thật dễ thương. Các nàng thơ của Sơn dễ thương đã đành, các anh bạn của Sơn như Ngô Kha, Bửu Ý, Định Công, Văn Đỗ đều dễ thương. Một vài chi tiết của từng nhân vật cho thấy, có một thời, thanh niên sống hồn nhiên, lãng mạn và cực chất.
Cũng phải cám ơn đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, khi anh theo trường phái “tối giản” không gian nghệ thuật để có được những khung hình đẹp xuất sắc. Những đồi chè Blao thơ mộng, những con đường cố đô xưa nhẹ bay tà áo trắng, một Đà Lạt đầy trời sương khói. Xem phim có lúc như xem tranh hay như lạc vào không gian hoa mộng nào đó.
Phim có nhiều “xen” xúc động, những ký ức tình yêu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng gợi cho ai đó những niềm đau ở trong lòng.
Ở cái thời buổi mà “tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề nuối tiếc”, thì xem “Em và Trịnh”, đúng là “yêu em không cần vội vã”, cứ từ từ mà yêu, cứ từ từ mà sống, chầm chậm thôi.
Nhưng thật đáng tiếc, những hình ảnh và câu chuyện tình dễ thương nồng nàn của “Em và Trịnh” đã bị giọng Huế giả phá tan nát, đây là hạt sạn quá lớn làm đổ cả bộ phim.
Trần Lực xuất hiện đầu phim, chỉ mấy câu giả giọng Huế cẩu thả đã làm mất cảm tình người xem. Chưa kể suốt bộ phim, những ký ức của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được “tự sự” lại bằng một loại giọng của ai đó, không phải của Sơn.
Giọng giả tạo đó không phải giọng Huế, chẳng phải Quảng Trị, không phải Quảng Bình và cũng không phải Quảng Nam. Vì cố giả giọng cho nên khi đọc, khi nói không còn cảm xúc, chỉ thấy toàn đồ giả, cảm xúc giả.
Vì giả giọng quá kém, nên không nghe được, nếu như không có phụ đề thì người xem bỏ qua nhiều lời thoại đúng ra cũng đáng để nghe.
Người có chút hiểu biết về ngữ âm càng thấy khó chịu. Giọng Huế không nói “cái mặt” mà “cái mặc”, “ăn” thành “ăng”, “hát” thành “hác”. Nhưng giọng của Trịnh Công Sơn trong phim thì quá chuẩn phụ âm cuối, cái chuẩn đó lại không ra Sơn, không ra Huế.
Avin Lu diễn xuất vai Trịnh Công Sơn lúc trẻ khá đạt, có cố gắng khi nói giọng Huế, hơn Trần Lực xa, nhưng còn quá xa để ra được giọng Huế, cũng “khi đực khi cái” rất khó chịu.
Còn một hạt sạn khá to khác, đó là “Em và Trịnh” có xen vào chuyện thời cuộc, có quân cảnh bắt lính, có đạn bom chiến tranh, có ngày thống nhất đất nước. Nhưng sự ráp nối còn gượng gạo, có “xen” hơi lên gân, lạc lõng với chuyện phim.
Nếu tôn trọng người xem, nên lồng tiếng để các nhân vật trong phim nói giọng Huế đúng, không gượng gạo. Thêm phần “tiếng” đạt chất lượng, bộ phim sẽ tạo ra cảm xúc chân thực, rung động.
Trailer Em và Trịnh
Phim Trịnh Công Sơn bản 95 phút và những mùa thu rực rỡ của tuổi trẻ
"Trịnh Công Sơn" tái hiện một thời hoa niên sôi nổi của nhạc sĩ tài hoa, xoay quanh giai thoại về những mối tình lãng mạn nhưng nuối tiếc.
Ngày 1/4 cách đây hơn 20 năm, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời xa cõi tạm trong sự tiếc nuối của hàng triệu người hâm mộ. Sinh thời, ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Hàng thập kỷ trôi qua, âm nhạc của Trịnh Công Sơn vẫn có sức ảnh hưởng mãnh liệt theo thời gian, được ví như "di sản văn hóa".
Có nhiều giai thoại xung quanh cuộc đời của người nhạc sĩ tài hoa. Trong đó nổi bật là những nàng thơ đã truyền cảm hứng cho âm nhạc của ông, cũng như thời tuổi trẻ oanh liệt với lý tưởng và tinh thần phản chiến.
Giai thoại về nhạc sĩ tài hoa
Với kinh phí hơn 50 tỷ đồng, phim Trịnh Công Sơn và Em và Trịnh nhận được sự quan tâm lớn. Phim bắt đầu với lời kể của Trịnh Công Sơn tuổi trung niên (Trần Lực thủ vai) về những năm tháng tuổi trẻ của mình. Từ tác phẩm được công bố đầu tiên là Ướt mi qua giọng hát của Thanh Thúy (Nhật Linh đóng), tới Diễm xưa, Nắng thủy tinh và cả cuộc gặp định mệnh với danh ca Khánh Ly ở Đà Lạt vào năm 1968.
Nhiều người biết Khánh Ly là nàng thơ âm nhạc nổi tiếng nhất của Trịnh Công Sơn, nhưng giai thoại xung quanh cuộc gặp gỡ đầu tiên của nhạc sĩ và danh ca tại Đà Lạt không phải ai cũng từng nghe qua. Phim tái hiện thời kỳ thanh xuân sôi nổi trong cuộc đời Trịnh Công Sơn qua diễn xuất của ca sĩ trẻ Avin Lu trong vai Trịnh thời trẻ.
NSƯT Trần Lực trong vai Trịnh Công Sơn trung niên và Avin Lu trong vai Trịnh Công Sơn lúc trẻ.
Những hình ảnh về cuộc sống của giới văn nghệ sĩ trong giai đoạn thập niên 1960-1970 được tái hiện đầy lãng mạn nhưng chân thực trong Trịnh Công Sơn. Cảnh quay nhóm bạn thân của Trịnh Công Sơn tại nhà chị em Bích Diễm - Dao Ánh cho thấy sự trong trẻo, hồn nhiên của giới trẻ Việt Nam ngày trước.
Với bối cảnh xứ Huế mộng mơ và cũng là quê nhà nhạc sĩ, người xem có thể thấy ở giai đoạn này, Trịnh Công Sơn đã được truyền cảm hứng để cho ra đời những tác phẩm kinh điển về tình yêu như Diễm xưa, Mưa hồng hay Nắng thủy tinh. Phim mang màu sắc lãng mạn của tuổi trẻ.
Trịnh Công Sơn và Em và Trịnh chính thức ra rạp vào 17/6.
Những mối tình lãng mạn nhưng nuối tiếc
Điểm nhấn trong phim Trịnh Công Sơn, bên cạnh các lát cắt về giai đoạn thanh xuân và các sáng tác, là mối quan hệ của nhạc sĩ với Dao Ánh và Khánh Ly. Cả hai đều là những nàng thơ nổi tiếng nhất của ông. Một người là "người tình âm nhạc" không thể thay thế, một người là tri kỷ mà Trịnh đã viết hơn 300 lá thư suốt những năm tháng "dệt mộng yêu thương". Ba diễn viên Avin Lu, Bùi Lan Hương (vai Khánh Ly) và Hoàng Hà (vai Dao Ánh) có sự kết hợp ăn ý khi thể hiện những mối quan hệ ấy.
Ở Avin Lu có chất nghệ sĩ lãng tử, phù hợp với hình tượng Trịnh Công Sơn thời trẻ từ ánh mắt cho tới những khoảnh khắc phiêu cùng âm nhạc bên các nàng thơ. Trong khi đó, Bùi Lan Hương và Hoàng Hà tạo nên hai mảnh ghép đối lập trong cuộc đời Trịnh Công Sơn. Hoàng Hà mang tới cho Dao Ánh vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết như bông hoa hướng dương rực rỡ, hướng về ánh "nắng thủy tinh".
Chưa từng có kinh nghiệm diễn xuất nhưng Bùi Lan Hương dường như là lựa chọn phù hợp cho vai Khánh Ly. Không chỉ giống về ngoại hình, ở Bùi Lan Hương còn có nét lạnh lùng nhưng bình thản của "nữ hoàng chân đất".
Bùi Lan Hương đóng vai danh ca Khánh Ly.
Phim Trịnh Công Sơn lấy cảm hứng từ một thời tuổi trẻ của vị nhạc sĩ, với nhiệt huyết rực rỡ, cuộc tình lãng mạn và cả những nuối tiếc. Ông từng nói: "Sống giữa đời này, chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng".
Cả hai yếu tố "thân phận" và "tình yêu" đều được làm nổi bật trong Trịnh Công Sơn, để rồi khi tuổi trẻ qua đi, Trịnh Công Sơn tuổi trung niên ngồi nhìn lại những tháng ngày ấy như một người vừa đi qua những mùa thu rực rỡ đời mình, như trong lời hát:
"...Nhìn những lần thu đi
tay trơn buồn ôm nuối tiếc
nghe gió lạnh về đêm
hai mươi sầu dâng mắt biếc
thương cho người rồi lạnh lùng riêng..."
Ai cũng có một thời tuổi trẻ hết mình vì lý tưởng, đam mê. Và Trịnh Công Sơn đã sống một mùa thu rực rỡ tuyệt đẹp, để rồi chia sẻ điều đó trong những sáng tác xuyên suốt sự nghiệp của mình. Nhạc sĩ để lại cho âm nhạc Việt Nam những di sản lời ca, về tình yêu còn ảnh hưởng tới nhiều thế hệ sau này. Nếu như phim Trịnh Công Sơn tái hiện thanh xuân rực rỡ trong cuộc đời nhạc sĩ, thì phim Em và Trịnh chính là sự trải đời của của nồng nàn cuộc sống.
Hai phim Trịnh Công Sơn và Em và Trịnh có suất chiếu đặc biệt trên toàn quốc từ 19h ngày 10/6 và cả ngày 11/6, 12/6 trước khi ra rạp chính thức ngày 17/6.
'Em và Trịnh' tung trailer lãng mạn, rực rỡ thanh xuân Bộ phim có kinh phí kỷ lục Việt Nam về huyền thoại âm nhạc Trịnh Công Sơn cuối cùng cũng tung trailer và hẹn ngày ra mắt trong mùa hè này. Trailer chính thức của Em và Trịnh có độ dài 2 phút 30 giây, hé lộ thành quả sau 5 năm chuẩn bị công phu, gần 50 tỷ đầu tư và tâm...