Em trở thành con nợ vì lo cho người yêu
Lúc anh không có tiền, em phải vay bạn bè lo cho anh từ cái quần, cái áo. Nhưng anh đi làm rồi thì lại đưa hết tiền cho mẹ.
Mối tình đầu của em có muôn vàn sóng gió. Em yêu anh từ khi hai đứa còn học trung học. Ngày đó nhà anh giàu, anh học giỏi có rất nhiều người yêu mến. Em thì ngược lại. Vì mặc cảm, em chẳng dám thể hiện tình cảm của mình. Dù không gặp nhau nữa nhưng khi mỗi người một con đường riêng, trong lòng em vẫn còn tình cảm. 5 năm trôi qua, em vẫn không quên được anh, còn anh thì… chẳng biết rằng luôn có một người dõi theo anh.
Rồi đến năm thứ hai đại học, em và anh vô tình gặp lại. Trái tim em thổn thức và em đã chấp nhận làm bạn gái anh. Ngày đó, em hồn nhiên và ngây thơ lắm. Em đơn giản lắm, em không đẹp và cũng chẳng giỏi giang gì. Em chẳng bằng những người con gái anh từng quen. Nhiều lúc nghĩ không biết vì sao anh lại yêu em nữa? Chỉ nhớ là có một lần anh nói: “Em không đẹp nhưng mà em độc”.
Từ ngày quen anh, em yêu bằng tất cả. Em yêu anh chân thành để anh cảm nhận được tình yêu của em và cũng yêu em như vậy. Rồi chẳng bao lâu sau, hai đứa vô tình biết được chúng em là bà con với nhau, bà con bốn đời bên ngoại. Vì nhà hai đứa em ở gần và anh ở bên ngoại nên bị mọi người phản đối, cấm cản. Tuy vậy nhưng hai đứa em vẫn không từ bỏ, vẫn bên nhau vì chỉ gia đình em và những người bà con khác không đồng ý. Còn bên nhà anh thì không nói gì, vui vẻ đón nhận em.
Ngày qua ngày, gia đình em càng kiểm soát em chặt chẽ khiến em ngột thở lắm. Em biết được nguyên nhân vì sao ba mẹ em làm thế. Em là con một và người yêu của em không có nghề nghiệp ổn định, từng có một thời làm công tử ăn chơi và gia đình anh bây giờ không còn như ngày trước. Ba mẹ càng cấm, em lại càng quyết tâm bên nhau. Em biết mình có lỗi nhưng em không thể từ bỏ được vì em đã là của anh rồi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Thời gian sau này, em càng ngày càng hay cáu gắt, càng khó khăn. Em bắt anh thế này thế nọ, hai đứa hay giận nhau, cãi nhau và thậm chí là chia tay. Nhưng rồi hai đứa vẫn không thể bỏ nhau được. Tuy không bỏ nhau nhưng sao tình cảm ngày càng nhợt nhạt. Đã hai năm rồi, hai năm em bên cạnh anh, lo lắng cho anh từng chút một, bất kể chuyện lớn nhỏ gì em cũng lo cả. Còn anh thì vô tư lắm. Anh nói sẽ cố gắng để ba mẹ và mọi người chấp nhận hai đứa nhưng đó chỉ là lời nói, chẳng thấy làm gì.
Em buồn lắm nhưng vẫn gắng an ủi bản thân và an ủi anh để tiếp tục bên nhau, cùng nhau bước tiếp. Em là sinh viên năm cuối, quen nhau hai năm, em lo cho anh tất cả, từ cái áo, cái quần, từ miếng ăn giấc ngủ. Anh không làm ra tiền, em chẳng dám đòi hỏi gì cả, chỉ cần được bên cạnh anh là em vui và hạnh phúc lắm rồi. Em từ một đứa khá giả rồi trở thành con nợ vì anh không có tiền. Em cũng không dám trách vì em nghĩ em lo cho anh bây giờ, khi anh có việc làm sẽ lo cho em, thương em nhiều hơn, vậy mà… bao nhiêu điều hy vọng tan biến hết.
Càng ngày anh càng lạnh nhạt với em, vô tâm với em. Bây giờ anh vẫn bên cạnh em nhưng đó chỉ là trách nhiệm và bổn phận thôi. Em biết anh chán khi quen một người mà phải lén lén lút lút. Em biết tất cả, biết anh buồn và mất tự do lắm nên em cố gắng bù đắp cho anh, yêu anh hơn cả bản thân em. Anh cũng hiểu điều đó nhưng anh vẫn đối xử vô tình với em. Một tháng không gặp nhau vì anh bận đi làm, điện thoại thưa dần, tin nhắn cũng chẳng có. Sáng nào em cũng gọi anh dậy để đi làm nhưng bữa thì anh nghe máy, bữa thì anh chẳng nghe, làm nguyên cả ngày em chờ anh gọi hỏi thăm mà cũng không thấy.
Em trách thì anh nói anh bận. Em không chịu nổi nên gọi cho anh. Có lúc anh chẳng muốn nghe máy, lúc nghe thì chỉ hỏi qua loa rồi nói anh bận làm… Em đành đợi đến tối để được nói chuyện với anh nhưng tối về thì có hôm anh ngủ quên vì mệt, có hôm lại đi chơi với bạn bè. Em buồn và tủi thân lắm, chẳng biết phải làm sao. Em khóc, em giận, còn anh chẳng hề an ủi, chỉ biết quát nạt em.
Vì lo cho anh, bây giờ em rất khó khăn. Em mong anh đi làm rồi sẽ lo lại cho em, nào ngờ… Anh đi làm về thì đưa tiền cho mẹ. Kể cả tiền điện thoại của anh, em cũng phải nạp cho. Anh chẳng nghĩ và lo cho em, khiến em tủi thân lắm. Bây giờ, em không gọi cho anh thì anh cũng sẽ không gọi cho em. Nếu em ốm thì cũng chỉ có một mình. Tính anh trẻ con lắm, anh khó lắm, anh chẳng nghĩ gì đến tương lai hai đứa, chẳng nghĩ gì đến cảm nhận của em. Em không biết phải làm sao nữa, xin hãy cho em một lời khuyên. Em xin cám ơn.
Theo VNE
Đàn ông và chuyện chủ chi tình phí
Suy nghĩ 'đàn ông phải trả tất' vô tình tạo ra áp lực cho phái mạnh và là cớ để phụ nữ dựa vào. Tình yêu chân thành không cần tính toán nhưng phải có sự sẻ chia.
Những quy tắc hẹn hò vẫn tồn tại như một luật bất thành văn nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc xem chúng xuất hiện từ khi nào. Thật khó để đưa ra được thời điểm chính xác nhưng có một điều chắc chắn chúng ra đời từ rất lâu. Xã hội trải qua nhiều giai đoạn với những thay đổi khác nhau nhưng việc một người đàn ông chủ động trong hẹn hò, trả tiền cho bữa ăn tối, thanh hoá hoá đơn xem phim... vẫn khó phai mờ trong tư tưởng của cả giới nam và nữ.
Những quy tắc này bám sâu vào nếp nghĩ của chúng ta một phần thông qua phim ảnh. Những tác phẩm xây dựng hình ảnh quý ông lịch thiệp ra đời từ khoảng năm 1650 đã liệt kê một loạt tiêu chuẩn đánh giá đàn ông như: ăn mặc bảnh bao, áo vest, mũ phớt, đầu tóc bóng mượt, bộ ria con kiến... Quan trọng hơn là cách hành xử nhún nhường trước phụ nữ đã trở thành khuôn mẫu. Một người đàn ông chân chính không bao giờ để phụ nữ trả tiền. Đó là cách rõ nhất thể hiện lòng trân trọng đối với phái đẹp.
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, phụ nữ có nhiều cơ hội làm việc và thể hiện bản thân hơn. Việc độc lập về tài chính của chị em kéo theo suy nghĩ không nên dựa dẫm quá nhiều vào đàn ông. Ở các nước phương Tây, khái niệm "share" (chia sẻ) tiền ăn rất phổ biến. Thậm chí, họ còn rõ ràng tới mức anh trả phần anh, tôi trả phần tôi. Còn ở một số xã hội phương Đông truyền thống, trong đó có Việt Nam, suy nghĩ này mới chỉ xuất hiện ở nhóm những người trẻ.
Dương (19 tuổi, sinh viên đại học) cho biết "Mình và người yêu vẫn đang đi học nên làm gì có nhiều tiền. Mỗi lần đi chơi, bọn mình chia sẻ hoá đơn xem phim, uống nước. Nhưng thường là anh ấy trả nhiều hơn. Mình một phần, anh ấy hai phần".
Cách xử lý của Dương có lẽ cũng giống như nhiều cặp đôi còn đang đi học khác. Thế còn với những người đã đi làm và độc lập, tự chủ về kinh tế thì sao? "Anh ấy luôn giành phần trả tiền. Nhưng thỉnh thoảng tôi cũng tranh trả. Chúng tôi không nói thẳng với nhau nhưng tự hiểu đó là sự luân phiên. Tôi cũng cảm thấy thoải mái hơn khi cư xử như thế" (Trang, 27 tuổi, Kế toán).
Con trai nói gì? "Nếu tôi có điều kiện kinh tế dư giả thì tất nhiên, tôi chẳng bao giờ muốn bạn gái trả tiền cả. Tôi không quen với việc đó và chắc mọi người xung quanh cũng không mấy thiện cảm khi nhìn thấy bạn gái mở ví trả tiền. Chỉ trừ trường hợp cô ấy muốn khao tôi nhân dịp gì đó thì được" (Thành, 28 tuổi, Lập trình viên).
Tình yêu thiêng liêng và là cảm xúc rất tự nhiên của trái tim. Nhưng không thể phủ nhận được vai trò của các yếu tố vật chất (tiền bạc) trong việc củng cố mức độ bền chặt. Không cần phải so đo, tính toán đến mức sòng phẳng quá mức nhưng nếu bạn gái tinh tế hơn khi không đặt gánh nặng tiền bạc lên vai chàng thì chuyện tình yêu sẽ thêm phần thú vị. Hơn nữa, yêu có nghĩa là sẻ chia thì cũng nên chia sẻ cả những điều thực tế nhất.
Theo VNE
Anh 'cưa' đổ tôi chỉ với 23.000 đồng tình phí Một lần đi chơi, trước giờ hẹn anh nhắn: 'Em, anh xin phép được mặc quần short nhé vì thấy trời sắp mưa rồi'. Tôi mến anh từ đó. Tôi quen anh trên mạng, chủ yếu để nói chuyện cho vui. Lần đầu chat với anh, chẳng có gì đặc biệt. Chiều chủ nhật buồn, để kết thúc buổi nói chuyện nhạt nhẽo,...