Em trai ông Abe thành bộ trưởng quốc phòng Nhật
Theo danh sách nội các tân Thủ tướng Nhật Suga vừa công bố, Nobuo Kishi, em trai cựu thủ tướng Shinzo Abe, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Tân Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato công bố tại cuộc họp báo ở Tokyo hôm nay rằng Thủ tướng Yoshihide Suga đã bổ nhiệm nội các mới với 15/20 thành viên thuộc nội các cũ của cựu thủ tướng Shinzo Abe. Những gương mặt nổi bật từ nội các cũ là Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi.
Nobuo Kishi, em trai cựu thủ tướng Shinzo Abe, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng. Kishi, 61 tuổi, là cựu thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản. Ông là con trai thứ ba của Shintaro Abe, cha của cựu thủ tướng Abe, nhưng được bác ruột bên ngoại là Nobukazu Kishi nhận nuôi vì người này không có con trai. Bởi vậy, dù là em ruột ông Abe, ông Kishi mang họ khác.
Người tiền nhiệm của ông Kishi là Taro Kono được đề cử làm Bộ trưởng Cải cách Hành chính, lĩnh vực mà ông Suga cam kết sẽ tập trung để giảm chủ nghĩa quan liêu.
Nobuo Kishi, em trai cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Ảnh: Kyodo News.
Chỉ có hai phụ nữ trong nội các là Bộ trưởng Tư pháp Yoko Kamikawa và Bộ trưởng Thế vận hội Seiko Hashimoto.
Ông Suga, 71 tuổi, hôm nay giành chiến thắng dễ dàng với 314 phiếu trong tổng số 462 lá phiếu hợp lệ được bầu tại hạ viện, nơi đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông chiếm đa số ghế, và trở thành tân thủ tướng Nhật Bản. Sau khi công bố thành viên nội, tân Thủ tướng sẽ chính thức nhậm chức trong một buổi lễ tại Hoàng cung và tổ chức họp báo tối cùng ngày.
Suga là thủ tướng lớn tuổi nhất nhậm chức kể từ sau ông Kiichi Miyazawa năm 1991. Nhiệm kỳ của ông sẽ kéo dài đến hết nhiệm kỳ lãnh đạo đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) còn lại của Abe, đến tháng 9/2021.
Video đang HOT
Danh sách gồm nhiều bộ trưởng trong nội các cũ phù hợp việc ông Suga cam kết tiếp tục các chính sách của cựu thủ tướng. Ông Suga cam kết thúc đẩy các chính sách của ông Abe, gồm “Abenomics”, một tổ hợp biện pháp nhằm đẩy lùi lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đối với ông Suga, trọng tâm trước mắt là phục hồi nền kinh tế đang bị dịch bệnh tàn phá và thách thức lâu dài hơn gồm vấn đề dân số bị già hóa, quan hệ với Trung Quốc và Thế vận hội Tokyo và thiết lập mối quan hệ tốt với người chiến thắng trong bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm nay.
Vấn đề của tân Thủ tướng Nhật: Bước qua cái bóng Shinzo Abe
Chiến thắng hôm 14/9 của ông Yoshihide Suga trước nhiều đối thủ sừng sỏ để trở thành người đứng đầu Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản, được xem là một điều chấn động nhưng cũng mang nhiều ẩn số .
Tân Chủ tịch LDP Yoshihide Suga.
Người an toàn nhất
Ngày 16/9, tức chưa đầy 3 tuần sau khi ông Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khỏe, Nhật Bản dường như đã sẵn sàng để có một Thủ tướng mới, với chiến thắng cách biệt của ông Yoshihide Suga trước cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba và cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida trong cuộc bầu cử Chủ tịch LDP hôm thứ 2.
The National nhận định, điều đó không hẳn có nghĩa ông Suga là ứng cử viên sáng giá nhất của đảng nhà, mà trước hết, ông dường như là người an toàn nhất.
Các tính toán hậu trường đối với chức vụ lãnh đạo đảng cầm quyền của ông Suga lúc này là nhắm trực tiếp tới vị trí Thủ tướng Nhật Bản, nhằm tăng tính phổ biến và thuyết phục đối với nội bộ LDP cũng như trong khu vực cử tri rộng rãi hơn. Đối với một quốc gia đang phải vật lộn để vượt qua cuộc khủng hoảng sức khỏe và kinh tế do đại dịch Covid-19, kết quả hôm 14/9 có thể bị chi phối bởi điều này.
Và như để rút ngắn giai đoạn, hội đồng thường trực tối cao của LDP đã quyết định mở một cuộc bỏ phiếu kín đặc biệt để chọn Thủ tướng, thay vì mở rộng cho mọi thành viên các chính đảng như thông lệ tiêu chuẩn. Do đó, sẽ chỉ có 393 thành viên đảng Cộng hòa và 141 đại diện của 47 quận trên toàn quốc có thể bỏ phiếu vào thứ 4 tới.
Chính sự vội vàng của những người thành lập LDP trong việc củng cố vị trí của ông Suga cũng phần nào cho ảnh hưởng của ông tại đảng nhà. Nó cũng nói lên mong muốn của đảng này về sự liên tục và ổn định, dựa trên những kinh nghiệm lâu năm của ông Suga trong chính quyền Abe.
Đặc biệt, điều này hoàn toàn trái ngược khi xét đến ứng viên Shigeru Ishiba - một chính trị gia nổi tiếng với trí tuệ và kinh nghiệm chính trị đáng kể nhưng không được lòng chính quyền Abe - có lẽ là lý do buộc lãnh đạo LDP phải sớm hành động. Ông Ishiba từng dẫn đầu một nhóm ủng hộ việc đảo ngược một số chính sách của ông Abe, thậm chí thúc đẩy điều tra những vụ bê bối nổ ra trong nhiệm kỳ của Thủ tướng.
Với khác biệt trong phong cách lãnh đạo và các ưu tiên của ông Suga và ông Ishiba trong những năm qua, giới chuyên gia tin rằng kết quả bầu cử chắc chắn ảnh hưởng trực tiếp đến cách điều hành Nhật Bản trong vài tháng tới, thậm chí là nhiều năm tới.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba.
Nhưng The National cũng lưu ý, điều này không có nghĩa là Yoshihide Suga sẽ hoạt động kém trên cương vị Thủ tướng.
Trước hết, câu chuyện cuộc đời và đạo đức của ông Suga được tin đáng để người Nhật và thế giới phải ngưỡng mộ. Là con trai của một nông dân trồng dâu, ông đã tự mình phấn đấu để đi lên trong sự nghiệp, thay vì xuất thân từ đặc quyền - một xuất phát điểm quan trọng trong giới chính trị Nhật Bản trước nay.
Ở tuổi 71, ông Suga là một điển hình của mẫu người "gambaru" - bền bỉ ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Vị Chánh văn phòng nội các luôn bắt đầu một ngày mới bằng cách thực hiện 100 lần bật người và kết thúc ngày bằng 100 lần khác, bất kể đã phải làm việc nhiều giờ liền. Điều này được tin đã hun đúc nên động lực, sự tập trung và sức chịu đựng cho ông Suga để vươn lên dẫn đầu trong mọi tình huống.
Đây chỉ là một số phẩm chất của vị tân Thủ tướng Nhật, bên cạnh sự nhạy bén về chính trị, đã giúp ông Suga trở thành một chính trị gia dày dạn kinh nghiệm, cũng như một nhà quản lý tài ba - ở vị trí "dưới 1 người, trên vạn người" trong nội các của Abe suốt gần 1 thập kỷ.
Lợi thế cũng là bất lợi
Vai trò chánh văn phòng nội các của ông Suga khá sâu rộng. Ông đóng vai trò là thư ký báo chí của ông Abe, điều phối chính sách của các bộ khác nhau, đồng thời tiến hành nghiên cứu chính sách cho Thủ tướng, từ đó tư vấn cho lãnh đạo và thúc đẩy cải cách quan liêu. Sẽ không quá khi nói rằng ông Saga chính là "thủ tướng hậu trường" của nước Nhật những năm qua.
Thủ tướng Shinzo Abe và 'cánh tay phải' Yoshihide Suga.
Tuy nhiên, vấn đề cũng từ đây mà ra. Vai trò Thủ tướng của Yoshihide Suga có nguy cơ trở thành trường hợp "sếp mới giống sếp cũ". Và cho đến tháng 10/2021, khi phần còn lại của nhiệm kỳ của ông Abe kết thúc trừ khi một cuộc tổng tuyển cử sớm diễn ra, vị tân Thủ tướng mới sẽ làm việc chăm chỉ nhưng chỉ là để bảo vệ di sản của người cũ.
Ngoài mong muốn của đảng về sự ổn định và liên tục, còn có 1 lý do khác để ông Suga được ủng hộ: Nếu ông Abe là Thủ tướng tại nhiệm lâu nhất của Nhật Bản, thì ông Suga là Chánh văn phòng nội các lâu nhất của đất nước.
Nhiệm kỳ kỷ lục của 2 người trùng khớp trong gần 8 năm, theo đó họ cùng nhau theo đuổi Abenomics - kết hợp giữa mở rộng tài khóa, nới lỏng tiền tệ và cải cách cơ cấu, cũng như cùng ủng hộ một Nhật Bản quyết đoán hơn và không cúi đầu, sẵn sàng đứng về phía các nước láng giềng khi cần thiết.
Nhưng vào thời điểm Nhật Bản cần tư duy mới, ông Suga gần như cam kết theo đuổi các chính sách từ thời Abe, mà một vài trong số đó đã không mang lại kết quả như mong muốn, đặc biệt là về kinh tế.
Giới quan sát nhận định, điều mà nước Nhật cần ở ông Suga lúc này là khả năng lãnh đạo đầy cảm hứng.
Thông qua sự kết hợp của cải cách kinh tế và chủ nghĩa dân tộc, ông Abe từng truyền cảm hứng cho Nhật Bản hồi sinh sau thảm họa sóng thần năm 2011. Ông Suga cũng cần làm được điều tương tự, mặc dù theo cách riêng của mình. Đó sẽ là một nhiệm vụ khó khăn hơn bởi thực tế ông vốn là người hậu thuẫn nhiều hơn là lãnh đạo, đồng thời nặng tính thực dụng hơn là chủ nghĩa.
Quan trọng nhất, khả năng truyền cảm hứng của ông Suga sẽ phụ thuộc vào phạm vi tham vọng của chính ông và sự sẵn sàng bước ra khỏi cái bóng của người tiền nhiệm. Để đưa đất nước theo mình, vị tân Thủ tướng chắc chắn cần khẳng định được bản sắc riêng.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch điện đàm với người đồng cấp Campuchia Hai bên nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp nhưng hai Bộ Quốc phòng đã kịp thời hỗ trợ nhau trong chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vật tư, y tế phòng dịch. Sáng 8/9, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã...