Em trai nhận nuôi mẹ nên được chia nhiều đất hơn nhưng khi bà bị bệnh thì em ấy trở mặt khiến cả nhà lao nhao
Con cái được hưởng tài sản đất đai của bố mẹ mà giờ đối xử với mẹ chẳng ra gì thế này thì có ngày nhận “quả báo”.
Gia đình tôi có 3 anh em, tôi ở giữa, là con gái, lấy chồng xa. Anh cả làm việc xa nhà và lấy vợ ở đó, còn em út thì đang sống cùng mẹ. Khi bố còn sống, anh em đoàn kết và không có mâu thuẫn gì.
Thế nhưng từ ngày ông mất, em trai xây nhà trên đất của bố mẹ thì xảy ra toàn những rắc rối khiến anh em không thể hòa thuận. Em út muốn được sở hữu hết 2 sào đất của bố mẹ nhưng anh cả không đồng ý. Anh ấy nói:
“Sau này về già sẽ sống ở quê và thờ cúng tổ tiên nên mẹ để con một suất đất. Còn lại chú út sử dụng hết và có trách nhiệm nuôi mẹ”.
Em trai tức lắm nói là nhà anh cả đất rộng mênh mông, tiề.n tiêu không hết mà còn về quê tranh chấp chút đất với em trai, như thế là quá tham lam. Thấy các con mâu thuẫn nhau, mẹ tôi buồn lắm, bà chỉ biết ngồi khóc.
Nhưng rồi cuối cùng em trai cũng chịu thỏa hiệp làm theo yêu cầu của anh cả đưa ra mà không mấy vui vẻ.
Suốt một năm mẹ sống cùng với em út và làm đủ mọi việc nhà, con cháu đi làm về chỉ việc ngồi vào bàn ăn, đến cái bát cũng do mẹ rửa. Nhiều lần đến chơi thấy mẹ 75 tuổ.i rồi mà phải cặm cụi lau nhà và cơm nước mà tôi thương lắm nhưng chỉ biết im lặng, không dám than vãn với ai, sợ bà sẽ bị các em hắt hủi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
2 tuần nay, mẹ bị bệnh nằm một chỗ đến cơm chẳng tự cầm lấy mà ăn được. Tôi qua chơi, mẹ than thở các em bạc lắm, mỗi lần đưa cơm vào đặt mạnh xuống bàn và nhắc nhở ăn nhanh cho khỏe còn làm việc nhà, không ai nuôi “báo cô” mãi được.
Nghe mẹ nói thế, tôi đa.u xó.t lắm không thể nhẫn nhịn được nữa nên đã nhắc nhở các em chăm sóc mẹ cẩn thận, đừng làm bà buồn. Nào ngờ em út nói tôi giỏi giang tháo vát thế thì rước mẹ về mà nuôi, còn các em chỉ chăm sóc bà được đến thế thôi.
Đất đai em được hưởng gần hết thì phải có nghĩa vụ phụng dưỡng mẹ, không thể “ăn cháo đá bát” thế được. Sau đó, tôi gọi điện cho anh trai về họp gia đình.
Em út đẩy mẹ cho anh trai nuôi nhưng anh ấy không chịu, nói ai được hưởng phần đất của mẹ là phải có trách nhiệm với bà. 2 người xảy ra cãi nhau rất gay gắt, không ai chịu nuôi mẹ. Cuối cùng em út nói sẽ tiếp tục nuôi mẹ nhưng mọi người phải góp 10 triệu mới chịu.
Anh cả giàu có là vậy nhưng vẫn ki bo với mẹ từng đồng. Anh chỉ góp nuôi bà 6 triệu, còn 4 triệu tôi góp, con nào mẹ cũng sinh ra nên phải có trách nhiệm. Đất thì tôi không được hưởng nhưng anh cả lại bắt tôi góp tiề.n nuôi mẹ. Tôi rất ức chế mà không dám nói ra sợ mẹ buồn.
Kinh tế của gia đình tôi không dư dả gì, mỗi tháng góp 4 triệu là con số không nhỏ, tôi đang sống với bố mẹ chồng. Tôi có nên góp tiề.n nuôi mẹ không?
Chăm mẹ 10 năm, ngày bán đất mẹ lén đưa hết tiề.n cho em trai, tôi cay đắng nói một câu khiến bà chấn động
Tôi quyết định làm một việc khiến mẹ và các em ngỡ ngàng.
Mười năm trước, vì lo mẹ tôi (70 tuổ.i) sức khỏe yếu lại ở một mình, hai em trai thì đang trong giai đoạn khởi nghiệp ít có thời gian để ý tới mẹ nên tôi đón bà lên thành phố sống cùng. Từ đó tới nay, bà đã sống cùng vợ chồng tôi hơn 10 năm.
Ở quê, mẹ tôi có căn nhà cũ 100 mét vuông và 2 mẫu đất. Không ngờ năm nay khu vực đó được quy hoạch làm đường cao tốc nên được đền bù khoảng 1.000.000 NDT (khoảng 3.4 tỷ đồng). Chuyện lớn như vậy, nhưng mẹ và hai em trai tôi không hề hé răng nói với vợ chồng tôi nửa lời. Cả ba chỉ lặng lẽ xử lý mọi chuyện qua điện thoại.
Ảnh minh họa
Ngày mọi chuyện xử lý xong xuôi, hai em trai tôi giả vờ lên thăm mẹ nhưng thực chất là mang giấy tờ đến để mẹ ký nhận tiề.n. Tôi vô tình nghe được đoạn hội thoại giữa mẹ và hai em trai mà không khỏi điếng người. "Các con chia nhau và cầm lấy toàn bộ số tiề.n đền bù đó. Con trai mới là người thừa kế trong nhà, con gái đi lấy chồng đã là con nhà người ta rồi", mẹ tôi thủ thỉ với hai em trai rồi dứt khoát ký giấy đồng ý cho các em kế thừa toàn bộ tài sản.
Vào khoảnh khắc nghe được lời mà mẹ nói, tôi không khỏi tủi thân khi mẹ nói mình là "người ngoài".
Nghe mẹ nói vậy tôi không khỏi ấm ức trong lòng. Những ngày sau đó tôi luôn canh cánh trong lòng vì chuyện này. Sau nhiều đêm mất ngủ, tôi quyết định làm một việc khiến cả mẹ và các em trai đều ngỡ ngàng.
Cuối tuần, tôi nói với mẹ: "Mẹ, hôm nay cuối tuần, chúng con đưa mẹ về thăm vợ chồng 2 em trai, mẹ lâu rồi chưa về." Mẹ tôi nghe vậy thì mừng rỡ vô cùng. Bà vội vàng thu dọn đồ đạc, không quên mang theo áo khoác, vui vẻ ra khỏi nhà cùng chúng tôi.
Hai em trai tôi sống ở cùng một khu chung cư. Em trai thứ hai mở cửa thấy chúng tôi thì cằn nhằn: "Chị, sao đến mà không báo trước, để em còn đi chợ." Tôi đáp: "Em hỏi mẹ muốn ăn gì thì đi mua, vợ chồng chị còn có việc gấp, không ăn cơm ở nhà." Vậy là, sau khi dìu mẹ vào nhà, tôi cùng chồng rời đi. Ra khỏi nhà em, tôi bảo chồng lái xe thẳng lên cao tốc, không ngoảnh đầu lại mà về thành phố.
Khoảng 4 giờ chiều, mẹ tôi ngủ dậy gọi điện hỏi chúng tôi xong việc chưa, khi nào quay lại đón bà. Tôi nói thẳng: "Chúng con đã về thành phố rồi, tạm thời sẽ không quay lại đón mẹ. Mẹ cứ yên tâm dưỡng lão ở nhà hai em." Mẹ tôi khó hiểu hỏi: "Con gái, chuyện gì vậy? Lúc đến vẫn bình thường, sao tự dưng lại để mẹ ở nhà các em?"
Cuộc điện thoại đầy nước mắt và sự thất vọng
Tôi nói thẳng với mẹ: "Con có đối xử tốt với mẹ đến đâu cũng không bằng hai con trai của mẹ. Mẹ ở nhà con 10 năm, vợ chồng con hết lòng hiếu kính mẹ. Thế mà mẹ bán đất bán nhà, không nói với chúng con một lời đã chia hết cho các em. Thôi thì mẹ cứ ở nhà hai em mà dưỡng già. Con là con gái lấy chồng rồi, cũng không xen vào nữa."
Vì mẹ để loa ngoài nên em trai tôi vừa nghe tôi nói xong đã giật điện thoại của mẹ và hét lên: "Chị, chị làm như vậy là không đúng. Mẹ ở nhà chị đang yên đang lành, sao lại tự dưng đưa mẹ đến đây? Em phải ăn nói với vợ em thế nào? Chị mau đón mẹ về đi, chăm sóc mẹ cũng là trách nhiệm của chị, bây giờ là thời đại nào rồi, đã bình đẳng nam nữ rồi."
Chăm mẹ 10 năm, ngày bán đất mẹ lén đưa hết cho em trai, tôi đau lòng nói một câu khiến mẹ sững sờ. Ảnh minh họa
Tôi đáp trả: "Lúc mẹ chia tài sản có công bằng không hay chỉ nghĩ tới con trai và coi con gái như người ngoài. Giờ em nói tới chuyện bình đẳng phải không? Vậy mẹ ở nhà chị 10 năm rồi, giờ cũng đến lượt các em. Em với em út mỗi người nuôi mẹ 10 năm, 20 năm nữa hãy đến tìm chị."Em trai tôi cãi lại: "Tiề.n là mẹ tự nguyện cho em, chị không có thì đi mà xin mẹ, liên quan gì đến em." Nghe vậy, tôi thất vọng lắc đầu, không muốn tranh cãi nữa.
Những ngày sau đó em trai liên tục gọi điện lên nói rằng mẹ bị sốc không chịu ăn uống gì sau khi nghe những lời tôi nói. Em trai bắt tôi về xin lỗi và đón mẹ lên tuy nhiên vì còn rất ấm ức nên tôi nhất quyết không đồng ý. Thực ra tôi chẳng phải người ham tiề.n, cái tôi mong muốn là sự công bằng trong tình cảm của mẹ dành cho 3 chị em mà thôi. Giá như mẹ chủ động nói mọi chuyện trước với tôi thay vì lén lút chia tiề.n cho các em trai. Giá như mẹ không nói những lời khiến tôi tổn thương như vậy thì mọi chuyện có lẽ đã khác...
Vừa phát hiện mắc bệnh ung thư, chồng liền đòi lập di chúc để lại căn nhà cho em trai trong khi sổ đỏ còn đứng tên tôi Tôi đa.u đớ.n nhận ra 8 năm tình nghĩa đã trao đều bị chà đạp bởi sự toan tính của gia đình chồng. Người đàn ông từng thề non hẹn biển yêu tôi, khi phát hiện mình bị ung thư, đã ngay lập tức yêu cầu lập di chúc để lại căn nhà cho em trai. Lý do của chồng tôi rất đơn...