Ém thông tin chìm tàu Cần Giờ làm hậu quả nghiêm trọng hơn
Kết luận của Bộ Giao thông Vận tải về vụ chìm tàu tại Cần Giờ cho biết, một số cá nhân có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động giao thông đường thủy.
Nơi tàu chìm.
Bảy nguyên nhân chìm tàu
Sáng 24/7, Bộ Giao thông vận tải vừa công bố kết quả điều tra về vụ tai nạn nghiêm trọng tại biển Cần Giờ vào ngày 2/8 vừa qua.
Kết quả điều tra cho thấy, vụ tai nạn làm chìm ca nô BP 12-04-02 do 7 nguyên nhân: Sử dụng phương tiện sai mục đích (ca nô bị nạn là phương tiện của Bộ đội biên phòng phục vụ mục đích tuần tra, không được dùng để chở khách); ca nô chở số người gấp 2,5 lần cho phép (30 người/12 người, chưa kể các hành lý cá nhân kèm theo); ca nô hành trình ra vùng không được phép hoạt động (theo Giấy chứng nhận đăng kiểm, ca nô chỉ được phép hoạt động trong vùng sông – vịnh kín. Thực tế ca nô đi từ Tiền Giang sang Vũng Tàu và bị chìm tại khu vực biển Cần Giờ là vùng không được phép hoạt động)
Việc điều khiên ca nô không phù hợp dẫn đến ca nô bị lật (thể hiện ở chỗ sau khi ra khỏi cạn ở khu vực Cồn Ngựa, người điều khiển ca nô đã bẻ lái sang phải, làm tăng tác động của sóng lên mạn phải. Ngoài ra, trong điều kiện ca nô chở người vượt quá khả năng cho phép, sóng lớn đã làm ca nô nghiêng trái đột ngột, gây lệch trọng tâm, nước tràn vào ca nô dẫn đến mất khả năng hồi phục về vị trí cân bằng, làm cho ca nô bị lật).
Các nguyên nhân còn lại gồm: Người điều khiển phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn lái phương tiện thủy tốc độ cao; phương tiện vào, rời nơi không được công bố cho tàu thuyền neo đậu; người điều khiển phương tiện không làm thủ tục vào, rời bến cho phương tiện theo quy định.
Có dấu hiệu tội phạm
Kết quả điều tra cho thấy, một số cá nhân có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt có dấu hiệu che giấu thông tin liên quan vụ tai nạn, không thông báo kịp thời cho cơ quan chuyên ngành về tìm kiếm cứu nạn, dẫn đến hậu quả trở nên nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Thông báo của Bộ Giao thông vận tải viết: “Từ khi xảy ra tai nạn đến trước 21h, chứng cứ cho thấy, có dấu hiệu một số cá nhân sớm nhận được thông tin ca nô bị nạn, nhưng không thông báo ngay cho cơ quan có chức năng tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành”.
Do thông tin được cung cấp về vụ tai nạn chưa rõ ràng và ca nô bị nạn không có thiết bị phát tín hiệu cho nên đơn vị tiếp nhận thông tin cần phải có thời gian xác minh thêm, đặc biệt là xác định vị trí ca nô gặp nạn.
Bộ Giao thông vận tải kết luận: Những vi phạm này có dấu hiệu cấu thành tội phạm, ban chỉ đạo xử lý vụ việc của Bộ GTVT và tổ điều tra tai nạn (thuộc Cục Hàng hải) đã chuyển hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM thụ lý theo thẩm quyền.
Theo Xahoi
Nạn nhân sống sót kể lại giây phút tàu chìm
Theo những nạn nhân may mắn thoát chết sau vụ tàu chìm tại TPHCM, trước khi chìm tàu liên tục bị đánh nghiêng.
Các nạn nhân đang điều trị tại bệnh viện Cần Giờ
Tàu bị sóng đánh nghiêng nhiều lần trước khi chìm
Theo anh Nguyễn Văn Dũng một nạn nhân may mắn thoát chết cho biết: " Khi khởi hành trời mưa to, kèm theo gió mạnh, tàu đã nghiêng 90 độ một lần, khi đó mọi người hoảng hốt dồn về một bên nên tàu đã trở về trạng thái cân bằng".
Sau lần nghiêng đó, tàu tiếp tục hành trình, không lâu sau đó, tàu bị vướng vào sình, nên chuyến đi gặp nhiều khó khăn. Anh Đoàn Hồng Thắng, một công nhân công ty PV Pie thoát nạn cho biết: " Khoảng 15 phút sau khi vướng vào sình lầy, tàu còn bị nghiêng thêm 2 lần nữa rồi chìm".
"Khi đó trời rất tối, ban đầu tàu nghiêng, mọi người liền nhào ra thoát hiểm theo các cửa rồi bơi loanh quanh vị trí tàu chìm" - Anh Nguyễn Trung Hiếu kể lại.
Chị Nguyễn Thị Bình cho biết, khi tàu lật rồi chìm dần, mọi người đã chui hết ra ngoài, chỉ duy nhất một người bị mắc kẹt nằm lại bên trong. "Tôi nắm tay người đó lôi ra nhưng sức không đủ để lôi ra".
Chiếc điện thoại cứu nạn
Kể lại giây phút kinh hoàng, anh Nguyễn Văn Cương (1988, ngụ Hà Tĩnh) cho biết: " Lúc đó những người sống sót bơi tập trung gần với nhau rồi tìm cách báo hiệu ứng cứu"
May mắn khi đó chiếc điện thoại của anh Cương vẫn còn xử dụng được và anh đã bấm 113 cầu cứu. Khoảng 6 tiếng sau, đội cứu hộ biên phòng đã có mặt để cứu các nạn nhân. Khoảng 2h sáng 14 người bị nạn được đưa vào bệnh viện Cần Giờ cấp cứu.
Bà Võ Thị Dung, Chủ tịch mặt trận thành phố, đã xuống bệnh huyện Cần Giờ để thăm hỏi động viên những người bị nạn.
Sáng cùng ngày, Bà Võ Thị Dung (Chủ tịch mặt trận thành phố) đã xuống bệnh huyện Cần Giờ để thăm hỏi động viên những người bị nạn.
Danh sách 9 nạn nhân đang mất tích:
1. Nguyễn Thị Kiêm Hoàng - SN 1993
2. Nông Thị Thiên - SN 1979
3. Can Hoàng Phương Khanh - SN 1980
4. Hoàng Trung Biên - SN 1985
5. Nguyễn Bá Đức - SN 1983
6. Đào Mạnh Cường - SN 1985
7. Trần Duy Quốc Hiệu
8. Hà Tiến Sơn
9. Phạm Duy Phúc - SN 1988
Theo Xahoi
Vụ chìm tàu kinh hoàng: Tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên Lúc 12h ngày 3/8, một trong chín nạn nhân mất tích đã được tìm thấy. Thi thể nạn nhân này nằm trong ca nô bị lật. Chị Phạm Thị Thu khóc suốt vì tai nạn quá kinh hoàng Nạn nhân được tìm thấy là Nông Thị Thiên, sinh năm 1979. Còn ông Lê Văn Chiến, giám đốc Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu...