Em sẽ can đảm hơn ai hết!
Em sẽ không “ghen” với biển đâu. Bởi vì em hiểu. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Có những công việc mà ta phải hoàn thành tốt, không chỉ vì yêu thích hay trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ.
” Anh nhất định sẽ bình an trở về. Chỉ cần em luôn vững tin nơi anh”. Anh đã cho em thấy rằng, đàn ông sinh ra là để gánh vác, để che chở cho những người thân yêu nhất của cuộc đời họ. Vắng anh, em vẫn chăm chỉ làm việc, cố gắng sống thật tốt để anh được yên lòng. Là vợ của một chiến sĩ, em sẽ can đảm hơn ai hết! – Dành tặng những người vợ của các chiến sỹ hải quân!
Lá thư trong tuần: Tình yêu đất nước nhiều khi bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, những người tốt sống bên ta, từ sự cố gắng của mỗi người hoàn thành công việc của mình và giúp đỡ người khác. Những điều nhỏ bé ấy của triệu trái tim kết lại sẽ tạo thành sức mạnh to lớn và thiêng liêng. Nếu để ý những câu chuyện đẹp giản dị trong cuộc sống hàng ngày bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Mời các bạn đến với lá thư trong tuần này:
“…Vốn dĩ chẳng định viết những điều lớn lao khi ở đâu bây giờ cũng toàn chuyện thời sự nóng hổi, toàn chuyện Hải Dương 981…và nghĩ, mình phận đàn bà bé mọn, hãy cứ lo nuôi dạy con gái nhỏ, bao bọc cho con trước mọi tình huống xấu nhất. Thế là gắng sức rồi!
Thế nhưng, có những điều trong cuộc sống khiến mình thật sự muốn sống có lý tưởng hơn. Ấy là chuyện Đà Nẵng… Vào Đà Nẵng 1 đêm, sáng sớm dậy để đi lo việc trong tình trạng không quen biết và không có mối quan hệ nào. Gọi về Hà Nội cầu xin viện trợ, chỉ có một đầu mối duy nhất, gọi điện vào nhờ giúp. Mình đến văn phòng đó, xin trợ giúp từ lãnh đạo một tổng công ty lớn ở Đà Nẵng từ cú điện thoại ở Hà Nội. Quá sức tưởng tượng khi anh đồng ý mà chưa cần nhớ tên mình, cũng chưa cần hỏi lý do. Mình kể lại câu chuyện đang vướng mắc, khẽ nhắc chuyện còn một đầu mối nữa mình không quen được vì doanh nghiệp kia cũng quá lớn. Anh ấy cũng không quen. Nhưng rút điện thoại ra gọi cho một người khác, nhờ đi tìm đầu mối giúp mình.
Vậy là mình có thêm một người giúp. Người đó lại gọi cho vợ nhờ giúp mình mà chẳng cần gặp mặt mình. Đến doanh nghiệp, gặp vợ anh ấy, khẽ giới thiệu. Chị ấy cũng chẳng hỏi mình tên là gì. Chị nhẹ nhàng lắm. Gọi điện đi khắp các công ty con tìm cho mình giấy tờ. Rồi giữa trưa nắng, bỏ việc lấy ô tô lái mình đưa đi tìm tài liệu. Đến nơi, chị còn dặn mình ngồi trên ô tô của chị cho khỏi nắng để chị đi tìm giấy tờ cho. Lúc chị vào tìm, đâu chừng nửa tiếng, mình cứ băn khoăn mãi sao chị chưa biết mình là ai, để mình ngồi trên xe như thế, bên cạnh túi xách và điện thoại, nhỡ chẳng may mình lái xe đi mất thì sao?
Rồi chị tìm xong tài liệu, lại lụi cụi lái xe đưa mình đi công chứng hồ sơ. Đến khi xong việc, mới khẽ hỏi tên mình là gì, rồi dặn mình lần sau vào Đà Nẵng qua nhà anh chị chơi, nhà anh chị nằm cạnh dòng sông Hàn rất thích. Rồi bảo mình nên đem con vào đây ở, sẽ rất vui, chưa mua được nhà chị có thể tìm nhà ở tạm cho…
Đến phòng công chứng, hết giờ công chứng, mình quá mệt vì chạy nhiều. Lúc ấy đã 11h30 trưa. Ông Phó phòng công chứng của quận Hải Châu già nua, gầy gò, cũ kỹ, khẽ cau mày bảo mình ra bấm số để làm thủ tục. Bấm số thì máy báo đã hết giờ. Chiều quay lại. Mình mếu máo ra nói ông Phó phòng rằng mình từ Hà Nội vào và mình cần giúp vì giấy tờ cần gấp. Thế là ông ấy nghĩ 30 giây, rồi lụi cụi cùng cô nhân viên còn lại đóng dấu và xác nhận cho mình. Đến khi bác ấy đứng lên, mình còn chưa kịp nói lời cảm ơn thì bác đã đi mất. Nghĩ mãi không hiểu sao giờ còn có những công chức như thế! Thật sự xúc động!
Ra đường Trần Phú nắng chang chang tìm taxi, mãi chẳng thấy. Nhìn một ông cụ già nua, bé chỉ bằng nửa mình, gò lưng kéo tấm băng rôn cũ từ trên cao xuống, bị gió thổi mà người ông như bay theo băng rôn. Rồi ông lại gò lưng kéo một tấm băng rôn mới lên. Băng rôn ca ngợi đất nước, kêu gọi người dân, khẩu hiệu tuyên truyền gì đó. Ông lụi cụi bắc thang, kéo dây, làm mọi việc một mình giữa trời nắng mà mình chỉ đứng chờ taxi đã say nắng muốn ngất.
Mình hỏi: Sao bác cực quá vậy!
Bác bảo: Cực lắm cô ạ! Nhưng mà không làm lấy gì ăn!
Mình chờ bác kéo xong băng rôn lên, hỏi tiếp: Cháu thấy dân trong này chăm chỉ mà vất vả quá!
Bác ấy cười: Đi làm để đỡ phiền con cháu…
Mình chỉ biết cười. Nhìn dáng bác đi trên chiếc xe máy cà tàng, chở đầy băng rôn cần treo lúc 12h trưa đi xa dần…
Chợt thấy yêu thành phố này quá! Và không thể nghĩ được tại sao mình được đối xử tốt thế, từ Vip đến vợ một anh nào đó xa lạ, đến bác Phó phòng công chứng, đến cả bác công nhân cực khổ này.
Điện thoại đúng lúc ấy chợt rung, một chị bạn mới quen ở Nha Trang nhắn qua FB, hỏi thăm chân mình còn đau không, nói mình bế con vào đó, để chơi với nhà chị, cho Đậu Đậu chơi với lũ nhóc nhà chị. Nói Nha Trang rất thích và chị ấy sẽ chờ mình vào để đưa mẹ con mình đi chơi.
Mình tự dưng thấy cuộc đời tươi đẹp quá!
Và đất nước với những con người ấy sao yên bình và đáng yêu quá!
Vì thế, dù bản thân mình biết, hiểu phần nào những rắc rối của cuộc sống, của xã hội, nhưng cứ chỉ cần cuộc sống còn những con người như mình đã kể trên, mình sẵn sàng chết cho quê hương!
Thư của vợ chiến sỹ hải quân đang làm nhiệm vụ
… Em nhớ ánh mắt của anh khi em nói: “Ở lại bên em thêm một chút nữa có được không?”. Nhưng bóng tối ngập dần đầy không gian của chúng ta. Anh ôm lấy em, khẽ thì thầm: “Ai mà nỡ rời xa người vợ nhỏ bé của mình chứ. Anh đi rồi sẽ về mà. Em hãy yên tâm nhé!”. Rồi anh dứt khoát quay đi, tuyệt nhiên không ngoảnh đầu nhìn lại, dù chỉ một lần. Những lần ấy em sẽ phải bấu chặt vào cánh cửa, cố kìm nén để tiếng khóc không bật ra, bởi vì em biết nước mắt của em sẽ làm anh đau.
Em khóc, không phải vì em yếu đuối. Chỉ là những giọt nước mắt đã kìm nén quá nhiều lần chỉ trực trào ra như dòng nước lũ. Em khóc, vì em biết ngày mai khi bình minh tới, anh sẽ lại đi.
- Em có hối hận khi đã lấy anh không? – Anh bất ngờ hỏi em.
Trong tâm trí em thoáng hiện lên hình ảnh năm ấy như một thước phim cũ. Hôm đó, trước biển và trước em, anh đã hỏi: “Liệu em có chấp nhận một chàng lính hải quân, quanh năm suốt tháng chỉ biết biển đảo là nhà, đất liền là quê hương?”. Em đã không trả lời câu hỏi đó mà đã đặt lên môi anh một nụ hôn nồng cháy, mãnh liệt hơn cả những con sóng đang vỗ vào bờ.
Cha của em cũng là một quân nhân. Ngày mẹ sinh ra em, cha đang làm nhiệm vụ ở xa, không thể về bên mẹ. Suốt bao nhiêu năm qua, mẹ gần như một mình nuôi em khôn lớn. Những lần cha về thăm nhà chỉ như những cơn gió thoảng qua khoảng thời gian dài đằng đẵng của mẹ. Mẹ không mong điều này sẽ lặp lại với con gái mẹ. Bởi vậy khi em kể với mẹ về anh, mẹ đã lẳng lặng khóc thầm. Còn cha trầm ngâm bên tách trà nóng: “Con yêu ai và lấy ai, cha mẹ đều không ngăn cản. Nhưng khi quyết định lấy bộ đội, con sẽ phải chấp nhận những thiết thòi của vợ một quân nhân”.
Và em đã bất chấp tất cả, đánh đổi tất cả để được bên anh.
- Nếu có kiếp sau, chúng ta vẫn sẽ là vợ chồng chứ?
Em đưa tay khẽ đặt lên môi anh.
- Đừng nói đến kiếp sau! Em chỉ biết rằng, chúng ta có duyên thành vợ chồng thì kiếp này chúng ta phải hạnh phúc.
- Anh xin lỗi vì đã không mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho em, đã khiến em phải chịu thiệt thòi.
- Không! Hạnh phúc của em là được đi cùng anh suốt cuộc đời này, cùng nhau san sẻ những vui buồn, những khó khăn.
“Khi chia tay anh dạo trên bến cảng, biển một bên và em một bên.
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên.
Cơn bão chưa ngưng trong tâm hồn biết bao người.
Anh đứng gác trời khuya đảo vắng.
Biển một bên và em một bên.”
(Chút thơ tình người lính biển, nhạc Hoàng Hiệp, thơ Trần Đăng Khoa)
Ảnh: Vietnamnet
Em sẽ không “ghen” với biển đâu. Bởi vì em hiểu. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Có những công việc mà ta phải hoàn thành tốt, không chỉ vì yêu thích hay trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ.
Những đêm bão tố, mưa gió đập mạnh vào khung cửa, em sẽ tự ru mình trong những giai điệu vừa nhẹ nhàng, sâu lắng, lại vừa da diết và mãnh liệt biết bao.
“Biển ồn ào em lại dịu êm, anh như con tàu lắng sóng từ hai phía.
Biển một bên và em một bên.
Cho dẫu mai đây xa ánh đèn thành phố,
Anh đến buông neo nơi thăm thẳm ánh sao trời,
Anh vẫn thấy đời không lẻ loi.”
(Chút thơ tình người lính biển, nhạc Hoàng Hiệp, thơ Trần Đăng Khoa)
Ngoài trời bão tố, thương lắm đôi vai gầy. Anh vẫn bình yên phải không? Trong chiêm bao em thấy anh sừng sững kiên trung giữa đầu sóng ngọn gió, canh giữ biển đảo quê hương. Những khi anh ở bên em, trong những ngày bão tố này, em sẽ chìm sâu vào giấc ngủ, trong vòng tay anh. Khi có anh ở bên, mưa gió ngoài kia không còn đáng sợ nữa. Đêm nay không có trăng, những vì sao cũng trốn đi đâu mất, chỉ có bầu trời vần vũ mây giông. Có một người chỉ biết nhắm mắt nguyện cầu cho một người ở nơi ấy. Em không hiểu mình đã vượt qua những đêm cô đơn như thế bằng cách nào. Nhưng em biết rằng khi một nửa thế giới chìm sâu trong giấc ngủ thì vẫn có những người phải thức, thức để canh gác cho những giấc ngủ an lành. “Ngày từ đêm trắng sinh ra” phải không anh? Nhiều lúc em ngây ngô tự hỏi, cùng hít thở dưới một bầu trời, cùng ngắm một vầng trăng ấy, mà sao em không thể nhìn thấy anh?
Trước khi quen anh em chưa bao giờ nghĩ đến một điều rằng, em có được những giấc ngủ bình yên là nhờ ai. Những hy sinh thầm lặng chưa bao giờ em biết. Nhiều khi tỉnh dậy sau cơn mộng mị, em nhận ra rằng yêu quê hương nên anh phải đi, can đảm lên đường, vững vàng tay súng canh gác. “Anh nhất định sẽ bình an trở về. Chỉ cần em luôn vững tin nơi anh”. Anh đã cho em thấy rằng, đàn ông sinh ra là để gánh vác, để che chở cho những người thân yêu nhất của cuộc đời họ. Vắng anh, em vẫn chăm chỉ làm việc, cố gắng sống thật tốt để anh được yên lòng.
Là vợ của một chiến sĩ, em sẽ can đảm hơn ai hết!
“Em thấy không, ngoài kia gió chưa lặng”. Cơn bão của trời đã tan tự hôm nào, mà cơn bão lòng vẫn chưa ngưng trong tâm hồn biết bao người. Liệu chúng ta có thể được bình yên hay không? Ngày mai, dòng đời vẫn trôi chảy. “Đời đã bao dung cho mình được sống thanh thản, chỉ mong người cho ta sống bình yên” (Hi Tường).
Vỗ về thiên thần bé nhỏ – món quà tuyệt vời nhất mà anh đã dành cho em, em khẽ thì thầm: “Ngủ đi con yêu. Ngoài kia là giông bão. Mẹ sẽ hát cho con một bài hát ru. Mẹ sẽ hát cho đến khi con khôn lớn. Lớn lên con sẽ trở thành một người mạnh mẽ như cha”.
Ngày mai, nhất định anh sẽ trở về trong ánh bình minh. Và khi đó, cả anh, em và con chúng mình sẽ lại được bình yên.
Thư của vợ một chiến sĩ hải quân
Có những hy sinh thầm lặng mà không phải ai cũng biết. Đó là những chiến sĩ hải quân ngày đêm canh giữ biển đảo. Đó là những người vợ chấp nhận xa chồng, luôn làm điểm tựa, là hậu phương vững chắc để chồng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam lớn lắm. Và đức hy sinh của những người vợ chiến sĩ còn lớn hơn nhiều!
Theo blogradio.vn
Điểm tựa vững chắc
Phụ nữ làm nghề kinh doanh, khó khăn luôn gấp bội. Tuy vậy, với điểm tựa, "hậu phương" vững chắc là gia đình, nhiều nữ doanh nhân ở Hà Tĩnh đã hoàn thành xuất sắc công việc.
Năm 2009, lần đầu tiên ở TP Hà Tĩnh có sự xuất hiện của một siêu thị bán lẻ hàng hóa chuyên nghiệp. Khi người dân vẫn còn quen với kiểu mua sắm tại các chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa, sự xuất hiện này phần nào gây được tò mò, thu hút thị hiếu người dân. Thời điểm đó, chị Nguyễn Thị Thu Hằng là kế toán trưởng của siêu thị. Năm 2015, khi siêu thị đang trên đà khẳng định thương hiệu và chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng, chị được tín nhiệm bầu giữ chức giám đốc.
Gia đình nhỏ - "hậu phương" vững chắc của chị Hằng (Ảnh nhân vật cung cấp)
Đảm nhận cương vị người đứng đầu chưa được bao lâu thì năm 2017, chị Hằng phải đối diện với khó khăn khi Co.op Mart bị ảnh hưởng mạnh từ sự xuất hiện của Vincom Plaza. Với sự mới lạ, không gian rộng lớn, nhiều dịch vụ giải trí đi kèm, thời điểm đó, Vincom Plaza gần như hút hết khách. Doanh số của siêu thị cũng theo đó sụt giảm nghiêm trọng.
"Khó khăn chồng chất khó khăn, sự cạnh tranh trên thương trường khốc liệt hơn bao giờ hết, đã có những lúc tôi không biết phải bắt đầu giải quyết vấn đề từ đâu. Nhưng rồi được sự giúp đỡ, đồng sức, đồng lòng của anh em đồng nghiệp và đặc biệt là sự động viên, hỗ trợ từ chồng, tôi đã quyết tâm vực dậy tình hình" - chị Hằng chia sẻ.
Vừa là người bạn đời, lại cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, chồng chị Hằng rất hiểu công việc của vợ. Không chỉ động viên nhau cùng vượt qua giai đoạn khó khăn, anh còn hỗ trợ chị trong các mối quan hệ công việc, kiến thức kinh doanh. Công việc của một nữ lãnh đạo đòi hỏi chị phải đi sớm, về muộn, liên hệ công việc ngoài giờ, thời gian chị dành cho gia đình rất hạn chế. Chính anh là người đã giúp chị chu toàn vai trò làm vợ, làm mẹ trong gia đình.
Chị Hằng cho biết: "Ông xã tôi nấu ăn ngon và chăm con rất giỏi. Mặc dù anh ấy cũng là một doanh nhân, cũng nắm cương vị lãnh đạo doanh nghiệp, nhưng anh luôn sắp xếp thời gian khoa học, hợp lý để giúp tôi làm việc nhà. Công việc thường xuyên phải đi công tác xa nhà dài ngày nhưng tôi vẫn thấy yên tâm khi chỉ có hai bố con ở nhà, bởi anh chăm con còn khéo hơn cả tôi nữa".
Nhờ có "hậu phương" vững, chị Hằng đã hoàn thành tốt vai trò của một nữ quản lý
Nhờ có "hậu phương" vững chắc, chị Hằng tập trung hết sức mình cho công việc của một quản lý. Như một sự "cải tổ", chị cùng ban giám đốc sắp xếp lại kế hoạch, phương thức kinh doanh, tổ chức chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm... Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sau thời gian khủng hoảng đã trở lại ổn định, số lượt khách và doanh số hàng năm đã dần phục hồi so với trước. Với những nỗ lực đó, chị Hằng nhiều năm liền được nhận bằng khen của UBND thành phố Hồ Chí Minh vì có thành tích xuất sắc trong công tác.
"Nếu không có sự hậu thuẫn của chồng và gia đình đôi bên, chắc chắn tôi không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Tôi thấy mình may mắn vì có một gia đình nhỏ hạnh phúc làm chỗ dựa" - chị Hằng chia sẻ.
Theo baohatinh.vn
Đã có người yêu em hơn anh Tôi đã từng nghĩ rằng cả đời này mình sẽ không thể tha thứ cho anh, không thể tha thứ cho lỗi lầm trong quá khứ. Nhưng cuối cùng tôi cũng có thể mỉm cười mà bỏ qua tất cả. Đều đã kết thúc rồi, sao phải bận tâm làm gì nữa? Hận thù như một viên đá đè nặng trong lòng ta,...