Em ruột báo mộng, cha già hoang mang về đứa con đẻ nhờ
Mọi chuyện đều êm đềm cho đến một ngày, ông Chung nằm mơ người em trai đã mất của mình về báo mộng đứa trẻ không phải là con của ông.
Trong hang loat nhưng câu chuyên bi hai vê viêc xet nghiêm tim huyêt thông, ba Nguyên Thi Nga, Giam đôc Trung tâm xet nghiêm ADN Ha Nôi kê vê trương hơp cua môt khach hang cung canh đi “nhơ” ngươi sinh con trai.
Cô đưa con đê hương khoi
Trường hợp của ông Cao Văn Chung (63 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) cung la môt câu chuyên điên hinh đươc ba Nga chia se vơi chung tôi. Theo như lơi kê cua ông Chung vơi can bô cua trung tâm. Ông Chung cho biêt minh sinh được 2 người con một con trai và một con gái.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Co nêp, có te ông ba nghi cuôc đơi minh như thê la hanh phuc đu rôi. Nhưng ơ đơi không ai ngơ tơi, khi ông bà bước sang tuổi 50, con trai của ông bị tai nạn giao thông. Sau gân môt thang chiên đâu vơi tư thân, đưa con đa qua đơi. Quá đau lòng trước cái chết của con, vợ ông Chung sinh ra đau ốm. Người con gái duy nhất của ông bà lại lấy chồng xa không về thăm cha mẹ thường xuyên được.
Tuổi già cô đơn, vợ không thể sinh thêm con, ông bà bàn nhau chuyên ra ngoài nhờ người khác sinh con hộ. Mai căn nha hoang lanh vi thiêu tiêng tre thơ. Chau ngoai cung không vê ơ vơi ông ba. Điêu ây khiên vợ ông Chung dù con chut ghen nhưng bà cũng đồng ý cho chồng nhờ người sinh con.
Qua mai mối, ông Chung tìm được một người phụ nữ độc thân ngoài 30 tuổi. Thấy người phụ nữ lanh lợi, hoat bat nên ông yên tâm “gửi vàng”. 9 tháng sau, ông bế một bé trai bụ bẫm về nhà cho gia đình. Ai cũng vui mừng vì đứa trẻ giống ông Chung như đúc.
Ông ba vui vi ơ tuôi gia đươc chăm con mon. Tư ngay co con trai, vơ chông ông Chung vui hăn. Nôi đau vi đưa con lơn đa mât nguôi ngoai dân. Bao tinh yêu thương ông danh tron cho con minh. Đưa tre lơn lên băng tinh yêu thương vô bơ bên cua bô me gia. Co luc, đưa con đi hoc ngươi ta trêu ông bê chau. Ban đâu ông hơi đo măt nhưng sau nay ông manh dan khoe “con tôi đây”.
Cơn ac mông sau giấc mơ báo mộng
Mọi chuyện đều êm đềm diễn ra cho đến một ngày, ông Chung nằm mơ người em trai đã mất của mình về báo mộng đứa trẻ không phải là con của ông. Trước đó, người em trai báo mộng cho ông mô cua minh ơ đâu. Nhơ lai, ông Chung bao “chú ấy về báo nơi yên nghỉ cuối cùng của chú ấy rất đúng, nên khi báo mộng về đứa trẻ, tôi băn khoăn lắm”.
Nghe ông Chung noi thê, ba Nga đap, ông đa tin rôi thi con lam xet nghiêm la gi. Nhưng du tin tương la con minh, ông vân muôn khoa hoc chưng minh đê yên tâm hơn. Noi rồi, ông Chung vẫn xin giấy được khai thủ tục làm xét nghiệm ADN.
Ông than răng : “Tôi khổ lắm, biết là con mình nhưng vẫn phải làm xét nghiệm thôi cô. Nếu không làm người trong nhà cứ nghi ngờ sợ tôi nuôi con tu hú”.
Một tuần sau, khi có kết quả ADN, đứa trẻ là con đẻ của mình. Người cha già ôm con khóc thút thít: “Tôi biết cảm giác của mình luôn chính xác mà. Nhưng từ nay người nhà tôi sẽ không còn nghi ngờ về máu mủ của mình nữa”. Vừa nói vừa cười người đàn ông đầu đã bạc dắt đứa con bằng tuổi cháu nội đi về trong niềm vui khôn xiết.
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Đình Lương,Tổng thư kí Hội Di truyền học Việt Nam cho biết trung tâm đã phục vụ hơn 3.000 trường hợp tự nguyện xác định huyết thống, phục vụ tòa án, các sứ quán, trong nước và từ nước ngoài gửi mẫu về yêu cầu. Trong đó, 80% đến vì chuyện hôn nhân, gia đình, xác định huyết thống của con, cháu mà các nhân viên ở đây thường nói đùa gọi dịch vụ này là “ai là ai”!
Hơn 3.000 ca là gần 3.000 câu chuyện cuộc đời đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố cùng những éo le, bi kịch đủ viết nên một cuốn sách ly kỳ như tiểu thuyết. Những trường hợp trên là 1 trong số hàng nghìn câu chuyện khác nhau được bộc bạch tại đây.
Theo Infonet
Bài học xót xa từ việc coi vật chất hơn tình thân
Ngõ đi vào ngôi nhà xảy ra án mạng và ngôi nhà xảy ra án mạng đóng cổng im lìm.
Cuộc chiến tranh chấp đất cát kéo dài 12 năm trời được kết thúc bằng một thảm án, cũng kết thúc luôn tình cảm anh em ruột thịt của những người đã lên chức ông, chức bà, con cháu đầy đàn.
Giờ đây người thì vướng vào vòng lao lý, người thì nằm dưới lớp đất sâu lạnh lẽo. Câu chuyện đau lòng đó vừa xảy ra tại thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội.
Buổi sáng định mệnh
Buổi sáng 19.4, người dân thôn Quất Động bỗng dưng lao xao vì một án mạng đã xảy ra tại thôn. Nạn nhân là bà Bùi Thị Nhài (SN 1956) ở thôn đã bị sát hại tại ngay nhà bố đẻ của mình là ông Bùi Trần Dậu (SN 1921) bằng 11 nhát dao bầu. Dù được con gái và hàng xóm đưa đi cấp cứu tại bệnh viện huyện nhưng do vết thương quá nặng, có những vết đâm vào chỗ hiểm, mất nhiều máu nên bà Nhài đã tử vong.
Hung thủ sát hại bà Nhài không ai khác mà chính là ông Bùi Trần Định (SN 1949), là anh trai ruột của nạn nhân. Theo lời kể của Trưởng thôn Trịnh Đình Toản thì tại hiện trường giữa ngôi nhà cấp 4 có nhiều máu loang lổ khắp cả, hung thủ Định thì đã trốn khỏi hiện trường. Công an xã Quất Động lập tức truy tìm thủ phạm, sau một hồi tìm kiếm thì thấy ông Định đang nằm cạnh bờ rào, có một lớp lá che phủ trên người. Khi bị phát hiện ông Định không hề chống cự và nói: "Cứ từ từ tôi sẽ ra, tôi làm thì tôi xin chịu".
Không khí tang thương bao trùm cả gia đình nạn nhân khi PV đến thăm và chia buồn. Với vẻ mặt khắc khổ, chồng nạn nhân là Vũ Đình Hòa, 60 tuổi, lặng lẽ nói: "Sự việc xảy ra với gia đình tôi quá bất ngờ, đây là một cú sốc lớn cho tôi và con cái".
Cuộc chiến đất cát 12 năm trời
Nguyên nhân cái chết của bà Nhài bước đầu được xác định là do mâu thuẫn tranh chấp đất đai đã kéo dài tới 12 năm qua giữa 7 anh em con của ông Bùi Trần Dậu. Cụ thể là tranh chấp miếng đất hương hỏa của gia đình nơi ông Dậu đang sống.
Ông Dậu sinh được bảy người con - ba trai, bốn gái, ông Định là con trai trưởng. Chỉ có ông Định và bà Nhài lấy chồng, vợ và cư trú tại địa phương, còn mấy người con khác đã định cư ở các nơi khác, nên sự việc tranh chấp đất cát chủ yếu xảy ra giữa bà Nhài và ông Định. Hai anh em đã to tiếng nhiều lần với nhau về quyền lợi đất cát.
Theo lời Trưởng thôn Trịnh Đình Toản thì việc tranh chấp đất cát của gia đình ông Dậu xảy ra nhiều năm liền mà chưa giải quyết được dứt khoát. Mảnh đất nhà ông Dậu trước kia đã được chia làm đều cho con cái cả trai lẫn gái, ai cũng được hưởng. Phần còn lại khoảng hơn 180 mét vuông nơi ông Dậu đang sống là đất hương hỏa thì ông Định lại làm nhà vào phần đó nên xảy ra tranh chấp giữa mấy anh em. Những người con gái thì đòi phá nhà ông Định đi để chia đều phần đất còn lại cho tất cả mấy anh chị em, còn ông Định thì coi đó là đất hương hỏa phải giữ nguyên lấy nơi thờ cúng. Gia đình họp mặt nhiều lần nhưng chưa lần nào giải quyết được nên việc tranh chấp cứ tiếp diễn đi diễn lại.
Việc tranh chấp này đã được Tòa án Nhân dân huyện Thanh Trì thụ lý và dán thông cáo một tuần trước đó để giải quyết. Mảnh đất mà ông Bùi Trần Định đang sống hiện tại vẫn đứng tên ông Bùi Trần Dậu, theo đó tòa xử ông Định muốn sở hữu phải bỏ một số tiền để chi trả cho giá trị mảnh đất. Nhưng chưa kịp giải quyết được thì án mạng xảy ra.
Coi vật chất hơn tình thân
Ông Định thường ngày vẫn được hàng xóm khen là hiền lành, ông chẳng bao giờ to tiếng với ai, được hàng xóm quý mến. Tuổi già mắt kém nhưng ông vẫn làm nghề hàng sáo để kiếm sống cho gia đình, gia cảnh cũng chẳng mấy khá giả. Còn bà Nhài thì hằng ngày vẫn xuống chăm nom cha già, việc cãi cọ nhau với anh trai của mình cũng đều chỉ dừng lại ở mức to tiếng. Không ai ngờ rằng án mạng lại xảy ra khi sự việc sắp được giải quyết.
Như những người dân nơi đây nhận định thì có lẽ do hoàn cảnh nghèo khó, bị bức bách khi không có tiền để đền bù mảnh đất hương hỏa nơi cả gia đình ông Định đang sinh sống cho những người anh em của mình mà ông Định đã cùng quẫn. Bực tức trước việc đòi chia mảnh đất nơi gia đình ở, bực tức trước lời đe dọa của mấy người em gái là "nếu không đền bù tiền hay phá nhà đi để chia chác thì họ sẽ cho máy xúc tới ủi nhà" nên khi xảy ra cãi cọ với bà Nhài, ông Định đã không kiềm chế được nên ra tay sát hại người em gái của mình.
Sự việc đau lòng đó, tới thời điểm hiện tại, cụ Dậu vẫn chưa hay biết vì con cái vẫn giấu tin. Năm nay đã 92 tuổi, nhưng cụ Dậu còn minh mẫn, nếu chẳng may khi người cha già biết tin những người con do mình sinh ra lại cầm dao sát hại nhau thì cụ đau lòng đến nhường nào.
Đáng lẽ điều đó sẽ không xảy ra nếu như anh em của họ biết quý trọng tình "máu mủ ruột già", ngồi bàn bạc để phân giải một cách hợp tình hợp lý. Nhưng họ không làm vậy mà ai cũng tranh phần lợi về mình, tiền bạc đạp đổ tình anh em ruột thịt. Mà họ đâu còn trẻ, đều đã lên tới chức ông, chức bà, con cháu đầy đàn, nhưng một phút không kiềm chế bản thân mà án mạng đau lòng đã xảy ra. Rồi đây con cháu họ sẽ suy nghĩ thế nào về những người ông, người bà của mình? Đó là bài học đắt giá cho những kẻ coi tiền bạc là tất cả, trên cả tình thân, trên cả máu mủ ruột thịt
Theo laodong
Nỗi đau mất con của người cha già Cái lạnh cùng cơn mưa trong ngày đầu đông khiến ông Miện co ro, đi chậm hơn. Tìm hồi lâu, ông mới lên được phòng xử án của TAND Hà Nội để làm đại diện nạn nhân trong phiên xét xử Nguyễn Minh Tuyền giết người. Ông Nguyễn Văn Miện, 67 tuổi, tóc bạc trắng, đi đôi dép tổ ong ngả màu kể,...