Em rể tương lai lừa chị vợ hàng chục tỷ đồng
Nguyễn Hoàng Vinh
Hỏi về số tiền hiện còn trong tài khoản sau thời gian kinh doanh, Vinh liền trả lời là 56 tỷ đồng. Cả gia đình Tú Anh tức tốc chở Vinh đến Ngân hàng Đông Á để kiểm tra tài khoản thì chỉ có 56.000 đồng.
Là con gái lớn của một doanh nghiệp tư nhân khá nổi tiếng ở huyện Giá Rai (Bạc Liêu), chuyên kinh doanh xăng dầu và xây dựng, chỉ trong thời gian ngắn Ngô Tú Anh kinh doanh sim, card theo tiếng gọi lừa đảo của gả em rể tương lai Nguyễn Hoàng Vinh, tất cả tài sản đều tan theo bọt nước.
Tin người, hám lợi…mất tiền tỷ
Ngô Tú Anh, 34 tuổi, ngụ ấp 5, thị trấn Hộ Phòng, Giá Rai là chị cả trong gia đình 7 chị em (6 gái, 1 trai), được cha mẹ tin tưởng giao quán xuyến việc kinh doanh. Đối với Nguyễn Hoàng Vinh không chỉ là người yêu của em gái quen nhau gần 10 năm, mà còn là chỗ thân quen giữa hai gia đình người lớn với nhau.
Tú Anh xem Vinh như em rể tương lai trong nhà, bởi trước đó, gia đình hai bên bàn chuyện cưới hỏi và đã ấn định ngày giờ tổ chức đám cưới. Nghĩ trước sau gì Vinh cũng là em rể của mình, nên khi Vinh “thỏ thẻ” muốn cùng chị vợ tương lai mở kinh doanh sim, card điện thoại di động thì Tú Anh đồng ý ngay không chút do dự.
Khi nghe “ông xã tương lai” tính chuyện làm ăn với chị cả, Ngô Tú Vẹn (em gái Tú Anh)- vợ sắp cưới của Vinh, mừng thầm vì lấy được người “có máu” kinh doanh họp với gia đình. Tú Vẹn, cho biết thêm, hai người quen nhau từ lúc học phổ thông. Tốt nghiệp cấp ba, Vẹn và Vinh cùng thi đổ vào ngành chế biến thủy sản của trưởng Cao đẳng kinh tế Vĩnh Long.
Trong thời gian hai người học ở Vĩnh Long, Vinh cũng làm thêm bằng nghề mua bán sim, card và đủ nuôi sống hai người ăn học thành tài. Sau khi ra trường, Vẹn về phụ việc kinh doanh tiếp gia đình, còn Vinh không tìm xin việc làm, mà ấp ủ ước mơ khi có vốn hoặc tìm được đối tác mở cửa hàng kinh doanh riêng.
Cây xăng Tú Anh nơi mở điểm kinh doanh sim, card của Nguyễn Hoàng Vinh
Để chứng tỏ mình là người am hiểu lĩnh vực này, Vinh vẽ ra “thiên đường” với đầy xa hoa gắm lụa nhằm dụ chị vợ tương lai rót vốn cho hắn kinh doanh. Hơn nữa, Vinh “nổ’ rằng mình có nhiều bạn bè, người quen làm trong ngành viễn thông ở thành phố Hồ Chí Minh, sẵn sàng cung cấp nguồn hàng lớn, ổn định, giá cả rất “mềm”.
Được cha “bật đèn xanh”, Tú Anh liền đưa tiền mỗi lần từ vài trăm triệu đến bạc tỷ cho Vinh kinh doanh sim, card. Lúc đầu, việc kinh doanh được Tú Anh giám sát chặt chẽ, nhưng thấy Vinh làm việc chăm chỉ, mọi việc đều tốt nên sau đó giao cho Vinh kiêm nhiệm luôn việc giao dịch với khách hàng.
Cả gia đình ai cũng yêu thương chàng rể chịu khó làm ăn quên cả chăm sóc bản thân. Riêng Vinh, luôn tỏ ra lăn lộn với công việc, đi sớm về trễ bất kể nắng mưa, đêm tối. Đặc biệt, chàng rể này “ngoan” đến mức không uống được rượu, bia, hút điếu thuốc, ăn mặc nhếch nhác, người lúc nào cũng bận rộn với công việc.
Video đang HOT
Đối với người ngoài, họ không ngớt lời khen ngợi khi thấy con rể tương lai ông Việt ăn nên làm ra. Mặc dù, Vinh xuất thân trong gia đình nghèo nhưng nhờ sự “đỡ đầu” bên nhà vợ tương lai, chỉ trong thời gian ngắn cha mẹ ruột Vinh xây được căn nhà khang trang trị giá gần 1 tỷ đồng.
Với những gì tận mắt thấy tai nghe, vô tình tạo thêm uy tín của Vinh “sáng chói” trong giới kinh doanh ở vùng quê nghèo khó này.
Đối với Tú Anh vì quá tin tưởng vào em rể tương lai, chị lao mình vào như con thiêu thân gom góp hết tiền bạc tích lũy của gia đình, người thân, vay bên ngoài, mỗi khi Vinh cần tiền gấp. Đến khi vụ việc vỡ lở, số tiền Tú Anh vay hỏi bên ngoài lên hàng chục hộ, với số tiền hơn 12 tỷ đồng.
Ông Phạm Viết Được (cùng ấp) là một trong những người tham gia góp vốn nhiều lần với số tiền khá lớn cho Tú Anh, riêng ông Được trực tiếp đưa tiền cho Vinh hơn 3,5 tỷ đồng để Vinh mua sim, card giao cho khách hàng kiếm lời bỏ túi cá nhân. Mặc dù, bản thân gia đình không có tiền, nhưng khi nghe Vinh “ru” bù tai, ông Được vay nóng họ hàng, người thân với lãi suất từ 3-9%/tháng đưa cho Vinh.
Thấy kiếm tiền quá dễ, ông Được gọi điện cho anh ruột ngoài Hà Nội chuyển vốn vào cho anh kinh doanh. Khi nghe em trai báo, ông Phạm Viết Khoa (anh ruột ông Được, ở Hà Nội) vay hỏi của 20 người thân gửi vào hơn 3 tỷ đồng. Ngoài ra, còn nhiều người khác bị Vinh lừa từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Sau khi hay tin ông Được “sập bẫy” tên lừa đảo Vinh, hàng chục con nợ kéo đến nhà siết nợ. Hiện ông Được đang kêu bán căn nhà đang ở để trả nợ. Riêng ông Khoa, cũng bỏ dở chuyện làm ăn ngoài Hà Nội, vào Bạc Liêu hòng “vớt vác” lại tiền của nhằm trót trao cho tên lừa đảo Nguyễn Hoàng Vinh.
Chiêu thức “kinh doanh” giao tiền mặt, mua hàng ảo
Ngày 13-7-2010, Công an huyện Giá Rai ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Hoàng Vinh, 26 tuổi, ngụ ấp Hòa 2, xã Long Điền, huyện Đông Hải, Bạc Liêu về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”.
Theo đơn tố cáo của Ngô Tú Anh, vào 10-2009, thông qua sự quen biết thân thuộc đối với gia đình Ngô Tú Anh, Vinh bàn với Tú Anh kinh doanh sim, card để kiếm lời. Cứ mỗi sim, card giá 57.000 đồng thì lợi nhuận bán ra là 2.000 đồng.
Nghe theo lời của Vinh, Tú Anh đã bỏ vốn ra đưa cho Vinh kinh doanh sim, card với số tiền hàng chục tỷ đồng. Để tạo lòng tin cho Tú Anh “mê hồn trận” trong việc kinh doanh sim, card là có lợi nhuận cao, qua năm lần đầu cứ mỗi lần Tú Anh đưa tiền tỷ cho Vinh mua sim, card bán thì vài ngày sau đó Vinh đưa tiền lãi cho Tú Anh hàng trăm triệu đồng.
Để chiếm đoạt số tiền mà Tú Anh sẵn sàng bỏ ra đầu tư sim, card, Vinh liền “tương kế, tựu kế” dựng ra một đầu mối mua sim, card là một người tên Lâm (chưa rõ lai lịch) và cho số điện thoại của Lâm cho Tú Anh để hai bên tiện dịp giao dịch.
Thông qua đầu mối này mỗi lần Vinh muốn lừa đảo chiếm đoạt bao nhiêu tiền thì chỉ cần Lâm điện thoại cho Tú Anh cần mua bao nhiêu ngàn sim, card thì Tú Anh giao tiền cho Vinh đi mua sim, card ngay lập tức để cung cấp cho Lâm lấy lời. Cứ thế từ tháng 10-2009 đến nay Vinh đã lừa đảo và chiếm đoạt số tiền của Tú Anh gần 23 tỷ đồng.
Lộ mặt kẻ lừa đảo
Lợi dụng sự quen biết với ông Việt Thắng ở Cà Mau, Vinh cũng dùng chiêu thức kinh doanh sim, card lợi nhuận cao, qua nhiều phi vụ làm ăn Vinh đã có lòng tin với ông Việt Thắng tin tưởng và giao vốn cho Vinh kinh doanh sim, card.
Vào ngày 5/7/2010 ông Việt Thắng giao 1,4 tỷ đồng cho Vinh mua sim, card gởi xuống cho ông. Sau đó Vinh gởi 3 thùng hàng sim, card xuống cho ông Việt Thắng, mỗi thùng hàng đều niêm phong rất cẩn thận nhưng khi ông Việt Thắng mở ra xem thì cả ba thùng hàng đều là thức ăn nuôi tôm.
Thấy lạ ông Việt Thắng liền chuyển ba thùng hàng đến nhà Tú Anh trả lại và đặt vấn đề vì sao lại gởi thức ăn nuôi tôm, khi Tú Anh hỏi Vinh thì Vinh cho là gởi lộn hàng. Thấy có nhiều nghi vấn ông Việt Thắng buộc Tú Anh phải hoàn trả lại cho ông 1,4 tỷ đồng.
Cùng thời điểm này Vinh đang toan tính tìm mọi cách để “hốt” cú chót để cao chạy xa bay, Vinh nói với Tú Anh hiện đầu mối trên thành phố Hồ Chí Minh kêu bán 500.000 sim nữa là hết hàng, giá mua 50.000 đồng/sim, trong khi đó giá thị trường 55.000 đồng/sim, ước tính khoảng 56 tỷ đồng.
Sau đó, chỉ giả vờ gọi vài cú điện thoại, Vinh hớn hở báo lại cho Tú Anh là toàn bộ số sim trên đã có người đặt mua lại hết, kêu Tú Anh kiếm tiền chuyển lên Sài Gòn gấp để nhận hàng về sẽ kiếm lời được tiền tỷ.
Căn nhà ông Phạm Viết Được đang kêu bán để trả nợ bị Vinh lừa đảo
“Đi đêm có ngày gặp ma”, thủ đoạn của Vinh có nhiều khả nghi, ngay sau đó gia đình Tú Anh liền hỏi Vinh số tiền từ ngày mở ra kinh doanh sim, card đến nay trong tài khoản còn được bao nhiêu, Vinh liền trả lời là 56 tỷ đồng.
Nhẩm tính lại số tiền thấy có điều bất ổn, không khóp nhau, cả gia đình Tú Anh liền tức tốc chở Vinh lên thị xã Bạc Liêu đến Ngân hàng Đông Á để kiểm tra tài khoản thì chỉ có 56.000 đồng. Vinh cho rằng máy ATM này kiểm tra không chính xác.
Gia đình Tú Anh tiếp tục chở Vinh lên Sóc Trăng để đến một ngân hàng tiếp tục kiểm tra tài khoản của Vinh, khi đến Sóc Trăng thì Vinh thú tội toàn bộ số tiền gần 23 tỷ đồng mà từ trước đến nay Tú Anh đã bỏ ra và huy động bên ngoài giao cho Vinh kinh doanh sim, card, Vinh đã dùng chơi số, đánh bạc và thua sạch.
Ngày 16/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Hoàng Vinh. Bước đầu, Vinh thừa nhận hành vi phạm tội và không còn khả năng chi trả.
Theo Đang Yêu
Ngồi tù vì những lí do ngớ ngẩn
Pháo lậu bị công an thu giữ. (Ảnh minh họa)
Móng Cái (Quảng Ninh) là điểm đến đầy hứa hẹn cho những ai có giấc mộng đổi đời. Tuy nhiên, đằng sau những vẻ ồn ã đó là cuộc chiến chống lại nạn buôn lậu rất khốc liệt. Một trong những mặt hàng đã bị nhà nước cấm buôn bán, tàng trữ, sử dụng là pháo nổ vẫn bị một số kẻ hám lợi lao vào như thiêu thân...
Thay khung xe máy để buôn lậu
Đối tượng "máu chiến" này là Hoàng Văn Bảy, SN 1986 tại Phong Dụ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Trong quá trình làm thuê ở Móng Cái, Bảy quen A.Ửng, người Trung Quốc. Biết Bảy không có công ăn việc làm, A.Ửng đặt vấn đề thuê Bảy vận chuyển pháo lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Mặc dù biết đây là hành vi vi phạm pháp luật, song Bảy lại đồng ý với giao kèo mỗi lần vận chuyển, Bảy sẽ nhận của A.Ửng 2 triệu đồng.
Với phương thức hoạt động khá tinh vi, khi có mối cần hàng lậu từ Việt Nam, A.Ửng sẽ cho Bảy số điện thoại để Bảy liên hệ, rồi để Bảy cầm luôn tiền đặt cọc mua pháo lậu đó giao cho A.Ửng, tiếp đó vận chuyển pháo về Việt Nam. Mỗi người lo một khâu nhằm qua mặt cơ quan chức năng. Tuy nhiên, "đi đêm lắm có ngày gặp ma". Trong một lần Bảy đang nhận tiền của một người tên Tuấn, đến giao cho A.Ửng để nhận pháo thì bị các trinh sát mật phục phát hiện và bắt giữ.
Pháo lậu vẫn hoành hành tại các vùng biên giới giáp Trung Quốc
Được biết, để vận chuyển số pháo trên, Bảy đã tìm "đối tác" có tên Đỗ Xuân Tuân (trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) và Lực, em họ Tuân. Các đối tượng này cũng rất tinh ranh với nhiều thủ đoạn. Chiếc xe máy BKS 14F6 -0663 được bọn chúng sử dụng là xe đeo biển số giả, không có giấy tờ. Khi tra cứu BKS trên thì là BKS của một chiếc xe máy khác. Kết quả giám định chiếc xe cho thấy, số máy chưa bị tẩy xoá, nhưng số khung đã bị thay đổi.
Đấu tranh khai thác, đối tượng Lực khai, Lực đã trực tiếp sang Trung Quốc mua một khung xe máy khác, sau đó cắt phần thân có số khung cũ, hàn vào số khung mới nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, khi chúng vận chuyển số pháo trên vào Việt Nam thì bị phát hiện và bắt giữ. Với tổng số 160kg pháo dàn loại do Trung Quốc sản xuất đã được chúng buôn bán vận chuyển vào Việt Nam. Đỗ Xuân Tuân bị khởi tố với tội danh "Vận chuyển hàng cấm"; còn Đỗ Xuân Bảy phạm tội "Buôn bán hàng cấm" quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật Hình sự.
"Nhặt" được "của rơi" trở thành... tội phạm
Câu chuyện liên quan đến tội vận chuyển hàng cấm của Vũ Văn Vinh, SN 1969 trú tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là bài học chua xót cho không ít người. Vốn đã có nhiều thành tích bất hảo, nhưng Vinh không lấy đó là bài học răn mình mà cứ thấy lợi là lao vào. Năm 2000, Vinh đã bị TAND tỉnh Quảng Ninh xử phạt 6 năm tù giam về tội cướp tài sản, tháng 10/2002 được ân xá thì đến năm 2005 lại bị TAND huyện M" Đrăk tỉnh Đăk Lăk xử phạt 10 tháng tù giam về tội: Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm, tháng 7/2006 mới thi hành xong án phạt tù.
Khoảng tháng 2/2010, Vinh ra Móng Cái làm nghề lái đò thuê. Tháng 4/2010, khi Vinh đi từ đò lên bờ thì thấy 01 bao tải mầu xanh không biết của ai để đó. Mở ra xem, Vinh biết đó là pháo lậu. Thay vì trình báo với cơ quan chức năng, thì Vinh lại vác luôn bao tải pháo đem về nhà. Một thời gian sau không thấy động tĩnh gì, khoảng 5h ngày 5/7/2010, Vinh mang số pháo trên đi xe khách về Thái Bình. Khi đến trạm kiểm soát liên hợp Km15 Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thì bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt quả tang. Lực lượng chức năng đã thu giữ 12,5 kg pháo hoa nổ do Trung Quốc sản xuất. gồm 09 kg pháo hoa nổ hình cầu, 3,5 kg pháo hoa nổ dàn loại 36 ống 1 dàn...
Trong vụ này, đúng là Vinh đã "nhặt" được "của rơi", hám lợi mà thành tội phạm. Cơ quan chức năng đã khởi tố bị can đối với Vinh về tội "Vận chuyển hàng cấm" quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp để truy tố trước pháp luật.
Phạm tội vì... 500 ngàn đồng
Trường hợp của Nguyễn Quang Dương, lái xe thuê lại là một chuyện cũng không kém phần liều lĩnh. Dương là lái xe thuê tuyến Hưng Yên - Móng Cái. Trong một lần ra Móng Cái, khi đang nghỉ trên xe thì có một người đàn ông đi xe máy chở một bao hàng đến nói có người gửi pháo về Hưng Yên. Hám mối lợi chỉ 500.000 ngàn đồng tiền cước vận chuyển, Dương liền nhận lời.
Dương cũng không nói với mọi người đi cùng đó là pháo mà chỉ lấy chìa khoá, mở cốp xe cho pháo vào cốp. Tuy nhiên, hành vi của Dương đã không lọt qua mắt cơ quan chống buôn lậu. Trên đường vận chuyển số pháo trên về Hưng Yên, Dương đã bị bắt giữ cùng tang vật vụ án. Thế là chỉ vì hám 500.000 ngàn đồng tiền cước vận chuyển Dương đã phạm tội "Vận chuyển hàng cấm".
Pháo là mặt hàng Nhà nước cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng, nhưng các trường hợp trên đều vì lý do này lý do khác mà rơi vào vòng lao lý. Hành vi phạm tội đã rõ ràng, song có những lý do nghe thật thật ngớ ngẩn. Âu cũng là bài học cho không ít người.
Theo Đời sống pháp luật
Những phi vụ lừa tiền tỷ của ông giám đốc Ông Hướng đã lừa đảo, chiếm đoạt hàng tỷ đồng (Hình minh họa) Đứng đầu một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực xây dựng, ông Lê Quốc Hướng, 57 tuổi - Giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại 559 (viết tắt là Công ty 559 - trụ sở tại phố Vũ Ngọc Phan, quận Đống Đa) đã lợi...