Em ơi nuôi mẹ đừng tính tháng kể ngày!
Cha mẹ là những tiếng gọi thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Con người ta thường không biết quý trọng những thứ mình đã có, đến khi mất đi rồi mới tiếc nuối than khóc nhưng tất cả chỉ còn là dĩ vãng hư không. Thế mà lâu nay, ta vẫn thờ ơ trước chuyện đấy.
Quan hệ giữa vợ tôi và mẹ chồng vốn không được tốt. Dù không hay cãi vã, cô ấy luôn giữ thái độ lạnh lùng, chưa từng coi mẹ tôi là người thân. Giờ đây mẹ đã già yếu cô ấy càng tỏ vẻ coi thường, không muốn đến gần.
Chúng tôi mất cha từ bé, một tay mẹ nuôi ba anh em ăn học rồi dựng vợ gả chồng. Hai cô em lấy chồng xa, tôi là con trai cả, từ lúc tốt nghiệp ra trường đã phấn đấu kiếm tiền, xây nhà cao cửa rộng, đón mẹ lên thành phố ở cùng. Tâm nguyện của tôi từ lâu đã thành hiện thực, tôi có nhà đẹp, vợ giỏi, con khôn, có mẹ ở cạnh sớm hôm.
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn. Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
Một năm trở lại đây, mẹ chỉ nằm một chỗ vì ốm yếu. Vợ chồng tôi đều đi làm ngày 8 tiếng nên phải thuê một người họ hàng ở quê lên chăm nom mẹ. Cô giúp việc này tuy thật thà nhưng tính luộm thuộm, không biết lau dọn phòng và tắm rửa cho mẹ tôi sạch sẽ. Mỗi lần bước vào phòng mẹ, lại thấy phảng phất một mùi khó chịu. Tôi nhiều lần nhắc nhở cô giúp việc nhưng vẫn đâu vào đấy.
Tôi bèn nhờ khéo vợ tranh thủ tắm cho mẹ. Vợ tôi lạnh lùng bảo: “Đứng từ xa đã có mùi huống hồ là động vào người, em không dám tắm cho mẹ đâu”. Tôi nghe xong thấy giận tím gan tím ruột, định làm cho ra nhẽ nhưng vì muốn giữ hòa khí trong nhà lại thôi. Từ đó mỗi ngày tôi tự tay tắm rửa cho mẹ. Cụ rất vui, dù chỉ nói được lẩm bẩm trong mồm không nghe rõ, nhưng tôi biết chắc mẹ đang lặp đi lặp lại câu nói tôi đã nghe quen từ bé “Mẹ thương con trai mẹ lắm”.
Cô giúp việc bận chuyện gia đình, xin nghỉ một tuần để về quê giải quyết. Tôi và vợ phân công nhau sáng, tối vợ bón cơm cho mẹ vì đặc thù công việc của tôi phải đi sớm về muộn. Trưa tôi tạt về nhà giúp mẹ ăn cơm, tiện thể lau dọn phòng, tắm rửa cho mẹ. Trong ngày, tôi còn nhờ một người bạn làm việc tại văn phòng gần nhà tôi thỉnh thoảng chạy sang kiểm tra tình hình của mẹ. Vợ tôi bất đắc dĩ phải nhận lời.
Mọi chuyện diễn ra khá suôn sẻ cho đến một hôm tôi được tan làm sớm. Về đến nhà, cảnh tượng diễn ra trước mắt khiến tôi đau lòng ghê gớm. Có mặt các con tôi ở nhà, vợ tôi vẫn quát mắng mẹ chồng ra rả. Cô ta mắng mẹ vì “đến ăn cơm cũng ăn không tròn” làm rơi vãi thức ăn ra cả quần áo cô ta, vì già cả, lầm cẩm, làm phiền con cháu. Mẹ tôi không nói được gì, nước mắt cứ rưng rưng.
Video đang HOT
Em ơi nuôi mẹ đừng tính tháng kể ngày!
Tôi chạy vào lôi người vợ xấc xược ra khỏi phòng mẹ, mặt tôi nóng bừng, miệng tôi cũng như hét ra lửa rằng mẹ cơ cực cả đời nuôi tôi lớn khôn, lúc tôi không chịu ăn, lúc tôi quấy khóc hay bĩnh ra cả người mẹ, mẹ vẫn không một lời than vãn, cô ta mới bón cho mẹ tôi vài ngày đã dám nặng lời. Tôi bảo nếu cô ta không biết ăn năn hối lỗi thì hãy đi khỏi nhà, loại vợ đó tôi không cần.
Vợ tôi im lặng không nói gì, vác khuôn mặt nặng như chì lên phòng ngủ. Tôi xin nghỉ phép mấy hôm, ở nhà chăm sóc mẹ. Những ngày đó, tôi không nhìn mặt vợ lấy một lần. Có hôm cô ấy xin nghỉ làm sớm, cất công đi chợ nấu mấy món mẹ tôi thích ăn. Có hôm tôi bận ra ngoài mua ít đồ cần thiết, về nhà đã thấy cô ấy cặm cụi dọn dẹp trong phòng mẹ. Thấy tôi bắt đầu nguôi giận, vợ xin làm hòa, cô ấy cũng vào xin lỗi mẹ, hứa sẽ cố thay đổi. Tôi chỉ nhẹ nhàng bảo vợ “Em ơi nuôi mẹ đừng tính tháng kể ngày!”.
Theo Him
Giá như con đừng... đỗ Đại Học
Bố ạ, một mùa tuyển sinh đại học lại đang đến gần. Sáu năm trôi qua, cứ mỗi lần nghe đến từ Đại học là trái tim con lại nghẹn đắng, thổn thức...
Bố! Khi con ngồi viết những dòng này cũng là khoảng thời gian con đang phải gấp rút hoàn thiện hồ sơ xin việc tại cơ quan mới. Những công việc photo, công chứng đơn giản này bỗng trở thành quá sức với con... Hình như nó còn trở thành nỗi ám ảnh của con suốt những năm tháng qua.
Hẳn bố rất giận khi nghe con nói rằng, con sợ nhìn thấy bằng Đại học, sợ nhìn thấy màu đỏ chói - cái màu mơ ước của hầu hết các sinh viên, sắc màu mà cả đời bố cố gắng giúp con dành được nó. Nhưng bố biết không, với con, màu đỏ ấy bỗng trở nên thật tồi tệ và đáng sợ biết bao. Mỗi lần cầm nó trên tay, cảm giác day dứt, thậm chí có cả sự tiếc nuối lại tràn ngập trong con.
Buổi sáng định mệnh ngày hôm ấy, khi đúng lúc con nhận được cuộc gọi từ người bạn thân thông báo rằng, nhà trường đang tổ chức trao bằng tốt nghiệp và các thầy đang xướng tên con. Con còn chưa kịp nở nụ cười thì nghe tiếng cô y tá hốt hoảng gọi tên mình. Con đã đứng tim, gần như không thở được. Cố gắng từng bước, con mới vào được giường bố nằm điều trị. Mắt bố nhắm nghiền, ngón tay mấp máy rồi chiếc máy theo dõi nhịp tim cứ chạy ngược lại đầy gấp gáp. "Bố ơi, hôm nay là con nhận bằng tốt nghiệp Đại học đấy. Bố mở mắt ra đi, bằng Đại học đấy bố ơi", con không nhớ mình đã gào lên biết bao lần câu ấy.
Có lẽ, nếu con không đậu Đại học thì giờ mẹ đã không cô đơn... Ảnh minh họa.
Bác sỹ nói, vì bố lao lực bởi làm quá sức. Bố mất vì cơ thể quá yếu không thể chống chọi được với bệnh tật...
Ngày con nhận bằng Đại học cũng là ngày bố ra đi!
Nằm ở bệnh viện gần 1 tháng , thỉnh thoảng bố lại hỏi con sắp tốt nghiệp chưa. Đôi lần bố cứ nhắc đến tấm bằng Đại học. Bố nói, bố mong muốn được một lần nhìn thấy nó.
Bố bảo, khi nào khỏi hẳn bệnh, bố muốn ra Hà Nội để biết chỗ con ăn ở thế nào. Bố muốn gặp bà chủ nhà tốt bụng - nơi con đã thuê trọ suốt những năm tháng ở Hà Nội để nói lời cảm ơn. Bố nói bố sẽ dành một con lợn để "bữa tiệc" mời cả xóm chúc mừng ngày con ra trường...
....
Con biết, dù đông anh chị em nhưng con vẫn là đứa được bố cưng chiều và hi vọng nhất trong nhà. Cũng chỉ vì con đỗ được Đại học, điều mà cả xã mình, cả dòng họ mình chưa ai làm được điều đó. ..
Bố lúc nào cũng tự hào khi khoe với hàng xóm, hoặc có họ hàng xa vào nhà chơi rằng: "Con bé thứ nhà tôi đang học Đại học dưới Hà Nội đấy, cả xã có mỗi mình nó được đi học"...
Bố lúc nào cũng chiều con. Chỉ cần con nói con cần gì cho việc học, từ chiếc máy tính, điện thoại hay máy ảnh... bố đều cố gắng chạy tiền mua cho con.
Mỗi lần con đi học về bố đều bảo mẹ đi chợ, nấu những món ngon để con "tẩm bổ" vì "đi học nó chẳng được ăn ngon". Mỗi lần như thế con lại đọc được sự ganh tị trong mắt của mấy đứa em.
....
Bố biết không, dù đã sáu năm rồi nhưng chưa một ngày nào là con không day dứt, nguôi ngoai khi nghĩ về những dự định nho nhỏ của mình để dành tặng bố...
Bố biết không, con đã định sau khi ra trường, con sẽ tự xin việc và làm tốt để bố mẹ không mất một đồng tiền chạy việc cho con. Vì bố lúc nào cũng động viên cả nhà rằng: "Phải tiết kiệm tiền, cả nhà chịu khó ăn uống khổ chút để dành tiền cho chị xin việc".
Con vẫn thầm nhủ, sau khi đi làm, những đồng lương của tháng đầu tiên mà con nhận được thì con sẽ mua thật nhiều đồ ăn ngon để cả nhà mình cùng xum vầy mà không phải lo tiết kiệm để đi xin việc. Con sẽ bù đắp cho những đứa em tội nghiệp của mình chỉ vì chị đi học mà phải kham khổ! Con đã hứa với bố sau khi con nhận bằng tốt nghiệp, con và bố sẽ ra Hà Nội chơi vài ngày, đi thăm bà chủ nhà, rồi đưa cả mấy đứa em đi Công viên Thủ lệ....
Vậy mà những dự định nho nhỏ ấy chẳng bao giờ thành hiện thực được...Bố ơi, nhiều năm qua, con cứ tự hỏi rằng, liệu có phải vì con, vì tấm bằng Đại học của con mà bố phải ra đi?
Có phải lựa chọn của con là sai không ạ? Chỉ vì ước mơ, chỉ vì tương lai của một mình con mà cả nhà mình phải long đong? Các em nheo nhóc, bố mẹ vất vả, thậm chí phải đổi cả tính mạng của bố?
Nếu đúng như vậy thì con ước gì, có thể quay ngược lại thời gian để con lựa chọn lại. Con sẽ không thi Đại học, hoặc nếu có thì con lại mong rằng, giá con đừng đỗ đại học...
Theo Him
Mẹ ơi con lấy chồng xa... Sau bốn năm xa nhà học tập, tôi lê bước về gặp mẹ mình với tâm trạng của một tội đồ! Vừa đặt chân vào nhà là tôi đã lao tới ôm chầm lấy mẹ mình. Không ngờ chưa đầy một năm xa cách mà mẹ lại nhanh già đến vậy. Mẹ đang ngồi trên chiếc chõng tre, trời vừa chớm thu, gió...