“Em nói, lòng anh mãi lắng nghe…”
Giọng nói đẹp, âm sắc dịu dàng không phải là một hằng số bất biến, cái làm biến đổi sự dịu dàng ngọt ngào thành hàm chứa là nội dung lời nói.
Ca sĩ Thu Phượng: “Mẹ sẽ cho bạn những lời khuyên chân thành nhất”Chuyện hồng nhan
Người Huế hay được khen là có giọng nói ngọt ngào, con gái Huế nổi tiếng dịu dàng không phải chỉ từ thần thái, mà còn từ giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng.
Nhưng người Huế cũng nổi tiếng… chanh chua. Nói vậy để thấy giọng nói đẹp, âm sắc dịu dàng không phải là một hằng số bất biến, cái làm biến đổi sự dịu dàng ngọt ngào thành hàm hồ hàm chứa là nội dung lời nói.
Ảnh: Shutterstock
Giọng nói đẹp hơn người
Nền công nghệ điện thoại di động trị giá vài chục tỷ đô la mỗi năm là một thực tế không thể chối cãi, rằng người ta thích nghe giọng nói của nhau, thích nói chuyện với nhau.
Trên cái nền sở thích căn bản và bền vững đó, hàng loạt những dịch vụ cộng thêm khác phát triển, từ chơi games đến lướt nét. Nếu cái điện thoại không khiến người ta trò chuyện được, chắc chắn những dịch vụ kia cũng không còn hấp dẫn.
Đối với con người, giọng nói của đồng loại có sức quyến rũ đặc biệt. Ngoài chuyển tải thông tin, giọng nói còn chuyển tải cả tình cảm, những đồng vọng bí ẩn của tâm hồn người nói, một cách vô thức được phản ánh thành âm thanh, khi trầm khàn, lúc lảnh lót, khi lạnh, lúc ấm.
Video đang HOT
Người ta có thể thay đổi cả giới tính, nhưng khó nhất vẫn là thay đổi giọng nói. Làm thế nào để tạo ra tính cách, tạo ra đặc điểm từng người từ những dây thanh quản vẫn là bí ẩn của tạo hóa, khoa học chưa thể can thiệp thành công.
Phụ nữ đẹp hay xấu nhìn biết ngay, nhưng phụ nữ quyến rũ hay không thì phải đợi nàng mở miệng nói. Nhiều thí sinh thi hoa hậu khi chỉ trả lời một câu hỏi thôi đã khiến người xem thất vọng não nề.
Nhưng cũng nhiều phụ nữ khiến người ta chăm chú nghe, khiến người ta say mê với dáng vẻ sinh động, duyên dáng lúc nàng cười hay nói chuyện. Đừng nghĩ giọng nói, lời nói chỉ được “nghe” mà không được “xem”. Giọng ấy hay lời ấy là sự sống động, là linh hồn, là nhan sắc đang đối thoại.
Kim Dung, bậc thầy kiếm hiệp, từng tả một mỹ nhân chỉ bằng một dòng vỏn vẹn “giọng nói đẹp hơn người”, mà khiến người đọc không quên. Xuân Diệu từng âu yếm “em ngồi ríu rít ở sau xe/ Em nói lòng anh mãi lắng nghe…”.
Tình yêu từ lời, từ giọng nói là một tình yêu khó lý giải, mang màu sắc cá nhân lẫn màu sắc văn hóa cộng đồng. Chẳng vậy mà người ta hay cố gắng đổi giọng cho hòa với nơi mình sinh sống, những cũng lại hay bồi hồi khi nghe giọng quê hương.
Đàn ông yêu bằng mắt, phụ nữ yêu bằng tai. Hơn ai hết người đàn bà biết thế nào là một giọng nói đáng tin cậy, tình cảm, quyến rũ. Phụ nữ lại thường thích trò chuyện, nên cảm quan về giọng nói của phụ nữ càng tinh nhạy hơn.
Tuy nhiên, phụ nữ cũng là những người “đổi giọng” nhanh hơn đàn ông, đổi giọng một cách vô thức, đổi một cách đầy thiệt hại, từ chỗ “em nói lòng anh mãi lắng nghe”, đến chỗ “ sao tui nói hoài mà ông hổng nghe?!…”
Lời nói cho mình, lời nói cho người
Có lần nghệ sĩ Bạch Tuyết kể chuyện rằng trong thời gian học ở Anh, bà bị những cơn đau đầu không thuốc thang nào giảm được. Những cơn đau dai dẳng, khiến người trầm uất, mệt mỏi.
Đến một ngày không chịu nổi, bà leo tuốt lên mái của khu nhà thư viện trường đại học, và trên tầng thượng gió căm căm lạnh buốt của trời đất nước Anh đó, một mình, bà ngửa mặt lên trời ca một bài vọng cổ. Ca một mình, như chưa bao giờ được hát, tình cảm trào dâng mãnh liệt.
Hết bài vọng cổ, cơn đau đầu cũng biến mất. Bà nhận ra rằng chỉ vì lâu nay ở xứ người mình không được hát, không được nói tiếng Việt, không được ca một câu vọng cổ dài đuối hơi cho “đã”, cho thỏa lòng. Cơn đau chỉ là chiếc gương phản ánh những dồn nén cảm xúc đó.
Không ít khi trong đời mình cũng muốn leo tuốt lên tầng thượng, hoặc ra giữa bãi đất trống, mà hét lên những tiếng dài hoang dã, cho hả hết những gì chất chứa trong lòng. Đó là lời, là giọng cho riêng mình, không muốn, không cần đến ai chia sẻ.
Có được những lần cất tiếng thật mãnh liệt tận cùng đến vậy, để thấy, và để nhận ra trong đời thường mình có thể nhẹ nhàng hơn, cẩn thận hơn trong lời ăn tiếng nói, để biết rằng việc giữ gìn lời ăn tiếng nói, cũng là một áp lực, chứ không phải chỉ là chuyện khuyên nhủ và thực hiện mà thôi.
Và để cân bằng, hãy cho phép mình được hét lên những khi cần, ở những nơi cần, như thế, có thể mình sẽ dễ kiên nhẫn, cẩn thận lời lẽ những khi còn lại!
Theo Baophunu
Mẹ chồng mê vũ trường, lấy tiền bao giai
Nhiều lần mẹ chồng tôi cho họ vay mượn, mua cái này cái kia cho người ta. Sau bị "phụ tình" thì đau khổ rồi giận cá chém thớt.
Tôi cưới chồng đến nay mới được 2 năm. Vì bố chồng mất sớm nên chúng tôi ở với mẹ chồng. Mẹ chồng tôi là một phụ nữ sành điệu. Vì lấy chồng sớm nên bà có con sớm. Đến nay mặc dù con trai đã ngoài 30 nhưng mẹ chồng tôi mới ngấp nghé ngũ tuần. Bà trông còn rất trẻ và đẹp nữa.
Ngày về làm dâu, tôi được nghe mọi người kể lại khi xưa bà đẹp có tiếng. Nhưng bố chồng mất sớm, một mình bà làm lụng, tháo vát nuôi con nên người. Cũng có thể vì điều kiện, hoàn cảnh ấy mà mẹ chồng tôi là một người rất sắc sảo. Bà sắc sảo trong giao tiếp, trong buôn bán nhưng trong tình cảm thì có vẻ lận đận và rất "trẻ thơ".
Nói về vẻ đẹp trước, có lẽ ít người ở tuổi bà có được vẻ đẹp từ vóc dáng đến làn da. Cả về độ "chịu chơi", có lẽ mẹ chồng tôi là số một. Phòng bà có tới ba cái tủ chất đầy quần áo với đủ màu sắc, kiểu dáng. Mỹ phẩm xịn bà mua không tiếc tiền, nước hoa cũng sơ sơ hơn chục lọ. Bà thường chê con dâu ăn mặc quá kín cổng cao tường, "lúc nào cũng mặc màu tối như bà già 80". Thậm chí bà còn mua những cái áo có cổ khoét sâu, xẻ chỗ này, hở chỗ kia để tôi mặc cho đỡ "quê mùa".
Nhưng điều đó dù sao cũng chỉ là sở thích cá nhân, điều khiến vợ chồng tôi đau đầu nhất là tối nào bà cũng đến vũ trường. Thói quen này được bà duy trì chừng 10 năm nay và ngày càng giống như một chất gây nghiện, khiến bà không đi là không chịu nổi. Nhưng vợ chồng tôi không ngại các khoản chi phí đắt đỏ mà phiền não nhất về tính trăng hoa của bà.
Bao nhiêu năm qua lại vũ trường, bà nhận được nhiều lời ong tiếng ve. Toàn những người trẻ tuổi hơn bà, thậm chí có khi chỉ hơn con trai bà vài tuổi. Nhìn cách họ đến với bà, tôi hiểu ngay rằng họ không phải vì yêu đương gì, mà có khi chỉ vì tiền. Nhiều lần mẹ chồng tôi cho họ vay mượn, mua cái này cái kia cho người ta. Sau bị "phụ tình" thì đau khổ rồi giận cá chém thớt. Nhiều lần lắm rồi nhưng bà vẫn không chừa. Con cái góp ý, bà nói "Tiền tôi tôi tiêu. Cả đời tôi vất vả vì con cái rồi. Đến giờ hưởng thụ chút cũng lên tiếng là sao. Con cái không có chút hiếu nào cả".
Dĩ nhiên điều bà nói là đúng, tiền bà làm ra bà có quyền chi tiêu. Nhưng vợ chồng tôi rất lo lắng với tốc độ "bao giai" như của bà chả mấy mà của cải bay đi mất. Mà lo nhất là gặp phải những gã đào mỏ, nó làm cho bà không dứt ra được rồi lừa lọc cả tiền cả tình thì có lẽ bà sẽ rất đau đớn và khó vượt qua ở tuổi này. Xin hỏi, chúng tôi phải làm sao?
Ngày nay, việc các bà mẹ chồng trong độ tuổi từ 50-70 ăn mặc theo mốt, dùng điện thoại xịn, lướt web, trang điểm hàng ngày... không còn là chuyện lạ ở các thành phố lớn, đặc biệt là những gia đình có điều kiện. Đối với nhiều người, do luyện tập thể thao thường xuyên và điều kiện đời sống tốt nên trông họ rất trẻ so với tuổi. Không ít người vốn là cán bộ, có hiểu biết nhất định, nên có tư tưởng và lối sống rất thoáng. Vì vậy, thay vì ăn mặc theo kiểu cũ, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà thì một số bà mẹ chồng thích ăn mặc đẹp hơn, sành điệu hơn và có tâm lý hướng ngoại.
Với trường hợp của bạn, đã từng góp ý bằng nhiều cách mà không được thì bạn có thể dùng đến những "tác nhân" khác như sách, báo hoặc ăn cơm có thể kể chuyện "bịa" giả như bạn đã đọc được ở đâu đó về trường hợp lừa tình, lừa tiền. Vợ chồng bạn cần cố gắng để bà không nghĩ rằng đó là đang nói đến mình mà hãy để bà dần hiểu ra những thực trạng như vậy ngoài xã hội.
Có một cách khác nữa để "kiểm soát" tốt hơn là chính con cái tham gia các hoạt động ngoại khóa với bà để hiểu hơn về tâm tư tình cảm của bà, cũng như có thể giúp bà ngăn chặn những tình huống xấu xảy ra. Và nữa, nhắc đến chuyện tình cảm của người già, nếu bạn càng kỳ thị bạn càng không có cơ hội được thấu hiểu. Vì thế hơn ai hết, hãy làm bạn với mẹ chồng một cách đúng nghĩa nhất, để hiểu hơn về đời sống tình cảm cũng như chia sẻ mọi điều dễ dàng hơn.
Trong gia đình, mỗi người mỗi tính nên để gìn giữ hạnh phúc trong gia đình, điều quan trọng nhất là giữa nàng dâu và mẹ chồng phải có sự cảm thông, chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau.
Chúc gia đình bạn hạnh phúc.
Theo Afamily
Sắp sinh con, tiền không có chồng còn lo ăn nhậu Tôi có góp ý là lâu lâu mình mời một bữa thôi, chứ vợ thấy có mỗi chồng mời người ta chứ có ai mời đâu. Chồng tôi lại bảo là ngoại giao phải như thế, không tính toán được. Vợ chồng tôi mới cưới. Tôi đang có bầu được 5 tháng. Kinh tế gia đình 2 bên nội ngoại cũng bình thường....