Em nhớ anh và thương chính bản thân mình!
Những ngày không gặp nhau, em lại lẩm nhẩm đếm ngược xem bao lâu rồi chẳng có lấy một cuộc hẹn, một buổi đi chơi lang thang dọc khắp phố xá.
Thỉnh thoảng vẫn nhắc nhở nhau giữ gìn sức khỏe vì chẳng thể ở bên cạnh để lo lắng cho người còn lại, thỉnh thoảng vẫn hỏi thăm nhau cuối ngày và bắt người còn lại đi ngủ sớm, thỉnh thoảng mỗi ngày như thế…
Là yêu xa, hay đại loại một kiểu yêu không được nhiều người nghĩ sẽ hạnh phúc, cả hai đều chấp nhận và vui vẻ sau mỗi cuộc gọi cho nhau. Em biết anh thương em nhiều hơn những gì anh nói, em biết ở một thành phố xa Hà Nội ồn ào, trời cũng đã vào mùa, lạnh lẽo.
Khoảng cách với em không phải là địa lý mà có lẽ chính là thời gian. Em không thích phải chờ những ngày cuối tuần thật rảnh rỗi, anh vượt đường xa chỉ để giữ lời hứa cho một buổi hẹn hò. Em không thích phải chờ đến ngày những kế hoạch đi chơi bị trì hoãn trước đó được thực thi, và chúng ta lại cùng nhau đi qua những chặng đường xa lạ.
Những ngày không gặp nhau, em lại lẩm nhẩm đếm ngược xem bao lâu rồi chẳng có lấy một cuộc hẹn, một buổi đi chơi lang thang dọc khắp phố xá. Hình như lâu lắm rồi, vào một tối giữa thu se se, vào một sớm đẹp trời trong veo nào đấy. Mùa đông rải đầy những con đường một nỗi cô đơn đến lạ. Hàng cây già cổ thụ kể cho nhau nghe câu chuyện tình của những đôi yêu nhau mà chẳng ở bên nhau, kể về những vỡ tan khi gặp lại…
Những ngày không gặp nhau, tin nhắn và cuộc gọi vẫn thường xuyên trao đổi. Em không còn phân biệt được đó là thói quen hay là sự quan tâm thực sự xuất phát từ tình cảm của mỗi người. Đôi lần rơi vào hoang mang. Đôi lần rơi vào chếnh choáng. Em nhìn quanh chỉ thấy người ta hạnh phúc, em nhìn lại chính mình, tự hỏi một câu thật ngớ ngẩn, “hạnh phúc là gì hả anh?”
Cứ thế, những ngày không gặp nhau dày thêm một chút, quyển lịch trên tường nhà ai đó mỏng thêm một ít. Em sợ thời gian, sợ hàm răng sắc nhọn của nó sẽ gặm nhấm trái tim của mỗi người. Liệu rằng chúng ta có rơi vào cái kết chung của yêu xa, một cái kết mà cả hai đều đau đến không thể chấp nhận được.
Anh à, chẳng thể trách được ai trong những câu chuyện tình yêu, cũng đừng nên đổ lỗi cho số phận. Hoàn cảnh là thử thách dành cho tình yêu. Chấp nhận yêu xa, là em đã chấp nhận yêu từng tin nhắn anh gửi, chấp nhận những ngày không gặp nhau thật dài như thể có tới 48 tiếng vậy. Em vẫn sống cuộc sống của riêng mình, anh vẫn hối hả với bề bộn riêng anh, chỉ cần đừng quên nhau giữa lo toan thường nhật ấy, chỉ cần vẫn nghĩ về nhau mỗi sáng thức dậy, chúc nhau ngủ ngon trước khi đêm rơi vào hư vắng.
Những ngày không gặp nhau, em nhớ anh và thương chính bản thân mình…
Video đang HOT
Theo VNE
Chồng xem vợ đẻ, chẳng hay ho gì!
Nhìn vợ trong bộ dạng bà đẻ xấu xí, chắc chắn chẳng ông chồng nào muốn.
Hôm trước tình cờ đọc được câu hỏi xin tư vấn của mẹ Kim Ngân: "Bực vì chồng không chịu vào phòng đẻ", tôi cũng xin chia sẻ một vài điều, coi như của một người đã từng trải qua ca sinh nở, có chút kinh nghiệm trong vấn đề này.
Lời đầu tiên tôi muốn nói với mẹ Ngân là chẳng có gì phải bực vì chuyện này đâu, thậm chí đó còn là điều sung sướng bởi cho chồng vào chứng kiến vợ đẻ chẳng có gì là hay cả.
Tôi đã từng hai lần sinh con, hai lần này cũng đủ cho tôi thấy có nên để chồng xem vợ đẻ. Tôi khuyên chân thành chị em, đừng để chồng vào phòng đẻ cùng mình. Vì sao tôi nói như vậy, có nguyên do cả đấy.
Chồng nhìn thấy hình ảnh xấu nhất của vợ
Cách đây 3 năm, tôi cũng "đú" theo phong chào của các mẹ Tây để chồng cùng vào phòng sinh con với vợ. Ngày đó, những bệnh viện bình thường ở Việt Nam chưa có dịch vụ này, vợ chồng tôi đã phải "nhịn miệng" chỉ để dành tiền đăng ký sinh ở một bệnh viện sang trọng có dịch vụ người nhà được vào phòng đẻ.
Ý tưởng này là do tôi đề xuất ra bởi tôi cũng muốn được chồng chứng kiến cảnh con chào đời, để chồng hiểu hơn nỗi khổ của vợ. Chồng tôi cũng không phản ứng gì, chắc chồng nghĩ việc sinh nở đơn giản lắm.
Đúng như kế hoạch, trong suốt thời gian tôi đau đẻ, chồng luôn túc trực bên cạnh, không rời nửa bước. Đen đủi là ca sinh nở của tôi kéo dài gần hai ngày, tôi ở đâu chồng cũng phải ở đó, thậm chí khi cổ tử cung của tôi mở 8 phân, được lên bàn đẻ chồng cũng đi theo sát.
Lúc đó, các bác sĩ thay nhau khám cho tôi, cứ khoảng 15-20 phút lại có một bác sĩ (lúc là nữ, lúc là nam) đến xem cổ tử cung của tôi đã mở được bao phân. Tất cả các cảnh này chồng tôi đều được chứng kiến.
Đã thế, khi vào viện, tôi còn được mặc bộ đồ váy chẳng ra váy, áo chẳng ra áo, rộng thùng thình để các bác sĩ dễ bễ kiểm tra. Cứ mỗi lần bác sĩ đến lại lật tung váy của tôi lên kiểm tra vùng kín, nói thật là khi đó ngại với chồng vô cùng.
Giá như không có chồng ở đó, tôi chẳng quan tâm gì đâu bởi đang đau đẻ chết đi được, ai còn có thời gian mà ngượng ngùng nhưng chồng luôn bên cạnh, sao không ngại được. Nhiều khi bác sĩ khám xong, tôi chưa kịp kéo váy xuống thì chồng đã đến kéo hộ. Lúc đó cả mặt tôi và chồng đều đỏ gay. Hình ảnh này chắc chồng ám ảnh suốt đời mất.
Đã thế, trong cơn đau đẻ, đầu tóc tôi bù xù, da mặt thì bóng nhờn, răng cũng chẳng buồn đánh... chắc trông bộ dạng tôi khi đó xấu xí lắm. Trước đó tôi chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề này nhưng tôi cá là hình ảnh này sẽ khiến chồng chẳng mấy ấn tượng.
Cho chồng vào phòng đẻ cùng vợ tôi thấy mất nhiều hơn được. (ảnh minh họa)
Làm rối chân bác sĩ
Cứ nói là chồng vào phòng sinh cũng vợ sẽ làm động lực giúp sức cho vợ rặn đẻ nhưng thực tế các ông ấy chẳng biết gì đâu, thậm chí là còn làm rối chân bác sĩ thêm nữa. Như trường hợp của tôi, dù trước sinh, cả hai vợ chồng đều đã đi học lớp tiền sản, đã được hướng dẫn tất cả những việc phải làm khi vợ đau đẻ, thế nhưng chồng tôi còn run hơn vợ.
Khi thấy tôi đau đẻ quá, chồng tôi cứ hét toáng lên gọi bác sĩ, bác sĩ phải chạy vội đến khám nhưng cổ tử cung vẫn chưa mở thêm được chút nào.
Bác sĩ dặn: "Khi vợ đau đẻ, anh không cần gọi chúng tôi đâu. Chúng tôi sẽ tự quay lại khám cho chị. Chỉ khi nào thấy vợ có biểu hiện bất thường thì hãy gọi nhé!" Nghe xong, chồng tôi hỏi lại: "Thế nhỡ cô ấy đau quá chết mất thì sao bác sĩ?"
Ôi ông chồng tôi, hỏi gì mà dễ thương vậy, khiến tôi đang đau chết điếng cũng không nhịn nổi cười... Thế rồi chỉ 5, 10 phút sau, khi vợ lên cơn đau đẻ tiếp là chống lại toáng lên gọi bác sĩ, đến là khổ.
Sau đó, đến khi tôi chính thức rặn đẻ, chồng cứ đứng trơ hơ giữa phòng chẳng biết làm gì. Khi bác sĩ nhờ làm cái này, nhờ lấy cái kia, anh cũng chẳng làm được. Bác sĩ đã phải yêu cầu chồng tôi ngồi một chỗ ở góc cuối phòng để tránh làm rối chân ekip đỡ đẻ.
Ám ảnh sau ca sinh
Không biết chồng các mẹ thế nào, chứ chồng tôi phải nói là người nhát gan. Lúc nhìn thấy con vừa lọt lòng mẹ, mặt anh tím tái đi, tôi đoán là anh sợ máu quá.
Con chào đời chẳng giống những hình ảnh đẹp đẻ trên sách báo mà còn rất nhiều đờm nhớt, cũng như máu me... Phải vệ sinh xong, bé mới đẹp như những hình ảnh chúng ta thường thấy. Khi đó, bác sĩ bảo chồng tôi đến cắt dây rốn cho con mà anh còn run run không cắt nổi.
Còn một vấn đề này nữa, dù chưa xác thực với chồng nhưng tôi đoán là anh vẫn bị ám ảnh. Với những mẹ sinh mổ thì tôi không nói nhưng tôi đây sinh thường nên ít nhiều chồng cũng nhìn thấy "vùng kín" của vợ lúc đó.
Sau 3 tháng sinh con, chồng tôi vẫn chẳng một lần đoán hoài đến "chuyện ấy". Liệu có phải chồng sợ? Bởi trước đó tôi cũng đã tham khảo ý kiến chuyên gia và được biết vấn đề này là không thể tránh khỏi.
Một lần cho chồng vào phòng xem vợ đẻ, tôi thấy chẳng hay ho gì nên lần sinh thứ 2, tôi chỉ đi đẻ một mình cho lành.
Không có chồng bên cạnh, tôi vẫn thấy mình mạnh mẽ để rặn đẻ và an tâm bởi bên mình luôn có y bác sĩ chuyên môn. Vì vậy, các mẹ hãy cân nhắc lời khuyên của tôi trước khi để chồng vào phòng đẻ cùng nhé.
Theo VNE
Tôi không phải là kẻ đam mê nhục dục... Tôi không phải là kẻ đam mê nhục dục nhưng bị bỏ đói thì đầu gối phải bò... Sống với nhau mới 3 năm mà số lần cấm vận của vợ tôi lên tới con số hàng trăm. Trước đây, cứ mỗi lần vợ chồng có chuyện giận hờn, Thảo Ly lại quát: "Anh cút đi, đừng có lại gần tôi". Sau câu...