Em làm sai điều gì với 2 người chồng đã đi qua cuộc đời em?
Đã lỡ dở hôn nhân một lần, không ai muốn mình lại có thêm một lần nữa đứt gánh giữa đường. Nhưng nhìn lại 2 cuộc hôn nhân toàn nước mắt, em không biết mình đã sai điều gì với 2 người chồng đã qua cuộc đời em?
Người phụ nữ 29 tuổi Đặng Thị Thanh, ở tỉnh Lạng Sơn, nghẹn ngào ôm con nhỏ nói như muốn hờn trách cuộc đời mình.
Thanh chia sẻ: “Người chồng đầu tiên của em nghiện ngập và bỏ rơi em luôn từ lúc em báo tin đã mang thai. Mãi đến khi em sinh được một bé gái, ông bà nội đã lên tận nhà ngoại đón 2 mẹ con em về bên nội chăm sóc mà chưa có cưới xin gì”. Bố mẹ chồng em dường như cũng hiểu rõ con trai họ, nên rất cảm thông và nhẹ nhàng với con dâu. Điều mà cả nhà ngoại em và bố mẹ chồng hy vọng là có đứa con xinh xắn, đáng yêu này ra đời thì chồng em sẽ thay đổi tâm tính. Nhưng 1 tháng, rồi nhiều tháng trôi qua, anh ta vẫn về nhà lạnh tanh với nỗi lòng của người không muốn vướng bận bất cứ ai trong căn nhà này.
Với vợ, dù có cố gắng chăm sóc, động viên, chiều chuộng cơm bưng nước rót đến tận tay anh ta, anh ta vẫn lạnh như băng. Anh ta vẫn không quan tâm đến sự có mặt của vợ con ở căn nhà này, dù bố mẹ anh có nhắc nhở, lớn tiếng đến thế nào, anh ta vẫn chỉ lo lêu lổng, đi gây sự đánh nhau và chơi bời khắp làng.
Em cảm thấy quá thất vọng, tủi thân với sự vô cảm của chồng, nên đã xin phép bố mẹ chồng cho bế con về nhà ngoại từ đó. Ngay lúc mẹ con em về ngoại chưa đầy 1 tháng, thì anh ta bị bắt đi trại giam vì tội buôn bán ma tuý.
Từ đó, em nuôi con có bà ngoại và các chị gái phụ giúp, lúc bé được 2 tuổi thì em đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan để kiếm tiền nuôi con.
Đi lao động được 4 năm, em có quen một người đàn ông cùng làm bên ấy. Khi về nước, em quyết định đi thêm bước nữa với người ấy. Anh này ít hơn em 2 tuổi. Hồi đầu, em không biết rõ tuổi, anh ta nói hơn tuổi em, em cũng tin, vì trông anh ta cũng già dặn. Em đưa anh về ra mắt bố mẹ, 2 bên gia đình cũng thống nhất tổ chức đám cưới.
Ảnh minh họa
Hồi mới lấy nhau thì 2 đứa sống vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng từ khi em sinh con trai được hơn 1 tháng tuổi thì chồng em bắt đầu thay tính đổi nết. Anh ta bỏ làm việc ở công ty, đi làm xe ôm, và hay lêu lổng với đám bạn xấu, rảnh rỗi thì rượu vào. Anh ta về nhà hầu như trong tình trạng chân đi không vững, mồm liên tục chửi vợ con và sỉ nhục em đủ kiểu. Vì con, em vẫn nhịn, hơn nữa em nghĩ, mình đã một đời chồng rồi, không muốn cảnh phải bỏ chồng lần nữa, nếu lại phải ôm con về quê lần này thì bố mẹ em còn mặt mũi nào với làng xóm?
Nhưng em càng cố gắng chịu nhịn hết, thì anh ta ngày càng quá đáng, chửi bới, xúc phạm vợ đã đành, sau còn chửi cả bên bố mẹ em.
Video đang HOT
Em làm vợ mà không khác gì con ở cho anh ta. Anh ta nói ra câu gì, thì em cấm được cãi lại. Không ít lần, anh ta vừa sinh hoạt vợ chồng với vợ xong, thì quay ra đánh em ngay được, chỉ vì em gãi lưng anh ta hơi mạnh. Đêm con ngủ rồi, anh ta ra lệnh, bắt em đấm lưng, chẳng may lúc em đang bóp chân, tay cho anh ta, mà con quấy khóc, em chạy sang dỗ con là thế nào lúc quay lại cũng bị anh ta đánh chửi. Em bảo, con quấy nên em ra cho con bú để nó ngủ. Anh ta bảo: “Mày đ. phải đem con ra dọa tao, đ. con mẹ mày, tao sang đánh cho cả mày và nó sập luôn mồm tại đó luôn”.
Mọi chuyện em không được giải thích 1 câu nào, đều nhịn hết thì mới đỡ bị chửi bới. Ngay cả chuyện đi chợ, anh ta bảo em là loại đàn bà khốn nạn mới không biết chi tiêu. Bởi mua một bó rau cũng phải trả giá, nên đưa tiền chi tiêu hàng ngày cho vợ đi chợ, anh ta đều tính toán và bớt luôn đi vài nghìn với giá mớ rau em đã khai ra hôm trước. Vì vậy, nếu không trả giá được thì coi như em phải mua nợ, hoặc không mua được rau đó, phải tìm rau khác rẻ hơn mua cho đủ tiền.
Hết thời gian nghỉ sinh con, nhưng em chưa đi làm lại ở công ty được vì con quá nhỏ, chưa có người nhận trông. Anh ta bảo: “Mày không đi làm, thì công việc của mày ở nhà là cơm bưng, nước rót cho tao”. Con cái, nhà cửa, việc gì cũng đến tay em hết. Anh ta đi làm về chỉ việc ăn, rồi điện thoại, con không trông giúp cho em chút nào. Hơn nữa, hễ nhỡ tay làm rơi hay đổ vỡ cái gì, là anh ta gọi em vào hỏi: Mày vừa làm hỏng cái gì nhà tao? Rồi đánh em thâm tím mặt mày.
Có lần anh ta đánh em đau quá, chảy cả máu mồm, gẫy răng cửa, em đề nghị anh ta giải thoát cho em nếu không còn thương em nữa. Anh ta trừng mắt lên: Mày cút con mẹ mày đi, loại như mày ngoài đường đầy, làm như mày quan trọng lắm hả? Mày biến đâu được thì biến luôn, nhưng động vào con, tao giết chết luôn cả mày và nó.
Hôm anh ta đi làm, em liều mình bế con về nhà ngoại, tối về không tìm thấy 2 mẹ con, anh ta lên nhà ngoại chửi bới ầm ĩ và dọa nếu không đưa thằng bé ra, anh ta sẽ chặt gót chân mẹ em.
Nếu không theo anh ta quay về sống kiếp đày đoạ thì em thương con em quá. Người như anh ta chưa nuôi con ngày nào, làm sao con em sống đây? Nhưng nếu em quay về tiếp tục chịu đựng cuộc sống nhục nhã vì con, thì em không chịu nổi nữa.
Không ai muốn con gái mình lỡ dở 2 đời chồng, nhưng vì thương con, thương cháu, chứng kiến sự côn đồ của chồng em, bố mẹ em đành vừa khóc vừa khuyên em cứ để con ở với anh ta một thời gian, làm thủ tục ly hôn xong, tòa án cho em được nuôi con thì sẽ đón về nhà mình sau.
Em đành gạt nỗi nhớ thương con sang một bên để chờ ngày mẹ con đoàn tụ. Em đành hy vọng cuộc ly hôn này sớm kết thúc, để em được đón thằng bé về, 3 mẹ con em được sống cuộc sống êm đềm bên nhau, sau gần 10 năm sóng gió.
Theo Bảo Vy (Phụ Nữ Việt Nam)
Đừng bao giờ nói với đàn ông những câu nói đau lòng này
Dù đang yêu hay đã là vợ chồng, nếu không muốn "đường ai, nấy đi" thì bạn đừng bao giờ buông ra những câu dưới đây.
"Em đã là đàn bà khi đến với anh"
Đàn ông bây giờ ít khi nhắc tới sự trinh tiết với người yêu nhưng thực tế quan niệm về chữ "trinh" ở đàn ông thời nào cũng vẫn đề cao. Một cô dâu trinh trắng ngay trong đêm tân hôn đã có thể chiếm trọn được lòng tin, sự trân trọng, thậm chí là lòng biết ơn của chú rể. Còn một cô gái đã trở thành đàn bà trước khi đến với người yêu thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới tạo được lòng tin ở người đàn ông và phải luôn dè chừng với mọi mối quan hệ của mình, nhất là với người khác giới để tránh cái tiếng "đàn bà dễ dãi".
Vì thế, cho dù không còn là "con gái" vì bất cứ lý do gì thì bạn cũng đừng bao giờ thú nhận với người đàn ông hiện tại của mình về việc không còn trinh tiết. Hãy cứ để anh ta tự khám khá. Có thể khi phát hiện ra, nhiều người đàn ông tỏ ra khá bình tĩnh nhưng là sự bình tĩnh giả vờ và bạn cũng nên giả vờ như không biết, đừng dò hỏi suy nghĩ của anh ấy cũng như đừng thanh minh làm gì.
Ảnh minh họa
"Anh không đáng mặt đàn ông"
Đàn ông rất coi trọng tự trọng và bản lĩnh đàn ông của mình. Thích che chở, bao bọc cho phụ nữ cũng chính là cách để đàn ông thể hiện bản lĩnh giới tính của mình. Câu nói: "anh không đáng mặt đàn ông" sẽ khiến người đàn ông của bạn thấy mình kém cỏi, tự ti và không có sự tôn trọng của bạn.
Những người đàn bà khôn ngoan thường không nói những câu nói làm người đàn ông của mình cảm thấy "mất mặt". Phụ nữ khôn ngoan nên tỏ ra mình là phái yếu (lạt mềm buộc chặt), lúc nào cũng cần được che chở, giúp đỡ thì sẽ được nhiều hơn mất.
ảnh minh họa
"Anh đi làm cũng như không"
Đàn ông khẳng định mình bằng công việc. Đó là lĩnh vực thiêng liêng của đàn ông. Công việc, vị trí của người đàn ông trong một cơ quan, doanh nghiệp hay một tổ chức rất quan trọng. Đàn ông phần lớn ra khỏi nhà sớm, về nhà muộn không phải vì anh ta muốn trốn việc nhà mà là vì anh ta đang làm mọi việc ở ngoài xã hội để củng cố địa vị, lĩnh vực công tác của mình. Nếu bạn nói rằng "Anh đi làm cũng như không" có nghĩa là bạn không coi trọng công việc của chồng, coi thường thu nhập của chồng và những đóng góp của anh ta cho gia đình. Điều này sẽ khiến anh ấy thấy mình vô dụng.
Ảnh minh họa
"Bạn bè anh toàn là đồ rác rưởi"
Đàn ông có thể chịu thiếu thốn nhiều thứ nhưng khó có thể thiếu bạn bè. "Giàu vì bạn, sang vì vợ", mọi chuyện làm ăn của đàn ông đều ít nhiều liên quan đến bạn bè. Không giao du, không quan hệ, đàn ông sẽ có cảm giác như bị trói chân trói tay. Tuy nhiên, nhu cầu này lại mâu thuẫn với nhu cầu sum họp gia đình của đàn bà. Nếu chỉ vì người đàn ông của mình ham vui bên bạn bè mà bạn quơ cả đống bạn anh ấy toàn là "đồ rác rưởi" thì anh ta sẽ thấy mình bị mất mặt.
Vì thế, nếu có ông chồng thích tụ họp, các bà vợ cần biết điều tiết giữa hai nhu cầu này. Đừng bao giờ khăng khăng bắt chồng về nhà ăn cơm đúng giờ, nếu chồng chưa về thì cả nhà ngồi đợi, thậm chí chồng về muộn quá thì cơm ôi, thức ăn nguội, con thì đói lả bên bàn ăn mà người vợ vẫn kiên quyết chờ chồng về. Vì như thế, không chỉ bản thân cảm thấy mệt mỏi, bực bội, con cái ảnh hưởng tới sức khoẻ mà chính người chồng cũng cảm thấy khó chịu vì anh ta có cảm giác đang bị vợ lấy sức khoẻ của con cái ra "uy hiếp", buộc anh ta phải từ bỏ thú vui của mình.
Ảnh minh họa
" Hoặc em, hoặc gia đình anh, anh chọn đi"
Đàn ông rất coi trọng gia đình của mình. Nhiều người có quan niệm "anh em như thủ túc, vợ chồng như y phục" (Anh em như đầu với chân tay, vợ chồng như quần áo). Vì thế, cho dù bố mẹ hay anh chị em anh ta có nhân cách thấp hèn thì trong mắt anh ấy, họ vẫn là những người thân yêu nhất, không bao giờ từ bỏ được.
Vì thế, bạn đừng buông ra những câu như "Bố mẹ anh không đáng để em tôn trọng"; "Hoặc em hoặc gia đình anh, anh chọn đi"... Những câu nói này không chỉ làm cho quan hệ của bạn với chồng tốt hơn mà chỉ khiến anh ấy thấy đau lòng. Nếu phải đưa ra sự lựa chọn, có thể người phải ra đi lại chính là bạn.
Theo Minh Châu (Gia đình và Xã hội)
Trong hôn nhân người ta có thể chịu được bữa cơm nguội lạnh, nhưng ánh nhìn và ngôn từ nguội lạnh thì không Rốt cuộc trong hôn nhân, thời điểm nào là thời điểm đau đớn nhất, bất lực nhất? Câu trả lời, thời điểm đau đớn nhất, nhưng cũng bất lực nhất, chính là thời điểm người vợ, người chồng vẫn ở bên nhau, nhưng lại không còn đủ tự tin, đủ dũng khí để bao dung đối phương Hạnh phúc đối với bạn là?...