Em là cô giáo hay… bà buôn?
Nàng là giáo viên tiểu học, tôi là cán bộ ủy ban xã. Mặc dù cuộc sống không phải thiếu thốn, nhưng lương “ công chức” của hai vợ chồng chỉ đủ chi tiêu tằn tiện.
Gần đây, mạng xã hội phát triển, nàng theo chị em bán hàng trên facebook. Ban đầu nàng bán mấy đôi tất, vào mùa đông cũng khối người mua, lãi được vài chục ngàn nhưng lúc nào cũng lúi húi trả lời tin nhắn.
Thế rồi nàng bán thêm các phụ kiện khác từ kem bôi mặt, mỹ phẩm, son phấn, quần áo, kem đánh răng… đủ thứ. Ngoài lúc lên lớp, soạn giáo án, nàng tranh thủ “lướt face” để bán hàng. Có đồng ra đồng vào, mua sắm cái nọ cái kia, nàng càng hang say hơn. Cuộc sống bớt eo hẹp, nàng đỡ căng thẳng như dây đàn, mặt mày bớt nhăn nhó, miệng bớt ca cẩm về cơm áo gạo tiền. Kể cũng vui.
Ảnh minh họa
Thế nhưng hôm rồi nàng đóng facebook, bảo rằng phụ huynh học sinh kêu ca phàn nàn vì việc cô giáo rao bán hàng trên mạng, còn gì là tư cách nhà giáo. Nàng hỏi tôi: “Hay là em bỏ nghề giáo đi buôn? Buôn bán cũng kiếm được nhiều tiền hơn”.
Tôi không biết trả lời nàng thế nào, vì tôi hiểu nàng yêu cái nghề dạy học biết bao nhiêu. Cái thời mới đứng lớp, nhìn lũ học trò nhỏ xíu trêu chọc, cấu chí nhau khóc, nàng quyết định sinh con vì quá yêu trẻ. Cho đến bây giờ, nàng vẫn say mê kể về chúng mỗi ngày. Nhưng đồng lương giáo viên thì eo hẹp quá, cộng với thời gian cũng gần như chẳng còn chút nào để nghỉ ngơi vì bài giảng thay đổi từng ngày, các cuộc thi đua của trường, của huyện, của tỉnh thì triền miên… Tôi tặc lưỡi: “Có khi đi buôn còn đỡ mệt hơn, em cứ tính đi”.
Tôi thấy rõ sự thất vọng trên mặt nàng khi tôi nói thế. Tôi chữa lại: “Thì em cứ đi dạy và bán hàng, có sao đâu”. Chẳng phải hầu hết các cô giáo đều có “nghề tay trái” đó sao? Nếu không lấy gì mà sống.
Video đang HOT
Trước đây, nàng còn dạy thêm để có đồng ra đồng vào, nhưng từ khi ngành giáo dục cấm dạy thêm, thế là lại mất đi một khoản. Chẳng buôn bán bù vào thì làm sao có thể trang trải cuộc sống. Nhưng rõ ràng, chuyện phụ huynh phàn nàn về việc nàng suốt ngày “pót”, “còm”, “lai” trên mạng xã hội cũng có lý do chính đáng.
Mấy đêm liền, nàng cứ cầm cái điện thoại rồi lại bỏ xuống. Tôi biết nàng xót ruột, vừa muốn tiếp tục bán hàng trên mạng, lại vừa muốn dạy học. Đôi lúc tôi thấy nàng đắn đo, giằng xé giữa cơm áo gạo tiền và nghề nghiệp. Nhiều lúc nàng đá thúng đụng nia, ca cẩm chuyện tiền bạc rồi lại trách cuộc đời bất công với nàng. Cuộc sống có vẻ u ám hơn khi nàng chẳng được vui vẻ như ngày nào.
Ảnh minh họa
Thế rồi một hôm, nàng hí hửng báo với tôi một tin vui: “Em có mối lấy hàng tận gốc luôn, toàn đồ dùng học sinh thôi. Em sẽ lại bán với giá rẻ vừa để giúp học sinh vừa kiếm được đồng ra đồng vào”. Tôi như người mù tìm ra ánh sáng, gật đầu lia lịa: “Được đấy, được đấy, triển thôi em”. Thực ra tôi muốn nàng giải tỏa được tâm lý, được thấy nàng vui vẻ, hạnh phúc vì vừa làm nghề vừa lo được cuộc sống cho tất cả chúng tôi.
Theo GĐVN
Thu nhập hơn 15 triệu/ tháng nhưng mẹ chồng chỉ góp 2 triệu
Nhiều buổi sáng, phòng vệ sinh của ông bà hết kem đánh răng, bà cũng kêu tôi đi mua. Thậm chí, tôi đi làm về muộn mà nhà hết gạo, bà cũng chờ tôi về mua rồi mới nấu cơm.
Tôi lấy chồng gần ba năm và đang sống chung với ba mẹ chồng. Nhìn bề ngoài, mọi người đều bảo tôi sung sướng. Vì cưới xong đã có nhà cao cửa rộng, ba mẹ chồng trẻ khỏe, chăm cháu nội hết lòng. Nhưng thực sự cuộc sống bên trong gia đình khiến tôi rất chán nản.
Ảnh minh họa
Tôi đi làm văn phòng, lương được khoảng 2,5 triệu/ tháng. Trong khi, nhà chồng tôi có điều kiện, ngoài căn nhà đang ở, ba mẹ chồng còn có 1 căn khác cho thuê và 1 trang trại ở ngoại ô. Lương hưu của ông bà tính ra mỗi tháng gần 15 triệu, chưa kể nguồn thu từ trang trại và cho thuê nhà.
Chồng tôi làm kĩ sư, lương cứng được 8 triệu nhưng anh chỉ đưa cho tôi một nửa. Như vậy, mỗi tháng tôi có trong tay 6,5 triệu để chi tiêu tất cả các khoản và nuôi con. Nửa còn lại anh nói phải trả nợ cho ngôi nhà chúng tôi đang ở. Dù tôi chẳng hiểu, tại sao anh lại phải trả. Vì trước đây, vợ chồng anh trai ở chán chê rồi mới ra riêng.
Hồi mới cưới về, mẹ chồng không đề cập đến chuyện sinh hoạt phí. Trong tuần, bà đi chợ vài lần còn lại tôi đi, thỉnh thoảng bà mua thêm thứ này thứ kia. Mỗi lần nhà có đám giỗ, bà đưa tôi 500 ngàn để đi chợ, thiếu bao nhiêu không cần biết.
Ảnh minh họa
Nhưng như thế, tôi lại thấy dễ chịu hơn vì khi ông bà thích ăn gì thì tự mua lấy. Chẳng hiểu sao, cách đây nửa năm, bà bảo, bây giờ hàng tháng bà đưa cho tôi 2 triệu vì bà sẽ không đi chợ nữa.
Tôi thấy 2 triệu là quá ít so với nhu cầu nhưng cứ nghĩ là tiền thức ăn thôi. Nếu nhà hết kem đánh răng, giấy vệ sinh, gạo, dầu, gia vị...thì bà sẽ mua. Nhưng, tôi đã sai vì 2 triệu đó bao gồm luôn tiền sinh hoạt phí. Bà giao tôi tiền nghĩa là tôi phải bao thầu hết mọi thứ.
Nhiều buổi sáng, phòng vệ sinh của ông bà hết kem đánh răng, bà cũng kêu tôi đi mua. Thậm chí, tôi đi làm về muộn mà nhà hết gạo, bà cũng chờ tôi về mua rồi mới nấu cơm.
Thử hỏi, với 8,5 triệu một tháng, tôi làm sao xoay xở được khi cả tiền sữa, tiền bỉm, tiền điện, tiền nước...đều gói gọn trong đó. Vào cuối tháng, tôi kẹt tiền, mua thức ăn đạm bạc một chút là ông bà có ý kiến liền. Bữa nào cũng đòi hỏi ba món đủ thịt, cá, canh, xào và buổi sáng phải nấu ở nhà thì tôi không biết tính toán kiểu gì.
Ảnh minh họa
Thà rằng ông bà thiếu thốn đã đành, đằng này, lương bổng cao nhưng lại chi li với con cháu. Chưa bao giờ bà mua cho con tôi hộp sữa hay bộ quần áo cả. Tháng nào, tôi cũng bị thâm hụt tiền, cứ phải vay chỗ nọ chỗ kia để bù vào. Mọi người đều nghĩ tôi sung sướng vì làm dâu nhà giàu nhưng thực ra, tôi phải tính toán chi li từng đồng chứ không hề được thoải mái.
Theo Tinmoi24
Đám cưới giả, chú rể giả hay sự ích kỷ của người trẻ Trong vai một cô gái không muốn kết hôn nhưng đang bị giục lấy chồng, PV báo Người Đưa Tin tìm đến một công ty chuyên tổ chức đám cưới giả tại Hà Nội. Người đàn ông tên Q., GĐ công ty, nhiệt tình giới thiệu về dịch vụ này. Q. bảo, công ty có hàng ngàn nhân viên, cộng tác viên nam...