Em là cô gái đang đi qua tuổi thanh xuân
Em từng tự hỏi chính mình, tuổi thanh xuân mà em đang đi qua đó, em đã làm được những gì. Có những ngày em thấy mình thật đẹp, khoác trên người chiếc váy lung linh, bước chân khẽ nhún nhẩy theo nhịp điệu bài hát, thi thoảng lại lẩm nhẩm theo vài giai điệu đang nghe…
ảnh minh họa
Những giai điệu đó thật trầm lắng, nhẹ nhàng, nhưng lúc lên cao trào, lại làm cho người nghe thấy phấn khích tột độ, cuộc sống của em, tuổi thanh xuân sắp qua của em, có lẽ cũng như thế.
Em từng tự hỏi chính mình, tuổi thanh xuân mà em đang đi qua đó, em đã làm được những gì. Một cô gái còn rất trẻ, bước chân trên đường có quá nhiều vật cản cần vượt qua, từng có những lúc chân bước dở bỗng thấy mệt nhoài, muốn vứt bỏ tất cả mọi thứ, muốn gục ngã ngay trên con đường đang đi. Từng có lúc, dù trong tay tưởng như có tất cả nhưng lại không có chút ý nghĩa nào. Em từng có những lúc như vậy đó, những lúc con người có nhiều tham vọng hơn, hoặc là vượt qua để đến với con đường mới trải đầy hoa hồng, hoặc là trở về với vạch xuất phát từ con số 0.
Em chợt nhận ra rằng khó khăn của tuổi trẻ chỉ tựa như cơn gió lướt qua, con tim vẫn nóng, sức trẻ vẫn đầy nhiệt huyết, tình yêu vẫn nhẹ nhàng ở bên, trải qua tất cả mọi chuyện ở ngưỡng tuổi đẹp nhất, lòng em được cân bằng trở lại, em thêm yêu cuộc sống này nhiều hơn.
Video đang HOT
Em có thể trả lời được những câu hỏi cho chính mình. Em đã có những năm được sống và thỏa sức vẫy vùng, có mặt trên cuộc đời này là món quà quý giá đầu tiên mà em được ban tặng. Em có những chiêm nghiệm của một cô gái tuổi trẻ đầy nhiệt huyết đủ để em bước tiếp trên con đường dài phía trước lắm chông gai.
Em có những người thân yêu ở bên cạnh, những người không cần bất cứ một điều kiện nào để yêu em, những người em yêu quý hơn cả bản thân mình. Em có những người bạn thật sự, những người bạn đúng nghĩa. Em cũng có một tình yêu nhỏ, là bé nhỏ trong thế giới rộng lớn này nhưng với em, tình yêu đó to thật to, lớn thật lớn, để bên người đó, em thấy mình thật nhỏ bé cần được chở che.
Thời gian chưa bao giờ xóa nhòa ký ức, những thứ em đã trải nghiệm được trong quá khứ sẽ là hành trang để em bước tiếp, tuổi cũ rồi cũng lùi lại để đón chào những người bạn tuổi mới, những gì đã trải qua em sẽ cất giữ ở một góc nhỏ trong trang sách cuộc đời em.
Ngày hôm nay, ngày mai rồi những ngày sau, em sẽ được đồng hành với những người bạn tuổi mới, những người bạn dù mang đến niềm vui hay nỗi buồn, cơ hội hay thử thách khó khăn thì em cũng sẽ luôn đón nhận một cách trang trọng nhất.
Dù khắc nghiệt, tươi đẹp hay mờ nhạt, đều do em lựa chọn. Một mai khi hồi ức trở lại, em ước mình không bao giờ phải nói hai từ “giá như”. Đừng để phí hoài tuổi thanh xuân. Vì nó ngắn lắm!
Theo VNE
Nỗi niềm dâu trưởng
Dâu trưởng hay dâu thứ đều quan trọng nếu biết dung hòa các mối quan hệ và trách nhiệm gia đình.
"Thời xưa, vợ chồng con trai trưởng luôn được cha mẹ, dòng họ xem trọng và đặt nhiều kỳ vọng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ phải gánh trọng trách và nghĩa vụ nặng nề, đặc biệt là nàng dâu trưởng. Trong xã hội hiện đại, trách nhiệm của dâu trưởng đã bớt nặng nề hơn nhưng chưa phải là đã hoàn toàn được xóa bỏ" - bà Hoàng Thị Mỹ Vân, Trung tâm Tư vấn tình cảm tình yêu và giới tính T&K (TP HCM), nhận định.
Trăm dâu đổ đầu... dâu trưởng
Tán đồng ý kiến của bà Vân, chị Thư (ngụ tại quận Tân Bình, TP HCM) tâm sự: Hơn 10 năm về nhà chồng, chị chưa ngày nào được ung dung, nhàn tản chỉ vì làm dâu trưởng. Gia đình chồng là trưởng tộc, chồng chị là cháu đích tôn. Vì thế, chị phải chung vai với cha mẹ chồng gồng gánh việc gia đình, dòng họ. Quanh năm không tháng nào không có giỗ, thậm chí có tháng tới 3-4 đám, nên chỉ cần nghĩ đến là chị đã thấy "oải". "Vợ chồng tôi là công nhân viên, kinh tế eo hẹp nên cứ nghĩ đến các khoản đóng góp, giỗ chạp là xanh xám cả mặt mày" - chị Thư thổ lộ.
Tuy không sống cùng gia đình chồng nhưng chị Uyển (ngụ tại quận Bình Thạnh, TP HCM) cũng không thoát khỏi trách nhiệm của nàng dâu trưởng. Là con trưởng nên mọi khoản đóng góp để lo việc gia đình, bao giờ vợ chồng chị cũng phải chủ động và gánh phần nhiều nhất. Mới đây, cha chồng chị ở Nghệ An gọi điện thoại báo tin chuẩn bị xây nhà thờ họ, dự trù kinh phí trên 200 triệu đồng. "Chi phí mua gỗ hết 70 triệu đồng, bố mẹ sẽ lo. Phần còn lại, bố nhờ vợ chồng con và 2 em hỗ trợ. Bố mẹ già rồi, không làm gì ra tiền nhưng xây nhà thờ họ là việc đại sự không thể không làm con ạ"- bố chồng chị nhắn nhủ.
Sau những năm làm dâu vất vả, hiện cuộc sống của chị Thủy (ngụ tại quận 11, TP HCM) đã dễ thở hơn vì nhận được sự cảm thông của gia đình chồng. (ảnh minh họa)
"Nói khéo là 3 anh em đóng góp nhưng bố chồng tôi thừa biết 2 người em chồng không có khả năng, chủ yếu đẩy trách nhiệm cho vợ chồng tôi bởi đây không phải là lần đầu. Vợ chồng tôi chẳng dư dả gì nên vừa cúp điện thoại, bực quá tôi phán luôn: "Người sống còn chưa có chỗ ăn ở đàng hoàng mà lo cho người chết. Không có tiền thì làm vừa phải thôi, ông bà cứ đua đòi cho con cái khổ". Nghe xong, chồng tôi lên tiếng bênh bố, thế là xảy ra trận cãi vã kịch liệt" - chị Uyển nhớ lại.
Hóa giải khó khăn
Với chị Thi - nhân viên kế toán của một doanh nghiệp nhà nước tại quận 3, TP HCM - điều khiến cô dâu trưởng như chị cảm thấy áp lực nhất chính là chuyện phải sinh được con trai "nối dõi tông đường". Sau nhiều lần cố gắng "canh me" con trai, kết quả anh chị thu được 2 "ả vịt trời". Đều là viên chức nhà nước, nếu tiếp tục sinh con thì con đường sự nghiệp của vợ chồng chị coi như "đứt gánh". "Chúng tôi thuyết phục các cụ chỉ cần nuôi dạy tốt, 2 đứa con gái hơn hẳn cả thằng con trai. May mà các cụ hiểu ra, không còn thúc ép nữa" - chị Thi bày tỏ.
Sau những năm làm dâu vất vả, hiện cuộc sống của chị Thủy (ngụ tại quận 11, TP HCM) đã dễ thở hơn vì nhận được sự cảm thông của gia đình chồng. Chị Thủy tâm sự: Ngày đầu làm dâu, đứng trước cả núi việc và trọng trách nặng nề của dâu trưởng, chị rất sốc nhưng rồi không còn cách nào khác là phải cố gắng hòa nhập và làm thật tốt để ghi điểm với nhà chồng.
Vốn giỏi nội trợ từ thời con gái, chị Thủy tổ chức các mâm cỗ giỗ chạp một cách gọn gàng khiến gia đình chồng hài lòng. Khi giành được sự tin tưởng của nhà chồng, chị nhờ cả chồng vào cuộc để thuyết phục gia đình thỉnh thoảng thuê người nấu nướng để chị và mọi người trong nhà đỡ vất vả. Với cách nói thấu tình đạt lý, chị đã nhận được cái gật đầu của cả gia đình nhà chồng.
Theo NLD
Chồng không đưa tiền lại cứ đòi ăn ngon Thi thoảng, chồng trúng được con lô, vui vẻ vì em được cho 500.000 đồng hoặc 1 triệu nhưng điều đó rất hiếm. ảnh minh họa Em sinh năm 1992, đã lấy chồng được hai năm nay và có một con trai được tuổi rưỡi. Cuộc sống gia đình sống chung với bố mẹ chồng trong căn nhà 2 tầng 15m2 ở Hà...