Em là cave sinh viên kỳ 1
Cave sinh viên, chuyện không còn là một chuyện gì đó quá là đặc biệt trong cuộc sống thời nay.
Em là cave sinh viên (Ảnh minh họa)
Có cung ắt hẳn có cầu, anh có tiền tôi không có tiền thế nên các anh cứ như một cái cây cao bóng cả còn chúng tôi như các nhánh tầm gửi bám rễ vào hút đi từng chút, từng chút chất dinh dưỡng mà nói huỵch toẹt ra là moi tiền các anh thôi.
Cuộc sống thành phố là thế quá nhiều cạm bẫy, quá nhiều nhu cầu, quá nhiều thứ đắt đỏ, quá nhiều khát vọng và quá nhiều, quá nhiều… cave.
Tít, tít, tin nhắn từ một số lạ đến số máy của Kiều, cô cũng không lạ lẫm gì với việc này cả vẫn đơn giản vài dòng đại loại như “ anh được anh A, B, C giới thiệu” , ” Đi không em”, “Tàu nhanh bao nhiêu thế em”……
Vừa cày đầu với đống sách vở chợp mắt được một chút thì lại bị đánh thức bởi cái tiếng quen thuộc đáng ghét, cô bực mình ném chiếc điện thoại Nokia 1200 của mình vào tường rồi lăn ra ngủ tiếp.
Thói quen vẫn là thói quen, Kiều nằm xuống nhưng không thể nào ngủ được đành đi lại cái điện thoại lắp pin vào vì cô biết rằng tiền học phí, tiền trọ, tiền, tiền… cô chưa thanh toán được.
Kiều nhanh tay vào hộp thư thoại “anh muốn gặp em”, “lạ” lời nói thốt ra từ miệng của Kiều, đơn giản vì số máy này cô chỉ dùng vào việc giao dịch làm… cave.
Chưa bao giờ nhận được một tin nhắn như kiểu như thế này cả, cô tự nhủ “ chắc là nhắn nhầm” nhưng tin nhắn lại một lần nữa gửi đến số máy của cô và cô càng ngạc nhiên hơn ” Kiều à, anh muốn gặp em“.
Chiếc điện thoại tuột khỏi tay của Kiều rơi xuống đất, Kiều bắt đầu lo sợ đây là người quen của mình, hay thậm chí là người nhà của mình. Định thần lại một chút cô nhắn tin lại “ anh là ai, tại sao lại muốn gặp tôi“.
Video đang HOT
Vẫn cầm chiếc điện thoại trên tay chờ tin nhắn hồi âm, chốc chốc cô lại nhìn màn hình điện thoại. Tít tít tin nhắn trả lời đến “ an h nói lại một lần nữa, anh muốn gặp em”.
Từng sợi dây noron thần kinh trên đầu cảu Kiều như đóng băng tất cả, không ghi ngờ gì nữa chắc chắn đây là người quen rồi “ anh cho em thời gian và địa điểm“. Không suy nghỉ gì nhiều nữa Kiều nhắn lại cho người này ngay.
Tít tít “ 8h tối tại quán cà phê Lạ rồi quen, bàn số 2″. Vừa đọc tin nhắn xong Kiều ngạc nhiên lần 2, tại sao người này lại biết được địa điểm cô thường giao dịch tại đó và ngay tại cái bàn số 2 đó.
Vô số các câu hỏi cứ hiện hữu trong đầu của Kiều chưa có lời giải đáp. Tự đập vào đầu mình để cố quên mấy cái câu hỏi đó vì hôm nay cô một cuộc thi hết môn rất quan trọng.
Ngước nhìn đồng hồ đã chỉ 6h sáng, Kiều nhấc mình vào phòng vệ sinh nhìn vào tấm gương phản chiếu tấm thân tàn tạ của mình, hai mắt cô thâm quần vì làm cú đêm.
Hôm qua “tiếp khách” đến 2h sáng mới được về, khi về lại phải cày một đống kiến thức vào đầu đến 5h sáng, vừa chợp mắt thì nhận được tin nhắn quả thật cô thấy mình đúng là “trâu bò” mà.
Bước ra khỏi nhà vệ sinh Kiều chuẩn bị tài liệu cho vào túi sách rồi nhanh chóng lấy chiếc xe đạp mini của mình ra khỏi phóng hướng tới trường Đại học X. Trời bắt đầu chuyển sang đông, gió lạnh khẽ thôi xuyên qua nàn áo vốn mỏng manh của Kiều, cô khẽ rùng mình rồi tiếp tục đạp xe.
Cái thành phố này lấy đi của cô quá nhiều thứ, gia đình, bạn bè và cái quý giá nhất của một người con gái nhưng với cô bây giờ nó không còn quan trọng nữa. Sống cho mình bất cần với đời chỉ hi vọng rằng sau khi học xong cô sẽ trốn chạy thật xa cái thành phố này để tìm cho mình cuộc đời hoàn toàn mới.
Công việc Kiều đang làm không phải cô không biết, cô từng đọc qua sách báo về công việc của mình và cô từng đọc “Một con đĩ yêu nghể“, cô rất muốn mình gặp được một người đán ông như thế nhưng cô sẽ không bao giờ làm như cô gái ấy, cô sẽ nắm bắt cơ hội đó không buông tha. Tiếc rằng, tiếc rằng điều ấy chỉ xảy ra trong một câu chuyện hư cấu của một tác giả đầy cảm xúc nào đó.
Cuộc sống giả tạo với cô lại bắt đầu, vào lớp cười nói, chào hỏi như chưa bao giờ có chuyện gì xảy ra với mình, vất hết, bỏ hết cứ thế mà giả tạo, cứ thế mà lừa dối bản thân mà sống.
Thời gian thi trôi qua nhanh chóng và lặng lẽ, Kiều vẫn hoàn thành rất tốt bài thi của mình như các lần khác vì cô là một con cave sinh viên rất giỏi.
Không bao giờ nán lại trường quá lâu Kiều sải chân đạp xe quay về phòng, vẫn những tin nhắn mời gọi nhưng lần này cô đều bỏ ngoài tai. Cô đang chờ, chờ cuộc hẹn với một người thanh niên xa lạ mà như quen thuộc từ lâu lắm rồi.
Ngồi trong phòng chờ từng phút giấy trôi qua quả là một cực hình, kim đồng hồ cứ chạy tim cô cứ như thế mà đập theo.
7h tối, còn cách cuộc hẹn đến 1 tiếng nhưng Kiều đã chuẩn bị thật kĩ để đến gặp người ấy, trang điểm nhẹ nhàng không làm che đi nét đẹp của Kiều một cô gái luôn mạnh mẽ vượt qua tất cả những cạm bẫy nhưng tiếc rằng cuộc đời xô đẩy làm cho cô gái mạnh mẽ này trượt dài trên vết nhơ không thể xóa nhòa.
Cave sinh viên – món mồi ngon và sạch của các đại gia lắm tiền, không sợ bị phiền hà và quan trọng nhất không phải dính phải căn bệnh thế kỉ AIDS.
Theo xahoi
Tủi phận những cave thời bão giá
Họ là những cô gái nơi bến đỗ trên đường Phạm Văn Đồng, gần tới chân cầu Thăng Long.
Một góc khuất trên đường Phặm Văn Đồng
Quán trà đá trời rét vắng, chỉ có mấy cô gái mặc nửa kín, nửa hở ngồi co ro đưa những ánh mắt phiền muộn nhìn ra đường phố thưa thớt. Gần năm nay, các cô sống trong cảnh tối kiếm không đủ ngày tiêu, "khách hàng" thưa thớt và tiền công cũng rẻ mạt đi trông thấy.
Họ là những cô gái nơi bến đỗ trên đường Phạm Văn Đồng, gần tới chân cầu Thăng Long.
Bến đỗ rẻ tiền
Những ai thường xuyên đi trên đoạn phố từ bến xe Nam Thăng Long ra ngã tư Xuân Đỉnh - Tân Xuân hẳn đã quá quen thuộc với cảnh cứ trời sập tối là có hàng loạt cô gái bắc ghế ngồi tán chuyện với nhau ở ngay cửa những căn nhà âm u hoặc đầu ngõ. Cả đoạn phố không nhà nào mở hàng kinh doanh, chỉ rặt những căn nhà âm u, tối tăm và những cánh cửa chật hẹp khó đoán biết phía sau là gì. Mỗi khi có khách dừng chân, các cô gái lại nhao nhao lên vài phút. Khi khách đã "chấm" được cô nào, họ lặng lẽ dắt nhau vào phía sân sau hoặc lên xe đi tới bến đỗ khác, không gian lại trở lại như cũ. Vài chục cô gái lại nhẫn nại ngồi bên cánh cửa, mặt hướng ra đường với những ánh nhìn níu chân, khắc khoải chờ đợi.
Sau vài câu đưa đẩy và ánh mắt dò xét, cô gái có gương mặt chừng chưa đầy 20 với nước da mai mái và ánh nhìn vô cảm đồng ý theo chân tôi ra quán trà đá quen thuộc của các cô với cát sê của khoản "tâm sự theo giờ" là 50.000đ/giờ. Câu chuyện của N.T.N, quê Thái Nguyên chỉ xoay quanh việc "làm sao mà dạo này kiếm tiền khó thế, khách quen khách lạ cứ mất hút, chả thấy ai. Choáng nhất là cái tháng 7 âm lịch, cả tháng em có 8 "cuốc", các chị em khác cũng đói meo, bọn em vay tiền lãi ngày điên đảo để sống. Năm trước còn có tiền gửi về quê".
N kể, trước em và 5 chị ở đây trụ ở bến Nguyễn Chí Thanh và đi theo khách gọi ở quán. Ai chịu khó và có sức khỏe thì khỏi lo đói, miễn không kén cá chọn canh là có việc làm cả ngày. Từ khi bị quét ghê quá, N và các "đồng nghiệp" dạt về khu này và trụ ở đây đã gần 2 năm. "Khi mới dạt về đây, chúng em cũng kiếm ăn được. Mỗi khi ốm hay "đèn đỏ", tụi em tiếc lắm vì có ngày ra cả tiền triệu. Kiếm được nó cũng say, ốm đau hay gia đình có chuyện buồn cũng vẫn gượng tiếp khách".
Từ đầu năm đến nay, N và các chị em lâm vào cảnh đêm kiếm không đủ ngày tiêu. N liệt kê: "Tụi em phải chi trả nhiều lắm chị ạ. Có khách hay không cũng phải nộp tiền bến (là tiền chỗ ngồi đón khách và hành sự), rồi tiền thuê nhà ban ngày vạ vật, tiền bảo kê, tiền "bảo đảm rủi ro" khi có chuyện không hay xảy ra (tiền này nộp cho hai đàn chị thuộc băng nhóm xã hội ở khu Nam Thăng Long). Rồi còn tiền phấn son, tiền quần áo, tiền đồ lót, nước hoa để câu khách...". Ngày may thì được một khách, ngày kém thì ra quân xong lại về, N kể, mấy tháng nay chị em N toàn phải vay tiền nóng để chi tiêu hàng ngày mà tiền kiến không đủ chi trả.
Theo chân N bước ra phía sau mấy cánh cửa, tôi không khỏi giật mình kinh hãi bởi cái bến đỗ chỉ vỏn vẹn một chiếc giường gấp, hai chiếc chiếu và một khoảng sân chật chội, tối tăm.
Bỏ nghề - đi về đâu?
Sau vài câu chuyện gợi mở, N gọi thêm hai cô bạn đang ngồi ngáp vặt tới góp chuyện. Dường như chất chứa nhiều uất nức trong lòng, cô gái tên T.T.X xổ luôn: "Em thuộc diện được khách ở khu này mà giờ cũng móm chị ơi. Có thằng cha chủ xây dựng trong Đông Ngạc tuần ghé em tới 4 bận giờ cũng kêu anh chết đói đến nơi rồi. Anh ta kể cho thợ nghỉ hết, trước "cuốc" nào cũng bo cho em thêm mấy chục, giờ tháng ghé 2 lần mà kêu như cha chết vậy". X "bắn" tiếp: "Một ngày giờ tụi em tiêu đứt gần 400 nghìn các loại chi phí, không có khách nào coi như âm tiền. Vài ngày là chết rồi. Mà đàn ông là người kiếm kinh tế cho gia đình, lại cũng là nguồn của tụi em, giờ họ khó khăn tụi em chết theo đầu tiên thôi".
Ám ảnh nỗi buồn hàng ngày vay tiền trả lãi tiêu, T.Q.H chỉ ngồi lặng trước câu chuyện của hai bạn. Gợi mãi, cô mới nhát gừng: "Mấy tháng nay tụi em chơi dài, em có mẹ đang nằm điều trị ở viện châm cứu mà cũng không muốn ghé qua vì tiền không có. Trước mỗi cuốc em lấy 200, cao nhất là 400 mình chịu tiền bến, được bo thêm mỗi cuốc vài chục đến vài trăm nên có đồng ra đồng vào váy áo và bù đắp cho gia đình. Giờ tháng có vài cuốc nên không đủ sinh hoạt cá nhân, em nợ bọn đầu tiền hơn chục triệu rồi nên đang căng lắm. Em tính bỏ nghề đi làm công nhân nhưng chưa tìm ra việc, có việc lao động đơn thuần thì lương thấp quá, sống không nổi".
N kể câu chuyện về cô gái quê Nam Định tên Trang mới quay về nghề cũ sau 3 tháng đi làm thuê ở quán hớt tóc. "Nó không chịu nổi cảnh ế ẩm nên xin sang bên Xuân La vào tiệm cắt tóc. Công việc chủ yếu là gội đầu, chăm sóc khách qua qua. Tháng được trả 4 triệu nhưng làm chồn chân từ sáng tới đêm,chịu không nổi quay về đây rồi".
T.Q.H ngước đôi mắt ngu ngơ, hỏi mà như không hỏi: "Bao giờ các ông ấy kiếm tiền bớt khó khăn cho chị em mình đỡ khổ nhỉ?". Hai cô gái còn lại cúi mặt như có lỗi vì không trả lời được câu hỏi của bạn. Người viết chỉ còn biết cười trừ, bao người có học, hiểu biết, nghiên cứu ngày đêm còn không trả lời được, huống gì các em, mắc mớ gì mà buồn?
N bật ngay: "Bọn em buồn làm gì, là lo đến thắt ruột vì cơm áo gạo tiền ấy chứ".
Theo xahoi
Những hủ tục ma chay "rùng rợn" chỉ có ở Việt Nam Đó là những hủ tục lạ lùng của người Việt trong chuyện ma chay, ví như tục đút cơm cho xác chết và đem tử thi ra "ngắm" mặt trời... Hủ tục rùng rợn của người Mông đã tồn tại hàng thế kỷ Hủ tục mẹ chết, con bị chôn sống "Dọ-tơm-amí" là hủ tục của tộc người Bana và Jrai ở Tây...