Em là 1 đứa con hoang
Hương lắc đầu từ chối rồi chạy vụt đi để lại Khánh với sự ngỡ ngàng không hiểu nổi. Trái tim Hương như thắt lại vì đau đớn.
Cô yêu Khánh vô cùng nhưng nỗi ám ảnh trong Hương khiến cô không đủ can đảm thừa nhận tình yêu đó, cô sợ Khánh sẽ thay đổi khi biết Hương là một đứa con hoang.
Khánh nhìn theo dáng người con gái mình yêu đang băng mình chạy trong màn mưa mà lòng đau như cắt. Anh không biết vì sao Hương từ chối tình yêu của mình, mặc dù anh chắc chắn Hương cũng rất yêu anh. Anh muốn lao vào cơn mưa xối xả để giữ Hương lại bên mình nhưng có điều gì đó vô hình giữ chặt chân anh, để rồi anh chỉ biết đứng đó, nhìn theo…
Hương có khuôn mặt khá ưa nhìn, cái đẹp toát lên từ dáng vẻ dịu dàng và nữ tính. Nhưng có lẽ điều ấn tượng với phần lớn mọi người khi gặp Hương chính là đôi mắt. Hương có một đôi mắt thật đẹp, hàng mi dài, cong vút nhưng ẩn sâu trong đôi mắt đó có một nét buồn u uất, một cái buồn hút hồn người đối diện.
Lần đâu tiên gặp Hương tại buổi giao lưu cựu học sinh trường cấp 3 nơi cả hai người cùng theo học, Khánh đã không thể không chú ý tới người con gái có đôi mắt đẹp lạ lùng đó. Anh tìm cách bắt chuyện và được biết Hương học dưới mình hai khóa. Có thể nói, với Khánh đó thực sự là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên. Sau lần gặp gỡ ấy, Khánh vẫn duy trì mối quan hệ với Hương. Những lần hẹn nhau về thăm thầy cô, thăm trường cũ dường như đã giúp hai người xích lại gần nhau hơn.
Một năm kể từ ngày hai người gặp gỡ đã giúp Khánh cảm nhận được tình cảm của Hương nên anh mạnh dạn xin phép đến nhà thăm gia đình cô. Anh đến thăm nhà Hương vài lần và gặp mẹ cô, nhưng tuyệt nhiên không thấy Hương nhắc gì đến ba. Anh cũng không bao giờ thấy bóng dáng ba Hương trong nhà. Anh thầm nghĩ có thể ba mẹ Hương đã chia tay nhau, hoặc xấu hơn là ba Hương đã mất. Có đôi lần Khánh định hỏi Hương về điều đó nhưng mỗi khi nhìn vào đôi mắt buồn sâu thẳm của cô anh lại không thốt được thành lời.
Không để cho Hương nói hết, Khánh ôm chầm lấy cô như sợ người mình yêu sẽ tan biến mất…
Hôm nay, sau gần hai năm quen nhau, Khánh quyết định ngỏ lời yêu với Hương. Khánh cảm nhận được rằng Hương cũng yêu anh nên anh đến chỗ hẹn trong niềm hạnh phúc lâng lâng. Anh có ngờ đâu Hương từ chối. Anh đứng lặng nhìn Hương xa dần mình trong sự ngỡ ngàng không hiểu nổi.
Khánh quyết định đi tìm Hương, anh muốn được biết lí do dẫu rằng Hương có thể vẫn không chấp nhận. Nhưng anh cần cho Hương hiểu được anh yêu cô ấy nhiều đến thế nào.
Video đang HOT
Nhìn thấy dáng quen thuộc của Hương trên chiếc ghế đá cạnh trường cũ, Khánh biết mình đã đúng. Anh đã không mất nhiều thời gian để tìm ra Hương. Việc Hương đến đây ngồi lặng lẽ càng giúp anh khẳng định Hương có yêu anh. Khánh tiến đến gần và khẽ nói:
- Em đến nơi đây chứng tỏ em trân trọng kỉ niệm của chúng mình, không phải em không yêu anh như lời em nói hôm trước mà thực ra là ngược lại. Vì sao? Vì sao em lại từ chối tình yêu của anh khi mà em biết anh thực lòng yêu em, hãy nói cho anh biết lí do đó là gì?
Hương không quay lại vì muốn giấu hai hàng nước mắt đang trào ra trong đôi mắt:
- Anh nói đúng, em yêu anh nhưng em không đủ can đảm để bước tiếp, em sợ mình không xứng vì… vì… em là một đứa con hoang. Em không có bố, anh hiểu không? Mẹ đã gặp một người đàn ông và sinh ra em. Người ta nói “Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”, liệu anh và gia đình anh có chấp nhận em không? Liệu mọi người có khinh thường mẹ em và em không…?
Không để cho Hương nói hết, Khánh ôm chầm lấy cô như sợ người mình yêu sẽ tan biến mất. Anh thấy đau trước nỗi đau của người yêu, Khánh thấy thật khó thở:
- Anh không quan tâm, anh yêu em vì em là chính em chứ không phải vì em là con của một ai đó. Ngày trước anh yêu em và giờ đây khi biết sự thật này anh càng yêu em gấp bội, anh sẽ là người đàn ông của đời em, anh sẽ cho em được nếm trải niềm hạnh phúc của một gia đình thực sự, anh không cho phép em đánh mất tình yêu của mình vì điều đó, anh không cho phép, hãy tin ở anh…
Nằm trọn trong vòng tay ấm áp của Khánh, Hương òa lên nức nở. Hơi ấm từ lồng ngực người đàn ông đang che chở cho cô khiến cô cảm thấy thật an toàn…
Theo VNE
Những đứa con rơi sau công trình thủy điện
Cứ mỗi công trình thủy điện hoàn thành là có... hàng loạt thôn nữ, sơn nữ lỡ làng tuổi đôi mươi và những đứa trẻ "không" cha, sống trong nheo nhóc, tủi hổ.
Đằng sau những công trình thủy điện xới tung núi rừng, là sự xáo trộn ghê gớm cuộc sống, phong tục của nhiều vùng bản địa. Hậu công trình Thủy điện Sông Ba Hạ (Phú Yên) là một trường hợp tương tự. Mấy năm qua, nơi núi rừng xa tít ấy có bảy bà mẹ chờ "chồng" và tám đứa con thơ đợi cha...
Mẹ ăn "trái cấm", con bị bỏ rơi
Từ câu chuyện của một người bạn kỹ sư thủy điện, tôi vượt đường về miền núi Sơn Hòa (Phú Yên) giữa những cơn mưa trong tiết oi nồng. Khu vực đập chính hồ Thủy điện Sông Ba Hạ, xã Suối Trai (Sơn Hòa) chưa đến mức phải xả lũ như vào giữa mùa mưa năm rồi. Suối Trai bây giờ yên ắng hơn nhiều so với cách đây mấy năm.
Những cô gái Ê Đê chăn bò trên bờ đập tràn Thủy điện Sông Ba Hạ
Khởi công vào tháng 4/2004 và hoàn thành vào cuối năm 2009. Cách đây mấy năm, khi công trình đang bộn bề trong đất đá, xe máy cũng là thời đỉnh điểm thi công, lượng công nhân tập trung lên đến 5.000 - 6.000 người. Từ ngày có công nhân đến, cuộc sống làng buôn ở đây thay đổi hẳn với số lượng người đông đúc, xe và các quán xá mọc lên như nấm sau mưa.
Mấy năm trôi qua, rồi công trình cũng đến ngày hoàn tất. Niềm vui lớn là công trình đã đem lại ánh điện cho bà con nơi đây và nhiều vùng trong nước nhưng đằng sau nguồn sáng ấy còn có một thực tế đáng buồn vì có không ít sơn nữ, thôn nữ nơi buôn làng xa hút này ngày đêm nuôi con một mình vì trót "ăn trái cấm" cùng những công nhân thủy điện mang họ "Sở"...
Chúng tôi dừng chân cạnh khu vực đập chính hồ Thủy điện Sông Ba. Khi được hỏi về chuyện những phụ nữ trót dại cùng với một số công nhân thủy điện và những đứa con vô thừa nhận, dệt nên những câu chuyện cay đắng, buồn phiền ở nơi này thì được nhiều người chỉ vanh vách.
Tại buôn Xây Dựng xã Suối Trai chuyện tình của chị A Lê H'M. (34 tuổi) được người dân nhớ nhất. Năm 2005, H'M. là nhân viên điểm bưu điện văn hóa xã Suối Trai, công việc tấp nập vì nhiều công nhân xa quê vào thư từ liên lạc với gia đình. Trong đó, có chàng tên Thân (quê Nghệ An) thường hay lui tới. "Đến với mình, ảnh nói những lời lọt tai hay lắm, không như trai trong buôn. Mình tưởng Thân thiệt cái bụng, nên ưng... Vậy mà khi mình bảo bắt chồng thì Thân hẹn miết. Và khi thủy điện xây xong, thì mất hút luôn..." - H'M. phẩy tay nói vẻ chẳng vui chẳng buồn. Sau khi biết mình bị lừa, chị sinh con rồi đặt tên là A Lê Toàn Hão Huyền. "Mình đặt tên con gái như thế để luôn nhớ cái quá khứ quá hão huyền khi tin và trao thân cho một người đàn ông xa lạ...".
Bưu điện văn hóa xã Suối Trai không còn tấp nập như thời công nhân tụ về xây Thủy điện Sông Ba Hạ
Hơn thế, chị H'N. (30 tuổi) ở buôn Thống Nhất cũng yêu và thầm nhớ một người công nhân thủy điện nói giọng miền Bắc. Nhiều người cho rằng H'N. hạnh phúc hơn các sơn nữ khác vì sau khi đứa con trai đầu của mình với anh công nhân kia là A Lê Y Kỳ ra đời thì anh ta đã đến thưa chuyện với cha mẹ H'N. để tính chuyện trăm năm. Thế nhưng tiếp theo đứa con thứ hai - A Lê Y Huy được một tuổi, gã này đã cao chạy xa bay theo dòng chảy công trình. Từ đó, cuộc sống của ba mẹ con H'N. cứ lặng lẽ buồn trôi với công việc chăn bò, làm mướn nơi núi rừng heo hút cùng nương rẫy và cảnh nghèo túng.
Một cán bộ phụ nữ xã cho hay: "Tâm tình chị em với nhau, có đứa nói: thôi, mình làm mình chịu, than thở được gì, chỉ bị cha mẹ chửi thôi! Ở đất núi này, một mình mang thai, sinh đẻ, nuôi con thì khổ cực trăm đường, lượm lặt được gì ăn nấy, nhiều khi con bệnh không có đồng bạc mua thuốc, thấy con người ta uống sữa mà tủi thân nhưng rồi cũng quen thôi! Mấy thằng đàn ông, nó thích thì đến, không thích thì đi...". Chị này cũng cho hay, nghe phong thanh có "thằng thủy điện" nói kiểu phủi tay "nhiều thằng chơi, biết có phải là con mình...!"; thế nhưng một chị trong cảnh ngộ đã nói: "Nói vậy sao được! Đúng là em có gặp gỡ vài công nhân nhưng chỉ "cho" có mình nó, và em cũng đã có nói với nó, tính ngày tháng đều trúng y, giống nó như đúc. Thế mà nó dày mặt, nó "lặn" mất tăm".
Lỡ làng một đời sơn nữ, Chị Bùi Thị Hương, chủ tịch Hội phụ nữ xã Suối Trai cho rằng, không thể "vơ đũa cả nắm" nhưng những chàng "phủi trách nhiệm" kiểu này đúng là những gã "vu vơ, hoang đàng", khi xa nhà chỉ chăm chắm lợi dụng sự khờ khạo, thật thà của những sơn nữ. "Nhiều công nhân theo thủy điện, có lối sống không biết đâu mà lường. Còn chị em trước giờ chưa ra khỏi làng, bị lợi dụng thì chẳng biết địa chỉ nào mà tìm theo.
Nói thiệt, đàn ông ở đây rất thật thà và thụ động trong chuyện quan hệ nam nữ, vì tục "bắt chồng" vẫn còn tồn tại. Thế nên chị em rất khó "trở tay" với những lời đường mật của những kẻ dã tâm". Theo chị Hương, đây thực sự là một vấn đề xã hội không hề nhỏ và hầu hết các công trình thủy điện khi xây xong đều bỏ lại những đứa... con rơi lớn lên vật vờ trong cảnh nghèo túng, không cha.
Buôn làng người Ê Đê Suối Trai thấp thoáng sau kênh dẫn dòng Thủy điện Sông Ba Hạ
Trong số những sơn nữ trót ăn trái cấm với những "anh thủy điện", nhiều chị vẫn còn nồng nàn tin tưởng người đã "cao chạy bay xa". Ví như, Hờ V. (ở buôn Xây Dựng) nói: "Hồi trước, ảnh có cho tiền nuôi con, giờ hết rồi. Nhưng ảnh vẫn còn gọi điện, nói là do khó khăn, sẽ trở lại sau, mình phải thông cảm chớ. Không có ảnh thì mình phải gắng một mình nuôi, cho con ăn học thôi...".
Theo nhiều người sống ở đây thì những phụ nữ một mình nuôi con này rất khó có thể đi bước nữa bởi họ đều nghèo, đa số làm rẫy, làm mướn, chạy ăn từng bữa, lấy đâu ra của cải để bắt chồng. Theo tục lệ, khi còn son, thường phải 4-5 con bò mới bắt được chồng. Giờ đã có con thì phải "đền bù, phạt thêm" 1-2 con bò nữa, lấy đâu ra? Ngược lại, tục người Ê Đê ở đây cũng phạt nặng việc đàn ông bỏ vợ. Ví như, trước đây nhà gái "bắt chồng" 5 bò thì đàn ông bỏ vợ buộc phải trả lại gấp đôi (10 bò), nếu đã có con thì phải... thêm bò. Thế nên, chỉ có nhà giàu mới dám bỏ vợ và rất ít đàn ông dám "tạt ngang, tạt ngửa"".
Chị Hương cũng cho hay, trước đây, cuộc sống buôn làng đã bị xáo trộn nặng nề về lối sống, do quá đông công nhân đàn ông đến xây thủy điện, nhưng hiện giờ thì hầu hết các cặp trai gái ở đây cưới nhau đều có đăng ký kết hôn. Tục lệ nhà trai đòi lễ nhà gái vẫn còn tồn tại trong cộng đồng người Ê Đê ở đây nhưng nhiều đám đã được châm chước ít tốn kém hơn trước. Hội phụ nữ xã cũng đã phối hợp với các đoàn thể khác tham gia hòa giải để trai gái bớt gánh nặng do tập tục cưới hỏi, nhưng cũng chỉ từng bước... Riêng sự hỗ trợ vốn vay cho các chị em một mình nuôi "con thủy điện" thì cũng có hạn, bởi đa số chị em này cũng chỉ biết trông vào nương rẫy thôi.
Một cán bộ xã chép miệng: "Buôn làng có điện rồi mà số phận mấy đứa nhỏ "con thủy điện" lại tối thui...". Nói về thực tế đáng buồn này, một kỹ sư gắn bó lâu năm với nhiều công trình thủy điện cho rằng do môi trường làm việc nay đây mai đó theo các công trình nơi hoang vắng, đã làm cho một số công nhân có lối sống phóng túng, bất chấp hậu quả. Và chính các cô gái ở vùng gần công trình là đối tượng của họ.
Nhiều người còn tạo ra lý lịch giả để tiện bề "hoạt động". Thế nên, lắm cô gái sau khi mang thai, nghe tin chàng đã "bay xa" đi nơi khác, khi lên báo cáo lãnh đạo công trường thì "tìm hoài chẳng thấy tên người nào như vậy". Chẳng những công nhân, một số cán bộ, kỹ sư ngành thủy điện cũng rất bạt mạng trong chuyện săn thôn nữ, sơn nữ, dẫu nhiều người đã có vợ con đề huề ở quê...
Một điều đáng ngại là trong số những công nhân xa quê kia có không ít những người đã sử dụng ma túy và mắc các bệnh xã hội. Vậy không biết những số phận "hậu thủy điện" nơi buôn làng heo hút kia có được khỏe mạnh và rồi sẽ lớn lên ra sao khi vắng bóng cha?
Theo Tấn Mỹ
Người đàn ông 30 năm vá áo mưa 'tàu ngầm' ở phố cổ Hơn nửa đời, ông Nguyễn Văn Sĩ cặm cụi với công việc dán vết rách áo mưa ở phố cổ Hội An (Quảng Nam), nghề ngày nay chẳng còn nhiều khách nữa. Người đàn ông nhỏ thó tá túc ngay ở khu lều trên đường Bạch Đằng. Ông Sỹ sinh năm 1960 ở Cù Minh An (Hội An, Quảng Nam), từng làm nhân...