“Em không thể sống mà chỉ để phục vụ cho người khác”
Đường về quê có nhiều ổ gà nên vợ nói đau bụng, tôi nói vợ cố gắng. Vậy mà về tới nơi vợ ôm bụng kêu đau và máu chảy xuống chân, tôi ngỡ ngàng… gọi xe cấp cứu.
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngày tôi mang chuyện gia đình của mình lên đây Tâm sự. Nhưng quả thật tôi đang bế tắc. Là một trưởng phòng kỹ thuật của một công ty liên doanh nước ngoài quy mô lớn lãnh đạo hơn hàng chục nhân viên, vậy mà giờ đây tôi thấy mình bất lực trong chuyện gia đình.
Quê tôi ở Bình Dương, nhà tôi nghèo, có năm anh chị em, tất cả các chị gái tôi đều lấy chồng và còn tôi là con trai út. Gia đình tôi truyền thồng học giỏi nên các chị tôi ai cũng có chức có quyền trong xã hội và dĩ nhiên có cuộc sống êm ấm. Các chị cũng có gia đình riêng, còn tôi mới lập gia đình được hơn 1 năm. Do thời gian 4 năm tu nghiệp ở Pháp, vì gia đình tôi vốn nghèo khó nên tôi vừa làm và vừa học để kiếm thêm thu nhập gửi về giúp đỡ gia đình và một phần tích lũy cho bản thân mình. 4 năm sau tôi về cùng với tấm bằng đỏ trong tay tôi được nhận vào công ty liên doanh của Pháp. Với kinh nghiệm và khả năng của tôi, sau một khoản thời gian tôi được đề bạt lên chức trưởng phòng kỹ thuật.
Nói về vợ tôi bây giờ, tôi quen cô ấy năm cuối tốt nghiệp. Vợ tôi nhỏ nhắn dễ thương, sống hòa đồng và rất biết cách chăm sóc tôi. Cô ấy và tôi thương yêu nhau đến tận ngày tôi về. Sau 4 năm, tôi và cô ấy kết hôn. Tôi mua được một căn nhà 2 tầng ở quận 1, cũng gần cơ quan tôi làm, nhà vợ tôi cũng cho một ít. Vợ tôi nghĩ nhà rộng thoáng nên nói tôi đưa ba mẹ tôi ở quê lên sống. Do ba mẹ tôi gốc người Bắc, cô ấy gốc người Nam nên cũng không hiểu nhau cho lắm.
Vợ tôi luôn nghĩ mình sống tốt thì bố mẹ nhìn trước sau gì ba mẹ tôi cũng thấy được điều đó, nên cô ấy sống cũng rất thoải mái. Tôi hiểu tính vợ tôi, nên tôi rất thương vợ. Thế mà cuộc sống cũng chẳng như ý muốn. Vợ tôi làm quản lý chăm sóc khách hàng Mobifone nên công việc cô ấy khá bận rộn, cô ấy đôi lúc về muộn. Những lúc biết mình về muộn không kịp chuẩn bị đồ ăn cho gia đình, cô ấy mua đồ ăn nhà hàng về cho gia đình ăn.
Một tuần khoảng 2 lần như vậy. Bố mẹ tôi hình như không hài lòng lắm thì phải. Bố tôi – người cực khó tính, bố không nói trước mặt vợ tôi nhưng vợ tôi nghe được. “Nó làm tháng mấy đồng lắm, chủ yếu là thằng con mình làm ra, nó cứ ném tiền con mình vào những bữa ăn sang trọng thế này, không biết con mình nó vất vả thế nào”. Vợ tôi nghe cũng buồn, dù gì thì tiền cô ấy làm ra cũng khá mà. Do mẹ tôi quen chiều bố tôi từ những ngày tôi còn nhỏ. Mỗi bữa ăn, mẹ đều nấu món bố thích, không thì y rằng bố không ăn, trưa mà vợ tôi không có ở nhà thì bữa cơm phải dọn lên tận phòng bố.
Khi vợ tôi sống cùng, ban đầu vợ tôi cũng để ý mẹ làm như vậy, rồi bữa tối bố không xuống thì vợ tôi nấu cơm xong cũng phải mang lên tầng trên cho bố. Nhưng có bữa cô ấy nấu cơm xong, cô ấy nhờ tôi mang lên vì nghĩ người đang mệt lại mồ hôi sau một ngày làm việc nên cô ấy muốn đi tắm rồi ăn cơm. Tôi nghĩ việc đó cũng bình thường, ấy vậy mà mẹ tôi nhăn mặt. Khỏi phải nói đến thái độ bố tôi thế nào, ông không thèm ăn và bảo tôi bưng xuống. Vợ tôi phần bị áp lực công việc, phần mệt mỏi cô ấy lẩm bẩm nhỏ trong miệng: cũng phận làm con như nhau, chứ có phải ô sin đâu.
Không ngờ mẹ tôi nghe được, bà lên tiếng la vợ tôi: “Làm dâu có mỗi việc ấy mà cô cũng lười, tôi này suốt mấy chục năm qua tôi hầu hạ bố chồng cô có lên tiếng nào đâu”. Tôi lên tiếng bảo vệ vợ: “Mẹ à, cô ấy làm việc cả ngày mệt, công việc không mấy suôn sẻ nên mệt mỏi trong người chứ nào lười đâu”. Vợ tôi khóc, đi vào phòng.
Video đang HOT
Một lần khác trong bữa ăn. Tôi khoe với bố, hôm nay phòng kỹ thuật của tôi nhận vào một cô nhân viên mới, cũng nhanh nhẹn lắm. Sếp nói giao cho con quản lý và cũng không quên nói là con đã có gia đình. Tôi vừa dứt lời thì bố tôi tiếp: “ Sao ông sếp mày không nói mày chưa có vợ nhỉ?”. Vợ tôi nghe bố tôi nói câu ấy, cô ấy không nhấc nổi đôi đũa gắp thức ăn…
Tôi cũng thương vợ nhưng với bố mẹ tôi cũng rất thương và kính trọng họ, nên đôi khi trong nhà có việc gì tôi đều nói cho bố mẹ tôi nghe trước khi nói với vợ. Đi đâu làm gì tôi cũng xin phép điện thoại cho bố mẹ tôi và nhờ nhắn lại cho vợ tôi, chứ ít khi nào tôi nói với vợ. Tôi cũng không nhận ra điều này, mà có đi nữa thì tôi cũng nghĩ cô ấy thoải mái mà. Hôm dưới quê tôi có việc, gia đình tôi tất cả đều phải về. Vợ tôi nói với tôi rằng cô ấy không khỏe và rất mệt nên xin bố mẹ cho cô ấy ở lại.
Nhưng tôi biết tính bố mẹ tôi, tôi mà xin cho vợ ở lại thế nào bố mẹ tôi cũng la mắng cô ấy, cho nên tôi năn nỉ vợ tôi về cùng. Đường về quê cũng không xa lắm chỉ khoảng 25 km nên chúng tôi đi xe máy. Bố chở mẹ, tôi chở vợ. Đường về quê có nhiều ổ gà nên vợ tôi nói đau bụng, tôi nghĩ vợ bị sốc bụng nên nói vợ cố gắng. Ấy vậy mà về tới nơi vợ tôi ôm bụng kêu đau và máu chảy xuống chân, tôi ngỡ ngàng… gọi xe cấp cứu.
Tôi chạy vào viện gần đó, sau một khoảng thời gian sơ cứu bác sỹ đã lắc đầu chia buồn, vợ tôi đã bị sảy thai chỉ gần 4 tuần. Tôi có hỏi nguyên nhân thì bác sỹ bảo rằng do thần kinh suy nhược, căng thẳng và lại đi đường xa nên mới vậy. Nhìn vợ mà tôi chảy nước mắt lúc nào không hay. Vợ tôi tỉnh dậy, biết chuyện cô ấy khóc thảm thiết, nhìn tôi với vẻ oán trách ghê gớm, chắc cũng vì nguyên nhân do tôi mà ra. Bố mẹ tôi có đến thăm, cô ấy không buồn hỏi chuyện, hỏi gì cô ấy nói nấy mà thôi.
Sau một thời gian điều trị cô ấy bình phục và trở về Sài Gòn. Cô ấy xin phép được về nhà bố mẹ đẻ ở Tân Bình sống. Tôi có hỏi thì cô ấy nói, “Với em như thế đã đủ rồi, em không thể sống mà chỉ để phục vụ cho người khác”. Cô ấy đòi ly hôn một thời gian. Tôi không đồng ý, cô ấy nói: “Ở trong nhà này người anh thực sự yêu thương và sống hết mình là vì bố mẹ chứ không hề quan tâm đến cảm giác của vợ ra sao”. Tôi thề rằng tôi có thương yêu bố mẹ mình và cũng nể bố mình lắm, nhưng tôi cũng thương vợ, cũng có lần tôi bênh vợ đó thôi. Tôi cần cô ấy sớm hôm bên nhau, sao cô ấy có thể nói vậy được nhỉ? Phải chăng tôi làm gì sai?
Bố mẹ tôi tuy có nghiêm khắc và khó tính nhưng đâu phải là người xấu tính? Tôi cũng yêu vợ tôi lắm mà, tôi cũng trân trọng cô ấy, cô ấy cũng yêu tôi, chăm tôi từng miếng ăn đến giấc ngủ, lo cho tôi từng bộ đồ, từng cavat, có gì cô ấy đều thủ thỉ tôi nghe. Ấy vậy mà cô ấy nói ra câu ly hôn sao dễ dàng? Phận làm con như tôi phải phục dưỡng bố mẹ, phải kính trọng bố mẹ làm gì cũng thông qua ý kiến bố mẹ, không lẽ như vậy có gì không đúng à? Vợ tôi đã quyết định vậy, bố tôi biết được ông ấy tuyên bố luôn: “Nếu bước ra khỏi cái nhà này thì đừng mong trở lại, cô đi thì con trai tôi cũng không thiếu người khác xin vào ở”. Vợ tôi càng khóc và lời cuối cùng để lại: “Chúc ba mẹ hạnh phúc với con dâu mới và anh hãy luôn làm con ngoan trong mắt bố mẹ mình nhé”.
Tôi thấy sự việc cũng chẳng có gì phức tạp vậy mà ra nông nỗi này. Là người con, là người chồng tôi để vợ mình ra đi, tôi đáng trách lắm phải không? Ở công ty mọi việc khó khăn nhất tôi đều giải quyết được vậy mà ở nhà việc cỏn con vậy tôi cũng chẳng biết làm thế nào để tốt cả hai. Đã có ai gặp hoàn cảnh như tôi không?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tài xế cứu thương kể chuyện bị chửi, chém vì...còi to
"Họ chửi, thậm chí chém lái xe cứu thương vì dám bật còi to làm cho họ...giật mình" là tâm sự của anh Nguyễn Quốc Quỳnh, lái xe cấp cứu của bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Anh Nguyễn Quốc Quỳnh, lái xe cấp cứu của bệnh viện Việt Đức (Hà Nội)
Không phải cứ còi to là người ta cho vượt
Anh Quỳnh phàn nàn: Nhiều người dân dường như vẫn còn thờ ơ với việc phải nhường đường cho xe cứu thương. Họ coi đó không phải là việc của mình, trên xe cũng chẳng phải người nhà mình thì việc gì phải quan tâm, thậm chí có người còn tỏ ra khó chịu khi phải nhường đường. Không ít trường hợp người đi đường cố tình cản trở, quay lại cười cợt, chửi cả lái xe vì cái tội dám bật còi to làm họ... giật mình.
Đối với những người lái xe cứu thương thì sợ nhất là gặp "đám thanh niên choai choai" tóc xanh tóc đỏ, nhiều khi có còi ủ mà cũng không dám bật vì càng hú còi họ càng đánh võng trước đầu xe như trêu ngươi, nhất định không cho vượt, "rồi đột nhiên phanh kít một cái làm mình cũng phải phanh gấp, chỉ khổ bệnh nhân nằm đằng sau bị xô đi, rên rỉ".
Xe cứu thương luôn sẵn sàng
Có lần anh Quỳnh đang chở bệnh nhân trên đường Đào Tấn còn bị hai thanh niên ép dừng hẳn xe rồi quay lại... cười. Khi yêu cầu họ tránh ra để xe cứu thương đưa bệnh nhân đi cấp cứu một người còn thản nhiên hỏi: "Đã chết chưa mà hú còi thế?".
Chứng kiến thái độ xấc xược của hai thanh niên, không chỉ lái xe mà cả người nhà bệnh nhân cũng phải nổi nóng, nhẩy xuống xe muốn làm cho "ra chuyện". Bác sĩ khuyên can mãi mới ngăn được vì nếu có xảy ra xô xát thì người chịu thiệt thòi đầu tiên chính là bệnh nhân.
Bị chém vì dám bật còi ủ
"Bị chửi thì đã ăn thua gì, anh em bọn tôi chạy về các tỉnh còn bị chặn xe, bị ném đá, bị đánh, thậm chí bị chém".
Anh Quỳnh chỉ một cậu đồng nghiệp giới thiệu: "Đây là Hải, một trong những người trẻ nhất trong đội nên thường xuyên được giao đi tỉnh và cũng thường xuyên bị hành hung. Hải cũng vừa xuất viện thôi. Hôm trước từ Ninh Bình đưa bệnh nhân lên, giữa đường, chỉ vì bật còi ủ xin vượt mà bị chặn lại, bị chém. Bây giờ cánh tay vẫn còn chưa tháo đinh ra đâu. Đưa người bệnh đi cấp cứu cuối cùng chính mình cũng phải đi cấp cứu, nghĩ mà cũng thấy xót xa".
Nhiều xe khách cũng tai quái lắm. Đường quốc lộ quang nhưng họ nhất định không cho vượt. Mình đi bên phải họ đánh xe sang phải, mình vượt qua trái họ đánh lái sang trái không làm sao mà qua được, đành phải cho xe chạy chầm chậm phía sau tới gần chục cây số, đến lúc họ rẽ đường khác thì mình mới lại tăng tốc đi tiếp được.
Xe trâu kéo xe cứu thương
Có lần đưa người bệnh về, đường vào xấu quá gầm xe bị đập xuống đất liên tục, vào được đến nơi thì xe hỏng, lại ở giữa rừng núi hoang vu chả biết làm thế nào. Cuối cùng gia đình họ đành phải đánh xe trâu kéo xe cứu thương ra ngoài. Nghĩ lại cũng buồn cười, mình mang xe cứu thương đưa họ về thì họ lại mang xe trâu đưa mình ra.
Rồi có những lần vào sâu, toàn đường đất, trời mưa, xe bị vướng vũng lầy không làm sao thoát được. Thế là dù trời mưa rét nhưng cả nhà họ chạy ra sắn quần, lội bùn đẩy xe cho mình thoát qua vũng lầy. Những lúc như thế cảm động lắm, mình lại thấy yêu công việc này hơn.
Những chuyện mới nghe qua tưởng như đùa nhưng đó lại là những trăn trở của người lái xe cứu thương. Làm sao đưa người bệnh đi cấp cứu một cách nhanh nhất mà vẫn không bị chửi, bị ném đá, bị đánh, bị chém dường như là một vấn đề quá khó mà chỉ có thể chọn một trong hai.
Theo Bee.net.vn
Tết này xin chừa! Cầm chén rượu chẳng rõ là chén thứ bao nhiêu trên tay, Linh bá vai sếp của chồng, lè nhè: "Theo em thấy thì cái gì sếp cũng có cả rồi, chỉ trừ có đứa con trai là còn thiếu. Ợ... ợ... Giá nhà em với nhà sếp tráo đổi cho nhau thì tốt sếp nhỉ". Công nhìn rõ khuôn mặt vợ sếp...