Em không nói thì làm sao anh biết được!
Nếu muốn anh làm gì, em nhất định không âm thầm giấu kín trong lòng nữa, để anh hết đường chối cãi: “Em không nói làm sao anh biết được!”.
Đàn ông có một ngàn không trăm lẻ một cách để biện hộ cho sự vô tâm, kém lãng mạn của mình. Một trong những cái cớ mà đàn ông thường lấy ra sử dụng nhất là: “Em không nói làm sao anh biết được!”.
Sau khi gặp mặt, anh tiễn em về nhà, em thường vội vàng chạy đến bên cửa sổ, hy vọng anh vẫn còn đứng đấy, dịu dàng trao gửi ánh mắt lưu luyến không rời với em, ai …ngờ anh đã nổ máy đi mất rồi.
Hai người nói chuyện điện thoại, em mong anh đừng vội vàng cúp máy hoặc hãy nhường em chào tạm biệt trước. Nhưng lần nào khi em khẽ khàng hỏi: “Muộn rồi, anh buồn ngủ chưa?”. Anh cũng nhanh nhảu trả lời: “Mắt anh díu cả vào rồi. Ngủ ngoan nhé. Bye”. Thực ra, trong lòng em muốn nghe nhất đáp án là: “Anh chẳng buồn ngủ tẹo nào, nói chuyện với em như được uống thêm nước tăng lực ấy”.
Sinh nhật, em ước anh có thể bí mật tặng em một điều bất ngờ, việc này có khó gì đâu. Anh chỉ cần để ý một chút xem ngày thường em thích gì, món quà nào dễ dàng khiến em cảm động nhất, đơn giản như: anh tự thân vào bếp làm cơm cho em hoặc ôm một bó hoa tươi tới đón em trước cổng trường. Thế mà anh thật là ngốc, thường hỏi thẳng em: “Sinh nhật, em thích tặng gì nào?” – em biết phải trả lời sao đây?
Video đang HOT
Khi em buồn, em chỉ mong anh ôm em thật chặt vào lòng, xoa đầu em bảo: “Quẳng hết ưu phiền anh gánh cho”. Chứ không phải là anh đi loanh quanh và gặng hỏi: “Có chuyện gì xảy ra thế, hả? Sao em cứ im lìm như thế. Nói toạc ra anh xem nào”.
Giận nhau, em làm mặt lạnh: “Hãy để em yên, tạm xa nhau một thời gian đi”. Lúc ấy lý ra anh phải mặt dày sấn tới, kiên quyết trả lời: “Không đi, cả thế giới có quyền xua đuổi anh, em thì không. Anh phải luôn bên em” – có phải chiến tranh được hóa giải rồi không. Nhưng anh lại thực nghe lời, kéo ghế đứng lên rời đi còn không quên dặn: “Khi nào hết giận, nhớ gọi anh”.
Em không muốn thương anh nữa. Em nghĩ rằng người đàn ông chân thành yêu em phải là người hiểu rõ lòng em ngay cả khi em im lặng. Cũng giống như cách em yêu anh, chỉ cần nhìn vào mắt anh, em luôn biết lúc nào anh đang vui, khi nào anh mệt mỏi. Hai ngón tay anh vân vê vào nhau nghĩa là anh đang bối rối, anh cần một điếu thuốc hoặc một tách cà phê. Anh chau mày là lúc anh giận dữ. Anh mím môi là anh không hài lòng. Em hiểu anh như thế, vậy mà sao?
Thế nhưng, cuối cùng em cũng chẳng nỡ bỏ rơi anh, chỉ vì sáng nay em trông thấy hai quầng thâm như những bóng mây đen bao phủ đuôi mắt anh. Em biết rằng nhiều đêm anh không ngủ. Thôi thì, em quyết định, chấp nhận ở bên anh, người đàn ông yêu em không tim không phổi. Lần sau, nếu muốn anh làm gì, em nhất định không âm thầm giấu kín trong lòng nữa, để anh hết đường chối cãi: “Em không nói làm sao anh biết được!”.
Theo Guu
Chồng hơi tí là tát vợ
Mỗi lần vợ chồng cãi nhau, chỉ có vợ nhịn thì mới dung hòa. Còn không, vợ mà to tiếng y như rằng, bị ăn tát ngay lập tức.
Cứ tức lên là tát vợ, đánh vợ thành quen tay. Anh đã quen dùng cái tát để dạy vợ. Thật tình, sống với người chồng như vậy, tôi quá mệt mỏi, mệt cả nhà chồng. (ảnh minh họa)
Ban đầu, những cái tát ấy gần như khiến cửa nhà tan hoang, vợ chồng giận dỗi bao nhiêu ngày không nói chuyện. Lâu dần thành quen. Có lần 1 thì có lần 2, lần 3 và có nhiều lần sau nữa.
Còn nhớ, lần đầu tiên anh tát tôi, đó là lần tôi và anh cãi nhau chuyện anh nhậu thâu đêm suốt sáng, không về nhà. Tôi gọi điện không được, bực tức gọi cho bạn anh nói này nói kia. Hôm sau anh về nhà thì chúng tôi cãi nhau một trận to. Không nhịn được vì chồng ngang ngược, tôi làm um mọi chuyện lên. Ai ngờ, tôi bị chồng dọa và tát cho tím tái mặt mày.
Đó là cái tát đầu tiên, tôi nhớ mãi không quên và nuôi hận trong lòng. Tôi bỏ về nhà mẹ đẻ gần 1 tuần thì anh lên đón. Anh nói xin lỗi tôi và hứa lần sau sẽ không bao giờ có chuyện đó nữa.
Tôi tha thứ cho chồng và quay lại nhà anh. Cũng từ đó, mẹ chồng nhìn tôi bằng con mắt coi thường. Bà nói tôi là người phụ nữ không biết điều, động tí là dỗi, bỏ về nhà mẹ đẻ là không nên. Tôi thấy mẹ chồng vu oan cho mình. Tôi không động tí là về nhà mẹ đẻ. Chỉ là, chồng đánh tôi và tôi nhất thời không thể chấp nhận chuyện đó, đành bỏ đi.
Bây giờ, tôi đã tha thứ cho chồng thì vợ chồng tôi cũng nên hòa thuận. Nhưng cũng vì đó, hai vợ chồng gần như không gần gũi được như trước. Mẹ chồng tôi càng ác cảm với tôi hơn.
Khổ nỗi, trông tôi lại luôn nghe lời mẹ. Ngày trước, mẹ quý con dâu không sao, bây giờ, bà chừa mặt tôi lại khiến chồng tôi càng trở nên khó xử. Có lần, tôi với bà va chạm nhau chỉ vì chuyện nấu nướng. Tôi cho hơi mặn, bà chê bẻ chê bai không ăn, lần sau tôi không nấu món ấy nữa, thế là bà tức cãi nhau với tôi, nói là tôi chống đối.
Tôi thật sự không chịu nổi cái tính bành trướng của mẹ chồng. Nhiều lần cãi nhau với bà vì tôi nấu món nào ba cũng chê, không hài lòng. Thế là, trong một lần nóng giận, chồng có rượu trong người, đã tát tôi một cái đau điếng khiến tôi như người mất hồn, mãi mới định hình lại được.
Từ sau đó, mỗi lần có mâu thuẫn gì là anh lại giơ tay lên tát tôi. Anh đánh vợ thành quen. Vì tôi cũng đã không còn muốn giận dỗi gì hơn nữa. Mệt mỏi vô cùng, chán chồng, chán tất cả nhà chồng. Sau mỗi lần bị tát, chồng lại ỉ ôi hứa hẹn này kia, xin lỗi rối rít nhưng cũng chẳng thay đổi được gì.
Cứ tức lên là tát vợ, đánh vợ thành quen tay. Anh đã quen dùng cái tát để dạy vợ. Thật tình, sống với người chồng như vậy, tôi quá mệt mỏi, mệt cả nhà chồng. Nhưng không còn cách nào khác là chấp nhận. Đành bỏ qua, đợi đến ngày có thể dọn ra ngoài ở riêng. Chẳng biết ngày đó đến bao giờ...
Theo Eva
Màn 'đáp trả' mẹ chồng xấu tính của nàng dâu thông minh Mẹ chồng tôi là người cổ hủ, khó tính và thường hay nói xấu con dâu. Để 'đáp trả' lại mẹ chồng, tôi đã nghĩ ra một kế hoạch thông minh. Tôi cưới chồng năm 27 tuổi. Mẹ chồng tôi thuộc kiểu cổ hủ, khó tính trăm bề. Ngay từ ngày ra mắt gia đình chồng, bà đã không ưa gì tôi. Mẹ...