Em họ Nguyễn Xuân Sơn được luật sư đề nghị trả tự do tại tòa
Trong phần bào chữa cho Nguyễn Xuân Thắng (em họ Nguyễn Xuân Sơn), các luật sư đề nghị HĐXX tuyên mức án bằng thời gian bị cáo đã tạm giam, trả tự do cho thân chủ của mình tại tòa.
Luật sư đề nghị trả tự do cho em họ Nguyễn Xuân Sơn Luật sư Bùi Phương Lan cho rằng vai trò đồng phạm của Thắng rất mờ nhạt, đã ăn năn hối cải. Hơn nữa, bị cáo bị tạm giam đã hơn 30 tháng nên cần được trả tự do ngay tại phiên toà.
Chiều 15.9, ngày xét xử thứ 13 đại án Oceanbank tiếp tục với phần tranh tụng của nhóm 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hoàn (cựu Phó tổng giám đốc Oceanbank). Một ngày trước, bị cáo này bị VKS đề nghị mức án 20-24 năm tù giam cho 2 tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Luật sư nói vụ 500 tỷ Ngân hàng Xây dựng phải có trách nhiệm
Cáo trạng cáo buộc Hoàn giúp sức cho Hà Văn Thắm (cựu chủ tịch) và Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank) thực hiện chủ trương thu phí của khách thông qua việc ký hợp đồng dịch vụ khống… với Công ty BSC (công ty sân sau của Thắm) để thu về gần 56 tỷ đồng. Số tiền này sau đó bị Sơn chiếm đoạt.
Về việc Oceanbank cho Công ty Trung Dung (công ty của Phạm Công Danh) vay 500 tỷ đồng, cáo trạng thể hiện Hoàn biết rõ tài sản bảo đảm không đủ giá trị và tính pháp lý nhưng vấn ký quyết định của HĐQT cho vay vốn. Ngoài ra, cựu Phó tổng giám đốc Oceanbank còn thừa nhận biết rõ Công ty Trung Dung sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
Mở đầu phiên xét xử buổi chiều, luật sư Lê Văn Cường bào chữa cho thân chủ của mình về cáo buộc cho Công ty Trung Dung vay 500 tỷ đồng trái quy định. Viện dẫn nhiều luận cứ, ông Cường cho rằng việc Oceanbank cho Công ty Trung Dung vay là có sơ cở và phù hợp.
Theo ông Cường, việc Ngân hàng Đại Tín (sau này là Ngân hàng Xây Dựng) giải ngân 500 tỷ cho Công ty Trung Dung vay là không đúng. “Do vậy, tôi đề nghị tuyên Hoàn không phạm tội và yêu cầu Ngân hàng Xây dựng bồi thường 500 tỷ đồng, kèm lãi cho Oceanbank”, vị luật sư nói.
Bào chữa cho thân chủ của mình về cáo buộc Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, luật sư của Hoàn nói thân chủ của mình chỉ phải chịu trách nhiệm cho hành vi chi lãi vượt trần trong 5 tháng chứ không phải 27 tháng như cáo trạng cáo buộc.
“Sai phạm của Hoàn do cấp trên quyết định, hành vi của Hoàn không vượt quyền”, luật sư nêu và đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ mức án cho bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Văn Hoàn tại sân tòa. Ảnh: Việt Hùng
Video đang HOT
“Thắng đồng phạm với vai trò không đáng kể”
Tiếp theo, luật sư Bùi Phương Lan (bào chữa cho Nguyễn Xuân Thắng – cựu Phó giám đốc Khối khách hàng lớn và đối tác chiến lược Ngân hàng Oceanbank) trình bày phần quan điểm của mình để bào chữa cho thân chủ về cáo buộc Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Thắng bị cơ quan giữ quyền công tố tại tòa đề nghị mức án từ 3-4 năm tù.
Dẫn phần thẩm vấn công khai tại tòa và quan điểm luận tội của VKS, bà Lan cho rằng Thắng không biết hành vi giúp đỡ chuyển tiền cho người anh họ Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank) là vi phạm pháp luật hình sự.
Theo vị luật sư, thân chủ của mình nhận tiền của Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Oceanbank) để chuyển cho Sơn không liên quan gì đến thiệt hại Oceanbank.
Sơn là anh họ của Thắng, trong thời gian dài anh ta không biết tiền đó là tiền gì. Ở giai đoạn 2011-2013, Thắng nghĩ đây là tiền làm ăn của Thắm và Sơn. Đến cuối năm 2013, nhận thấy lượng tiền mình chuyển hộ nhiều Thắng mới nghĩ đến khả năng trong số tiền đó có tiền chi chăm sóc khách hàng của Oceanbank – vị luật sư dẫn chứng lời khai của thân chủ.
Trong hồ sơ vụ án cũng như thực tế xét hỏi tại tòa, luật sư cho rằng Thắng luôn khai báo thành khẩn hành vi nhận tiền hộ Sơn. Xét nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội của thân chủ, nữ luật sư bào chữa nói Thắng chỉ biết mình phạm tội khi được cơ quan điều tra giải thích, giáo dục pháp luật.
Vị luật sư dẫn chứng trả lời tại toà cựu chủ tịch Oceanbank, tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh cũng trình bày rằng trước khi bị khởi tố điều tra về hành vi chi chăm sóc khách hàng trái quy định họ không biết mình phạm tội. Họ chỉ nghĩ hành vi của mình sẽ làm cho nhân hàng phát triển hơn. Họ không được giáo dục kỹ về pháp luật – luật sư nêu quan điểm và cho rằng nhận thức của Thắng trong hoàn cảnh này giống như các nhân viên khác của ngân hàng.
Từ lý lẽ đó, bà Lan đánh giá: “Thắng đồng phạm với vai trò không đáng kể, mờ nhạt”. Vị luật sư mong muốn HĐXX phán quyết mức án Thắng bằng đúng thời gian bị cáo đã bị tạm giam (30 tháng) và tuyên trả tự do cho thân chủ của mình tại tòa.
Bị cáo Nguyễn Xuân Thắng được áp giải đến tòa. Ảnh: Việt Hùng
Luật sư chứng minh sự khác biệt của cựu giám đốc chi nhánh Hà Nội
Tại phiên tòa chiều nay, luật sư Chu Thị Trang Vân (bào chữa cho bị cáo Trần Anh Thiết, cựu giám đốc chi nhánh Hà Nội), bị đề nghị 18-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cũng tham tranh tụng, gỡ tội cho thân chủ của mình.
Theo bà Vân, thân chủ của bà nằm trong diện “tương đối đặc biệt” trong số 34 bị cáo là giám đốc, phó giám đốc phòng giao dịch, chi nhánh và 227 trường hợp còn lại không bị xử lý trong vụ án Oceanbank. Vị luật sư trình bày, trong 34 bị cáo bị khởi tố, Thiết nằm trong 10 bị cáo không có bất cứ hành vi nào: Không chỉ đạo, không nhận tiền, không chi tiền “chăm sóc” dù cáo trạng nêu là “Thiết tiếp nhận chủ trương Thắm và Thu”.
Vị luật sư cho hay có 16/34 bị cáo đã khắc phục hậu quả bằng cách dùng tiền cá nhân. Trong 16 bị cáo thì có 4 bị cáo khắc phục toàn bộ thiệt hại trước khi bị khởi tố. “Thiết khắc phục hậu quả nhiều nhất bằng tiền cá nhân, hơn 3 tỷ đồng. Đó là sự khác biệt của thân chủ của tôi so với các bị cáo ở đây”, bà Trang Vân Trang trình bày và cho rằng thân chủ của mình dù không trực tiếp chi chăm sóc, nhưng Thiết đã tự mình đi tìm gặp khách hàng và các tổ chức để hồi 1,7 tỷ. Tuy nhiên, 10 ngày sau Thiết nhận quyết định bị can.
“Vậy có đáng bị xử lý hình sự hay không nếu nhìn tương quan với các bị cáo cùng nhóm cũng như 227 phó giám đốc chi nhánh không bị xử lý”, nữ luật sư nói.
Bà Vân cho rằng với người đã chủ động khắc phục, không được xem xét hưởng lượng khoan hồng thì chưa thật công bằng với thân chủ của bà. Vì lẽ đó, luật sư Vân đề nghị HĐXX cân nhắc giảm nhẹ cho bị cáo Thiết theo 2 phương án: Miễn hình phạt hoặc miễn trách nhệm hình sự.
Đến cuối chiều 15.9, ngoài Thắng, Hoàn, Thiết, các luật sư còn bào chữa xong cho 2 bị cáo khác là Nguyễn Trà My (nguyên Phó giám đốc Oceanbank chi nhánh Thăng Long) và Nguyễn Thị Thu Ba (nguyên Giám đốc khối ngành hàng bán lẻ Oceanbank). Hầu hết các luật sư đều xin HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ của mình.
Ngày mai (16.9) phiên tòa tiếp tục làm việc.
Trong phiên xử buổi sáng 15.9, các nhóm luật sư bào chữa cho bị cáo Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, Phạm Hoàng Giang đã được HĐXX mời lên bào chữa cho thân chủ của mình. Quá trình tranh tụng, các vị luật sư viện dẫn nhiều luận cứ để chứng minh thân chủ của mình không phạm vào các tội bị VKS cáo buộc. Họ đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung và xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Một ngày trước (14.9), đại diện cơ quan công tố tại tòa đã trình bày bản luận tội Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn (cựu tổng giám đốc Oceanbank) cùng 49 bị cáo liên quan. Mức án đề nghị cao nhất với Sơn là tử hình, Thắm là chung thân. Người có liên quan đến vụ án được đề xuất mức án nhẹ nhất là 18 tháng tù treo.
Theo Nhóm phóng viên (Zing)
PVN gửi tiền vào Oceanbank theo văn bản chỉ đạo của ông Đinh La Thăng?
"Các đơn vị khẩn trương phối hợp với OceanBank thực hiện và phải báo cáo kết quả về Tập đoàn trước ngày 15/10/2010" là nội dung văn bản chỉ đạo của ông Đinh La Thăng đã được luật sư dẫn chứng để khẳng định đây là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV chứ không phải của Tổng giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn...
Nguyễn Xuân Sơn, cưụ Tổng Giám đốc Oceanbank bị đề nghị mức án tử.
Sau khi Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với Nguyễn Xuân Sơn, cựu Tổng Giám đốc Oceanbank, chiều nay (14/9), luật sư đã đưa ra nhiều chứng cứ quan trọng nhằm gỡ tội cho bị cáo này. Theo luật sư Nguyễn Minh Tâm, Viện kiểm sát đã bỏ qua những chi tiết quan trọng "đẩy" Nguyễn Xuân Sơn vào con đường chết.
Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát, Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân.
Luật sư Tâm đã trưng ra văn bản ngày 7/9/2010 do Chủ tịch hội đồng thành viên (HĐTV) PVN Đinh La Thăng ký. Đó là văn bản số 6843 yêu cầu các đơn vị thành viên thuộc PVN và các nhà thầu dầu khí phải thực hiện mở tài khoản tại OceanBank, thực hiện các giao dịch qua tài khoản tại OceanBank bao gồm: Cấp phát vốn, thanh toán, gửi tiền, và các dịch vụ tài chính khác, trong đó có các quan hệ tài chính giữa các đơn vị với nhau. "Các đơn vị khẩn trương phối hợp với OceanBank thực hiện và phải báo cáo kết quả về Tập đoàn trước ngày 15/10/2010", nội dung văn bản chỉ đạo.
Văn bản thể hiện rất rõ tinh thần chỉ đạo của ông Đinh La Thăng. Luật sư Tâm cho rằng không cần xét hình thức chỉ đạo, cần phải xét nội dung chỉ đạo và đây là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV chứ không phải của Tổng giám đốc PVN.
Luật sư Nguyễn Minh Tâm đang gỡ tội cho Nguyễn Xuân Sơn.
"Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để xác định hành vi của Nguyễn Xuân Sơn, từ nội dung đó có thể rút ra kết luận quan hệ giữa PVN và OceanBank đã được hai Chủ tịch của hai đơn vị thống nhất, thỏa thuận và triển khai cam kết hỗ trợ tối đa trước khi Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu sang OceanBank công tác. Kể cả thời gian sau khi Nguyễn Xuân Sơn thôi chức Tổng Giám đốc OceanBank để về làm Phó Tổng Giám đốc PVN", luật sư Tâm nhấn mạnh. Về mặt pháp lý, quan hệ giữa hai pháp nhân PVN và OceanBank đã được xác lập bằng văn bản thỏa thuận cam kết tháng 9/2008 do chính ông Đinh La Thăng ký với Hà Văn Thắm với các cam kết rõ ràng về nghĩa vụ của PVN trong việc hỗ trợ OceanBank thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
Hơn nữa, sau đó tinh thần và nội dung văn bản thỏa thuận này còn được chính Tổng Giám đốc PVN và đích thân Chủ tịch PVN quán triệt đến từng đơn vị thuộc Tập đoàn bằng văn bản đã nêu trên. "Từ đó có thể suy ra, ở PVN không ai có thể làm trái thỏa thuận cam kết đó để thực hiện mục đích cá nhân, kể cả Nguyễn Xuân Sơn. Tài thánh cũng không cho phép Nguyễn Xuân Sơn làm trái quy định này văn bản này. Nguyễn Xuân Sơn có dám dùng tư cách cá nhân yêu cầu các đơn vị gửi tiền vào PVN hay không? Đương nhiên là không! Vì thế không thể quy buộc Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của PVN để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân".
Suy nghĩ này không được chứng minh, trong khi đó trách nhiệm của Viện kiểm sát là phải chứng minh. Nếu không chứng minh được sẽ không thể kết tội Nguyễn Xuân Sơn tham ô, từ đó không thể đề nghị mức án tử hình đối với Nguyễn Xuân Sơn.
Luật sư nói rằng, mong HĐXX xem xét kỹ vì liên quan đến sinh mạng của 1 con người. Phán quyết của HĐXX rất quan trọng.
Ngoài ra, Nguyễn Xuân Sơn còn xuất thân trong 1 gia đình nhà giáo, bố có 60 năm tuổi Đảng, đồng thời có nhiều công sức, thành tích của bị cáo Sơn tại OceanBank và PVN trong thời gian qua.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
"Chi lãi ngoài là xu thế chung của các ngân hàng, vì sao Oceanbank lại bị xử lí hình sự?" Nói về việc chi lãi ngoài mà dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng, Luật sư Đào Hữu Đăng bào chữa cho thân chủ Hà Văn Thắm nói, phải nhìn nhận vào thực tế thời điểm đó nếu dừng chi lãi ngoài thì ngân hàng sẽ bị đổ vỡ? Và vi sao chỉ có mình Oceanbank bị xử lí hình sự, còn các...