Em gái tử tù Hồ Duy Hải chia sẻ gì trước phiên xử giám đốc thẩm?
Đêm muộn 5/5, chị Hồ Thị Thu Thủy (em gái Hồ Duy Hải) đã có chia sẻ với PV Dân Việt trước khi phiên tòa giám đốc thẩm diễn ra.
Hôm nay (6/5), Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao mở phiên xử giám đốc thẩm xem xét vụ án Hồ Duy Hải bị tuyên tử hình về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”, phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày. Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ làm Chủ tọa phiên tòa.
Ngoài các thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, đại diện VKSND Tối cao, các cơ quan tố tụng của tỉnh Long An, TAND Tối cao còn mời luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn luật sư TP.HCM) tham gia bào chữa cho Hồ Duy Hải.
Chị Hồ Thị Thu Thủy (em gái Hồ Duy Hải) đã cùng mẹ bay ra Hà Nội để theo dõi phiên tòa giám đốc thẩm. Ảnh: Đình Việt
Đêm muộn ngày 5/5, PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với chị Hồ Thị Thu Thủy (SN 1991, em gái Hồ Duy Hải), chị Thủy cho biết, chiều cùng ngày hai mẹ con chị đã bay ra Hà Nội để theo dõi phiên tòa. Cùng đi với mẹ con chị Thủy còn có người dì ruột.
Theo chị Thủy, mấy ngày trước khi phiên tòa diễn ra, mẹ chị đêm nào cũng trằn trọc, lo lắng đến nỗi mất ngủ và đêm nay có lẽ cũng không ai ngủ được. Cả gia đình ai cũng mong phiên tòa sớm diễn ra với hy vọng Hồ Duy Hải sẽ được trả tự do.
“Luật sư Trần Hồng Phong bảo lần này không phải ra Hà Nội, có gì ông ấy sẽ thông tin nhưng hai mẹ con vẫn quyết đi chứ ở nhà chờ tin lòng cũng không yên. Tôi tin lần này anh Hải sẽ được minh oan”, chị Thủy nói.
Ngoài ra, cũng theo chị này, sáng 6/5, dù không được tham dự phiên tòa nhưng hai mẹ con chị vẫn sẽ đến trụ sở TAND Tối cao sớm và đứng đợi ở ngoài cổng để theo dõi.
Trước đó, trao đổi với PV Dân Việt, chị Thủy cho biết, khi vụ việc liên quan đến anh trai xảy ra thì mình đang học cấp 3. Chị nhiều lần tính bỏ học để cùng mẹ đi kêu oan cho anh trai, nhưng bà mẹ không đồng ý.
Được mẹ động viên nên chị vẫn tiếp tục học hết cao đẳng, ra trường xin được việc làm ở một bệnh viện trên địa bàn, nhưng làm chưa được bao lâu, chị đã phải nghỉ vì bị gây áp lực. Sau đó, chị đi xin làm tại vài nơi, nhưng mãi không ổn định nên chị quyết nghỉ không làm chỗ nào nữa để phụ giúp mẹ đi kêu oan. Khi nào sự việc của anh trai sáng tỏ, chị sẽ đi tìm việc.
Nhắc đến con gái, bà Loan không khỏi xót xa vì lo cho anh mà con gái đã từ chối nhiều người đến xin cưới, bỏ lỡ mất tuổi thanh xuân. Trong khi đó, chị Thủy lại cảm thấy không có gì phải hối tiếc và cho rằng sự thiệt thòi của mình chẳng đáng là gì so với anh trai.
Video đang HOT
Những tập hồ sơ mà gia đình Hồ Duy Hải đã chuẩn bị để đi kêu oan. Ảnh: Đình Việt.
Hồ Duy Hải là một “tử tù” đặc biệt, khi vụ án diễn ra từ năm 2008 với nhiều diễn biến từ tưởng như tuyệt vọng đến những “kỳ tích” bất ngờ.
Cụ thể, sáng 14/1/2008, dư luận chấn động trước thông tin 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (đóng tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc.
Đến ngày 21/3/2008, Cơ quan điều tra tỉnh Long An khởi tố, bắt tạm giam Hồ Duy Hải (23 tuổi, ngụ ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa).
Ngày 1/12/2008, TAND tỉnh Long An tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về 2 tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Ngày 28/4/2009, tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM bác kháng cáo, y án tử hình đối với Hồ Duy Hải.
Sau bản án tử hình, Hồ Duy Hải làm đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm hình phạt tử hình.
Tuy nhiên, ngày 24/5/2011, Chánh án TAND Tối cao có quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm; ngày 24/102011, Viện trưởng Viện KSND Tối cao cũng có quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm. Ngày 17/5/2012, Chủ tịch nước có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải.
Bưu điện Cầu Voi nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Đình Việt
Đến ngày 4/12/2014, mẹ ruột của Hồ Duy Hải nhận được thông tin sẽ thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải vào ngày 5/12/2014.
Bất ngờ, trong ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản yêu cầu tạm dừng thi hành án để xem xét rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai hay không, theo đơn kêu oan của mẹ tử tù Hồ Duy Hải cùng luật sư hỗ trợ pháp lý cho tử tù này.
Và ngày 4/12/2014, Hội đồng thi hành án tử hình Long An ra quyết định hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.
Ngày 20/1/2015, bà Lê Thị Nga (đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên) có bản kiến nghị về việc xem xét kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải; ngày 12/2/2018, Ủy ban Tư pháp Quốc hội kiến nghị với Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án.
Và ngày 23/7/2018, Văn phòng Chủ tịch nước yêu cầu cầu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội có văn bản thể hiện quan điểm, cách giải quyết cụ thể để xử lý dứt điểm vụ án.
Cuối năm 2019, VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử lại, hủy toàn bộ 2 bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND Long An và phúc thẩm năm 2009 của TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” để điều tra lại, đồng thời tạm đình chỉ thi hành bản án.
VKSND Tối cao cho rằng, tòa hai cấp có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Việc thu thập dấu vết hiện trường, đánh giá các chứng cứ, tài liệu… chưa đầy đủ. Nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn.
Những thiếu sót, vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị chứng minh của chứng cứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những căn cứ kết luận hành vi phạm tội của bị cáo.
Những điều vô lý trong vụ Hồ Duy Hải từng được bà Lê Thị Nga chỉ rõ
Mới đây, trong cuộc trò chuyện với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Loan (mẹ của Hồ Duy Hải) đặc biệt nhắc tới tên bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, với một sự kính trọng, biết ơn vì đã giúp đỡ gia đình trong quá trình kêu oan.
Như đã thông tin, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao mở phiên xử giám đốc thẩm xem xét vụ án Hồ Duy Hải bị tuyên tử hình về tội Giết người và Cướp tài sản, từ ngày 6 - 8/5. Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ làm Chủ tọa phiên tòa.
Cuối năm 2019, VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử lại, hủy toàn bộ 2 bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND Long An và phúc thẩm năm 2009 của TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên tử hình đối với bị án Hồ Duy Hải về tội Giết người, Cướp tài sản để điều tra lại, đồng thời tạm đình chỉ thi hành bản án.
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
VKSND Tối cao cho rằng, tòa hai cấp có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Việc thu thập dấu vết hiện trường, đánh giá các chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ. Nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn.
Những thiếu sót, vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị chứng minh của chứng cứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những căn cứ kết luận hành vi phạm tội của bị cáo.
Mới đây, trong cuộc trò chuyện với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Loan (mẹ của Hồ Duy Hải) đặc biệt nhắc tới tên bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, với một sự kính trọng, biết ơn vì đã giúp đỡ gia đình trong quá trình kêu oan.
Theo đó, bà Lê Thị Nga là người theo khá sát vụ việc này, bà từng thể hiện quan điểm trên nghị trường, trực tiếp đến hiện trường vụ án và vào trại giam gặp Hồ Duy Hải.
Ngày 20/1/2015, bà Nga (khi đó là Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Quốc hội) đã có bản kiến nghị về việc xem xét kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải.
Tiếp đến, ngày 20/3/2015, Đoàn giám sát của Quốc hội có phiên thảo luận một số vụ án hình sự phức tạp về tình hình oan sai, tại phiên này, bà Nga chia sẻ nhận định rằng chính những sai sót nghiêm trọng trong tố tụng là nguyên nhân làm phức tạp vụ án Hồ Duy Hải.
Trái với ý kiến của các cơ quan tố tụng mà như Chánh án TAND Tối cao khi trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 13/3/2015 cho rằng không có căn cứ kháng nghị thì bà Nga nêu quan điểm: Phải xem hai bản án kết tội Hồ Duy Hải có đủ căn cứ không?
Theo bà Nga, những vụ án khác chỉ cần một trong 4 căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm theo luật định là có thể kháng nghị, trong khi vụ Hồ Duy Hải có đầy đủ cả 4 căn cứ: Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố hoặc xét xử; có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự
Mẹ Hồ Duy Hải tin con trai sẽ được trả tự do. Ảnh: Đình Việt
Bà Nga phân tích: Vụ án Hồ Duy Hải có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra vụ án, thể hiện ở vi phạm nghiêm trọng về khám nghiệm hiện trường và quy định về thu thập, đánh giá chứng cứ, thiếu sót trong trưng cầu giám định.
Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa không đầy đủ, không làm rõ được những mâu thuẫn trong vụ án. Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, chứng cứ ngoại phạm của Hải chưa được xem xét, đánh giá kỹ dẫn đến kết luận trong bản án về thời gian Hải có mặt ở Bưu điện Cầu Voi là chưa thuyết phục.
Kết luận trong bản án sai với kết luận giám định. Bản án phúc thẩm phản ánh không đúng về phiên tòa sơ thẩm. Bản án kết luận dựa trên sự "suy diễn chết người" của kết luận điều tra và cáo trạng.
Một điểm nữa, theo bà Nga là cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đều lựa chọn sử dụng những chứng cứ có lợi trong việc buộc tội, mà không phản ánh trung thực, khách quan những chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội.
Từ đó bà đưa ra kiến nghị: Đây là vụ án rất nghiêm trọng, được dư luận quan tâm, bản án lại đưa đến việc tước đoạt mạng sống của một con người, cần xem xét lại một cách thật thận trọng, để có thể hoàn toàn yên tâm có đủ căn cứ kết tội.
Ông Phạm Xuân Thường, khi đó là Ủy viên Ủy ban Tư pháp cũng chia sẻ quan điểm: Các cơ quan điều tra rất sai sót trong quá trình thu thập chứng cứ. "Nhưng chính vì những sai sót trong quá trình thu thập chứng cứ mà chúng ta cầm gậy đập vào chân mình. Vì chúng ta gian dối, đưa các chứng cứ giả vào mới dẫn đến vụ án phức tạp như thế này", ông Thường cũng kiến nghị xem xét lại thật kỹ vụ án này.
Một ủy viên khác của Ủy ban Tư pháp khi đó là ông Nguyễn Văn Hiến có ý kiến: "Không có chứng cứ trực tiếp nào để kết tội Hồ Duy Hải. Các bản án kết tội chỉ căn cứ vào lời khai của Hải. Nghiên cứu cả quá trình qua các lần khai của Hồ Duy Hải, tôi thấy rất nghi ngờ. Những cái đáng nhẽ không nhớ thì lại kể rất chi tiết, những cái cần nhớ thì mãi sau này mới thấy có hướng lái cho phù hợp với biên bản hiện trường. Nên tôi cho là chưa có căn cứ vững chắc để kết tội".
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp lúc đó là ông Nguyễn Văn Hiện cũng nhận định những sai sót nghiêm trọng trong thu thập chứng cứ, đặc biệt là những chứng cứ ban đầu, là điểm chung giữa vụ án Hồ Duy Hải với hầu hết các vụ án đang gây bức xúc trong dư luận mà đoàn giám sát đặt ra để xem xét.
Chưa dừng lại, ngày 12/2/2018, bà Lê Thị Nga lúc này là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội tiếp tục kiến nghị với Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án.
Số phận tử từ Hồ Duy Hải sẽ ra sao sau 3 ngày nữa? Chuyên gia pháp lý cho biết, sau khi phiên giám đốc thẩm xem xét lại vụ án kết thúc thì sẽ có các phán quyết với Hồ Duy Hải. Như đã thông tin, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mở phiên xử giám đốc thẩm xem xét vụ án Hồ Duy Hải bị tuyên tử hình về tội Giết người và Cướp...