Em gái ông Kim Jong-un đã kết hôn và gia nhập chính trường
Truyền thông Hàn Quốc ngày 30/10 khẳng định, bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đã kết hôn với một quan chức làm việc cho đơn vị bí mật “Phòng 39″, và gia nhập hàng ngũ lãnh đạo tại nước này.
Bà Kim Yo-jong (vòng tròn đỏ)
Thông tin được tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đăng tải, dẫn lời một doanh nhân người Hàn Quốc đang sống tại Trung Quốc vừa trở về từ Triều Tiên.
Chuyện kết hôn của Kim Yo-jong có lẽ không có gì ngạc nhiên về mặt tuổi tác, nhưng thời điểm kết hôn cũng như danh tính của chồng cô Kim vẫn còn là bí ẩn.
Do người Triều Tiên có truyền thống kết hôn vào các dịp lễ kỷ niệm, không loại trừ khả năng Kim Yo-jong đã tổ chức đám cưới vào dịp thành lập đảng Lao Động Triều Tiên hôm 10/10, hoặc ngày độc lập 9/9, một giám đốc trung tâm nghiên cứu Triều Tiên nhận định.
Kim Yo-jong được tin là đang nắm một vị trí quan trọng trong chính phủ, do được xếp ở thứ bậc cao hơn thứ trưởng Bộ truyền thông trong một cuộc họp của trung ương đảng Lao Động hồi tháng 4 vừa qua.
Video đang HOT
Chồng của Kim có thể là một cố vấn cho ông Kim Jong-un, tương tự như vị trí tường được ông chú dượng Jang Sung-taek nắm giữ, trước khi bị xử tử hồi cuối năm ngoái.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết họ có nghe tin đồn về cuộc hôn nhân, nhưng vẫn chưa thể xác thực nó.
John Everard, cựu đại sứ Anh tại Bình Nhương cho biết, Kim Yo-jong có khả năng đã được giao quản lý đất nước trong thời gian 40 ngày ông Kim vắng mặt vừa qua.
Michael Madden, một cộng tác viên của trang tin về giới lãnh đạo Triều Tiên NK Leadership Watch cho biết, Kim Yo-jong là người duy nhất có thể tự do gặp ông Kim, do đó không có gì ngạc nhiên nếu người này được trao vị trí quyền lãnh đạo.
Giới lãnh đạo Triều Tiên thường chia sẻ quyền lực trong nội bộ gia đình và họ hàng, trong khi Kim Yo-jong đã gia nhập hàng ngũ lãnh đạo trung ương của nước này, Kongdan Oh, một chuyên gia Đông Á tại Viện Brookings cho biết.
Thanh Tùng
Theo Want China Times
Những vụ tấn công rung chuyển chính trường Canada
Vụ nã đạn tại tòa nhà Quốc hội Canada hôm qua không phải là vụ tấn công duy nhất từng nhằm vào cơ sở của chính quyền và các chính khách nước này.
Tháng 9/2012, một vụ tấn công xảy ra tại nhà hát Metropolis, Montreal, nơi tân Thủ hiến tỉnh Quebec vào thời điểm đó, Parti Quebecois đang thực hiện bài phát biểu chiến thắng trước những người ủng hộ. Người đàn ông che mặt được xác định là Richard Henry Baindùng một khẩu súng trường bán tự động giết chết một kỹ thuật viên sân khấu và làm bị thương một người khác. Tên này sau đó còn cố gắng đốt cháy tòa nhà bằng bom xăng. Cảnh sát Montreal nhanh chóng ngăn chặn và bắt giữ kẻ tấn công. Trong ảnh là khung cảnh khi các nhân viên an ninh vây quanh để bảo vệ bà Quebecois. Ảnh: AFP
Tháng 4/1989, Charles Yacoub cướp một chiếc xe buýt, khống chế tài xế, buộc người này lái xe đến khu tòa nhà Quốc hội Canada và bắn vài phát súng vào cửa sổ. Yacoub giữ các hành khách trên xe làm con tin. Tên này cuối cùng đầu hàng sau 5 giờ căng thẳng. Yacoub tuyên bố hắn hành động thay mặt cho một nhóm gọi là Mặt trận Giải phóng Christian Lebanon, tuy nhiên các quan chức Canada sau đó cho biết nhóm này không tồn tại. Ảnh: Ottawa Citizen
Tháng 10/1988, do rối loạn tinh thần vì vợ cũ tái hôn, người đàn ông có tên Robert Crawford đã nổ súng tại cơ quan lập pháp tỉnh Alberta. Crawford mong muốn bị giết chết trong cuộc đấu súng, tuy nhiên hắn chỉ bị thương và bị cảnh sát bắt giữ. Giới chức sau đó phát hiện nhiều viên đạn Crawford sử dụng là đạn rỗng. Vụ việc khiến một sĩ quan bị thương. Trong ảnh là cảnh nhân viên y tế di chuyển Crawford ra khỏi hiện trường vụ sả xúng. Ảnh: Edmontonjournal
Tháng 5/1984, cựu quân nhân Canada, hạ sĩ Denis Lortie (phải) xả súng tại cơ quan lập pháp tỉnh Quebec và thề sẽ tiêu diệt chính quyền. Hắn giết chết ba người và làm bị thương 13 người. Một nhân viên bảo vệ quốc hội sau đó thuyết phục được Lortie đầu hàng. Bác sĩ tham gia vào công tác điều tra vụ việc phát hiện Lortie mắc chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng. Ảnh: CBC
Tháng 10/1970, nhóm ly khai có tên Mặt trận Giải phóng Quebec bắt cóc Phó Thủ hiến tỉnh Quebec, Pierre Laporte, và ra yêu sách đòi chính quyền thả 23 tù nhân chính trị để đổi lấy tự do của ông. Thủ tướng Canada vào thời điểm đó Pierre Elliott Trudeau áp đặt tình trạng thiết quân luật để truy tìm nhóm bắt cóc. Thi thể của Laporte được phát hiện 7 ngày sau khi vụ bắt cóc xảy ra. Những kẻ bắt cóc sau đó bị bắt giữ và kết án từ 20 năm tù cho đến tù chung thân với tội danh giết người. Ảnh: Lapresse
Một tay súng được xác định là Michael Zehaf-Bibeau hôm qua nã đạn trong tòa nhà Quốc hội Canada. Thủ tướng Stephen Harper được sơ tán đến nơi an toàn. Vụ tấn công khiến một quân nhân 24 tuổi thiệt mạng. Ông Harper khẳng định đây là hành động khủng bố và tuyên bố sẽ không để các phần tử này hoành hành tại Canada. Ảnh:Reuters
Phương Vũ
Tổng hợp
Marina Silva ngôi sao mới trên chính trường Brazil Đảng Xã hội Brazil (PSB) đã đề cử bà Marina Silva làm ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 10 sắp tới, sau khi ông Eduardo Campos, ứng cử viên của đảng, thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ngày 13/8. Ứng cử viên tổng thống của đảng PSB Marina Silva - Ảnh: AP Đảng PSB đã đề cử...