Em gái đang khóc ngằn ngặt đòi mẹ, anh trai 2 tuổi đã nhanh trí nghĩ ra cách dỗ em hiệu quả tức thì
Cách dỗ em nín khóc của cậu bé phát huy hiệu quả ngay lập tức, người mẹ nhìn thấy cảnh tượng của 2 anh em mà cũng ấm lòng.
Nhiều gia đình hiện nay chọn sinh con gần nhau, biết là vất vả nhưng sinh gần cũng có nhiều thuận lợi như bố mẹ còn trẻ, có ông bà trông con giúp… Đi kèm với đó là những chuyện dở khóc dở cười như anh chị em tranh giành, đánh nhau… Ngoài những lúc đó ra thì dù cách nhau ít tuổi nhưng anh em trong nhà vẫn có những khoảnh khắc yêu thương, chăm sóc nhau rất tình cảm khiến các bố mẹ ấm lòng.
Mới đây, một bà mẹ Trung Quốc đã chia sẻ hình ảnh anh trai mới 2 tuổi đã biết dỗ em nín khóc bằng chiêu rất thông minh. Cậu bé đang xem tivi còn bên cạnh là em gái mới sinh còn ít tháng tuổi đang nằm ngủ, bà mẹ thì đi dọn dẹp nhà cửa ở phòng khác. Đột nhiên, bé gái tỉnh giấc gào khóc nức nở. Anh trai dù mới 2 tuổi nhưng đã rất nhanh trí, cậu bé không vội gọi mẹ vào mà tìm cách xoa dịu em khóc.
Cậu bé đang chăm chú xem tivi thì thấy em gái khóc nức nở.
Ban đầu, người mẹ tưởng con lớn lấy tay che miệng em lại nhưng vài giây sau liền “đứng hình” khi thấy con trai duỗi ngón tay ra và đưa vào miệng cho em gái mút. Ngay lập tức, bé gái nín khóc.
Cách dỗ em nín khóc của bé trai khiến cư dân mạng không ngừng xuýt xoa khen cậu bé thông minh: “Thật đáng ghen tị!”, “Thông minh quá”, “Lớn lên sẽ chiều em lắm đây”… Thực tế., trẻ sơ sinh dễ dàng được xoa dịu khi được bú mút, dù là bú mẹ, ngậm ti giả hay có ngậm ngón tay. Thế nên rất dễ hiểu khi cô em gái đã lập tức nín khóc sau khi được anh đưa ngón tay vào miệng. Cảnh tượng ấy cũng khiến bà mẹ vô cùng hạnh phúc vì con trai rất ra dáng anh cả, biết chăm sóc em.
Bé gái lập tức nín khóc.
Qua câu chuyện này có thể thấy các bố mẹ dù sinh dày nhưng nếu có sự chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là chuẩn bị tâm lý cho con lớn thì việc chăm sóc, nuôi con cũng không quá vất vả.
1. Sinh con thứ, trẻ sẽ có anh có em
Các gia đình có 2 con trở lên luôn thừa nhận rằng từ khi sinh con thứ, không khí gia đình lúc nào cũng vui vẻ. Trẻ sẽ không còn cảnh lủi thủi chơi một mình. Mỗi lần ra ngoài chơi, trẻ cũng có anh, chị, em để chơi cùng.
Video đang HOT
2. Trẻ biết san sẻ việc chăm em với bố mẹ
Trong các gia đình có con thứ hai, con lớn sẽ dần học cách chăm sóc em cho dù chúng còn ít tuổi. Trẻ dường như ý thức được “sứ mệnh” của mình và có ham muốn được chăm sóc, được san sẻ tình yêu thương với em.
Ngoài ra, khi có kế hoạch sinh con thứ 2, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
1. Không bao giờ thiên vị con nào, luôn cố gắng đối xử công bằng
Mặc dù rất khó để hoàn toàn công bằng khi đối xử với các con nhưng trẻ nhỏ rất nhạy cảm, vì thế bất cứ sự thiên vị nào của bố mẹ dù nhỏ nhất cũng dễ khiến trẻ bị tổn thương và làm sứt mẻ tình cảm giữa các con.
Là cha mẹ, bạn phải luôn để con cái cảm nhận được tình yêu thương của mình. Nhiều gia đình thường tập trung vào con nhỏ mới chào đời mà thờ ơ, thiếu sự quan tâm dành cho con lớn. Điều đó sẽ khiến con lớn lo lắng, hụt hẫng và nghĩ rằng em đã đánh cắp mất bố mẹ của mình. Chú ý đến cảm xúc của trẻ là việc tối quan trọng!
2. Hãy để con lớn tham gia vào việc chăm sóc em nhỏ
Ngay từ khi mẹ mang bầu con thứ, bố mẹ hãy nói chuyện, khơi gợi sự tò mò của con lớn về em nhỏ đang trong bụng mẹ. Cả những trải nghiệm thú vị xảy ra trong thai kỳ như những cú đạp của con, mẹ hãy cho con lớn đặt tay lên bụng mẹ cảm nhận. Việc làm này sẽ giúp xây dựng và nuôi dưỡng tình cảm anh em ngay từ khi con nhỏ chưa chào đời. Đến khi con thứ chính thức lên chức, tự nhiên, con sẽ có tình cảm, biết yêu thương, san sẻ và chăm sóc em mình.
Chứa đầy những tình tiết phi logic, liệu bố mẹ có nên cân nhắc khi cho con đọc những câu chuyện cổ tích?
Một bà mẹ đã chia sẻ quan điểm của mình lên diễn đàn mạng xã hội về việc truyện cổ tích của Andersen có thể khiến tư duy của trẻ lệch lạc.
Kể truyện cổ tích cho con nghe vốn là thói quen từ xưa của nhiều bậc phụ huynh vì có chung suy nghĩ: Truyện cổ tích là thể loại phù hợp với độ tuổi và tư duy của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mới đây, một bà mẹ Trung Quốc đã đăng tải bài viết lên diễn đàn làm cha mẹ với quan điểm trái ngược. Theo đó, bà mẹ này cho rằng truyện cổ tích của Andersen có thể khiến thế giới quan, cách nhìn nhận của con trẻ bị lệch lạc.
" Gần đây do dịch Covid-19 nên tôi chỉ có thể cho con ở nhà xem phim hoạt hình, kể những câu chuyện cổ tích và chơi đùa với con. Nhưng rồi, tôi nhận ra một loạt các câu chuyện trong quyển "Truyện cổ tích Andersen" và "Truyện cổ Grimm" có rất nhiều vấn đề cần xem lại. Sau khi tìm kiếm thêm trên Internet, tôi thấy rằng nhiều phụ huynh đồng quan điểm với tôi. Thậm chí, có bà mẹ còn tuyên bố thẳng "Sẽ không con nghe hoặc xem phim Nàng Tiên Cá".
Bà mẹ này tin rằng cốt truyện của "Nàng Tiên Cá" là hoàn toàn phi logic. "Chỉ vừa mới liếc mắt thấy Hoàng tử, nàng tiên cá đã chấp nhận đánh đổi mái tóc của mình, giọng hát của mình để được ở gần chàng. Thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ người đàn ông ấy - người không hề yêu nàng và không hề biết nàng tồn tại, thì liệu đó có được gọi là tình yêu?".
"Andersen là một người đàn ông viết truyện cổ tích nên cốt truyện hoàn toàn phi lý và gần như xem thường phụ nữ. Cái chết của Nàng Tiên Cá có thể khiến trẻ em hiểu rằng yêu một người là phải hy sinh tất cả vì người đó, kể cả tính mạng của mình". Vì vậy người mẹ này đã kêu gọi các bậc cha mẹ khác "đừng dạy con bằng những câu chuyện cổ tích".
Ngay sau khi bài viết được đăng tải, một số "bình luận viên" cho rằng người mẹ này nhạy cảm quá mức và tước đoạt đi cơ hội được trải nghiệm những câu chuyện cổ tích của con. Song, đại đa số ý kiến đều ủng hộ quan điểm này.
"Tôi có con gái nên tôi hiểu rằng trước tiên phải dạy con cách yêu thương bản thân mình. Mặc dù tình yêu là cao đẹp nhưng đừng dạy con phải đánh đổi mạng sống để giành lấy. Trên đời này, ngoài tình yêu thương của cha mẹ ra, không tình cảm nào cần phải trả giá đắt như thế", một người dùng mạng chia sẻ.
Không chỉ ở Trung Quốc mà ở Anh, các bà mẹ cũng lo lắng không kém trước những ảnh hưởng tiêu cực của truyện cổ tích. Một người mẹ đã nộp đơn yêu cầu trường học không đưa truyện "Người đẹp ngủ trong rừng" vào giảng dạy. Bởi nó có chứa thông tin về việc lạm dụng tình dục không phù hợp với trẻ em. "Tại sao công chúa lại đồng ý lấy một người xa lạ và để yên cho họ hôn mình khi chưa được phép. Hành vi của hoàng tử có phải là đang quấy rối tình dục không?", người mẹ ghi trong lá đơn.
Trên thực tế, những câu chuyện cổ tích kinh điển do Andersen và Anh em nhà Grimm tạo ra luôn tồn tại rất nhiều kẽ hở. Bởi nếu đi sâu vào cốt truyện, bố mẹ sẽ nhận ra không có công chúa hay hoàng tử nào "bình thường" cả.
Bạch Tuyết dù bị lừa dối bao nhiêu lần vẫn không rút ra được bài học. Dù bị thợ săn đưa vào rừng hay phải sống chung và làm việc nhà cho các chú lùn, cô vẫn không hề tỏ ý phản kháng, mà sẵn sàng chấp nhận sự sắp đặt của số phận. Thậm chí, khi một bà già lạ mặt đưa cho quả táo, cô cũng không ngần ngại cầm lấy ăn. Rồi khi tỉnh dậy và nhận được lời cầu hôn của vị hoàng tử lần đầu gặp mặt, cô cũng gật đầu không lưỡng lự.
Nếu Bạch Tuyết là một cô gái "ngây thơ đến mức ngớ ngẩn", thì hoàng tử lại càng vô lý hơn. Làm sao mà người đàn ông ấy lại sẵn sàng hôn lên một "xác chết"?
Chưa hết, câu chuyện "Nàng công chúa và hạt đậu" thậm chí còn phi lý hơn. Truyện kể về một hoàng tử muốn lấy vợ nhưng rất kén chọn. Anh ta đi khắp thế giới và gặp rất nhiều công chúa, nhưng hoàng tử luôn cảm thấy rằng những cô gái này không phải là công chúa thực sự, bởi ở họ luôn có những điều khiến anh không hài lòng. Một đêm nọ, có một công chúa đến lâu đài xin ngủ lại. Hoàng tử muốn xem cô có phải là công chúa thực sự không, nên đã đặt một hạt đậu trên giường công chúa rồi lấy hai mươi tấm đệm đặt chồng lên. Ngày hôm sau, công chúa phàn nàn rằng có thứ gì đó ở dưới đệm khiến cô không ngủ được. Cuối cùng, hoàng tử chọn cô làm vợ vì cho rằng cô mới chính là công chúa!
"Các cô gái ạ, cho dù đối phương là ai thì họ cũng không có quyền xem thường bạn. Ví như trong chuyện Công chúa và hạt đậu, khi công chúa xin ngủ nhờ, điều đầu tiên hoàng tử muốn làm không phải giúp đỡ cô ấy, mà là muốn kiểm tra xem đó có thực sự là công chúa hay không? Những người như vậy, kể cả là hoàng tử, thì vẫn không nên kết hôn", một bạn đọc bình luận trên mạng xã hội.
Nhưng tiếc rằng, các công chúa trong những câu chuyện của Andersen đã mất khả năng phân định người tốt, kẻ xấu, cũng như mất khả năng tự chủ và độc lập. Họ chỉ biết chờ hoàng tử đến cứu, lấy hoàng tử và chết vì hoàng tử. Điều này rõ ràng là không phù hợp với logic của thế giới hiện tại.
Tuy nhiên, bố mẹ phải nhớ rằng hoàn cảnh lịch sử khi cho ra đời những câu chuyện cổ tích của anh em Grimm khác xa thực tại hiện nay. Tại thời điểm đó, tác giả đưa hiện thực xã hội vào từng câu chuyện nhằm miêu tả sự tàn khốc của những vụ tra tấn giết người, và ước mơ về công lý "Cái ác, sự lương thiện và quả báo".
Do đó, nếu sử dụng suy nghĩ hiện đại để giải thích những điều trong chuyện cổ tích thời xưa và cho rằng nó phi logic thì đây là một việc làm vô nghĩa. Bởi mục đích của cuối cùng của những câu chuyện này cũng chỉ là "cái thiện chiến thắng cái ác", và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp.
Chưa kể, trong một số nghiên cứu, người ta thấy rằng thế giới của trẻ em thực sự khác với thế giới của người lớn. Đối với trẻ em, truyện cổ tích là cách để các con hiểu thế giới. Và đôi khi có những chi tiết bố mẹ cho là quan trọng nhưng thực ra đối với con, nó chẳng có ý nghĩa gì.
Nên dạy con thông qua truyện cổ tích như thế nào?
Kristen Bell, diễn viên lồng tiếng của nhân vật Anna trong bộ phim Nữ hoàng băng giá, đã xem bộ phim Bạch Tuyết cùng với các con của mình. Sau đó, cô hỏi con: "Tại sao Bạch Tuyết lại ăn quả táo do phù thủy già tặng? Con sẽ không bao giờ nhận đồ của người lạ cho, phải không?".
Mọi người đều biết rằng cốt truyện kinh điển của câu chuyện cổ tích này là hoàng tử hôn công chúa đang ngủ. Kristen Bell nghĩ rằng điều đó không đơn giản, vì đó là hành vi quấy rối tình dục. Vì vậy, bà mẹ này đã nêu quan điểm và thảo luận với các con về chủ đề: " Con cảm thấy thế nào khi một người thân của con bị hôn bởi một người xa lạ mà không có sự đồng ý của người đó?".
Hay như trong chuyện "Nàng tiên cá", khi mụ phù thủy yêu cầu cô phải đổi giọng hát để lấy đôi chân, Kristen Bell đã giải thích cho con hiểu thế nào là sự trả giá.
"Khi nàng tiên cá từ bỏ giọng hát thiên thần để biến thành người, tôi đã thẳng thắn nói rằng: Theo mẹ đó là sự lựa chọn sai, bởi chính lựa chọn đó đã làm tổn thương và giết chết cô ấy. Bằng chứng là cô ấy không thể nói cho hoàng tử biết về sự tồn tại của mình, và đôi chân kia gây cho nàng tiên cá sự đau đớn như bị kim châm mỗi khi bước đi. Rồi tôi hỏi con sẽ làm gì trong trường hợp này và hai mẹ con tiếp tục thảo luận", Kristen Bell chia sẻ.
Một nhà xã hội học Trung Quốc từng nói, mỗi người có cách giải thích khác nhau về chuyện cổ tích. Khi bạn đọc chuyện cổ tích ở tuổi 13 sẽ rất khác biệt khi đọc ở tuổi 30. Có thể khi lớn lên con sẽ không nhớ nội dung nhưng chắc chắn con sẽ không bao giờ quên thời gian ngồi cạnh cha mẹ để nghe kể chuyện. Ở đó sẽ có những nàng công chúa tốt, có phù thủy xấu xa, những mối quan hệ đẹp đẽ và trên hết trẻ sẽ nhận ra được thiện ác trong thế giới thực khi được cha mẹ dẫn lối.
"Đối với trẻ em chuyện cổ tích là cuốn sách giáo khoa tốt nhất để kích thích trí tưởng tượng, đồng thời cho phép trẻ học hỏi sự thật, điều tốt đẹp trên thế giới một cách nhanh nhất", nhà xã hội học này nhấn mạnh.
Các bà mẹ Trung Quốc phẫn nộ khi con bị kỳ thị, bắt nạt chỉ vì một quan niệm sai lầm: virus corona là virus Trung Quốc "Một số trẻ còn nói với con tôi rằng mẹ của chúng không cho phép chúng chơi với con vì con mang virus", một bà mẹ bức xúc nói. Trong tâm điểm của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra, hầu như tất cả mọi người đều cập nhật thông tin, theo dõi một cách sát sao tình...